Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

Cuộc đời thượng nghị sỹ Barack Obama qua ảnh

Câu chuyện về người thượng nghị sỹ nổi tiếng của Mỹ, người có thể trở thành tổng thống Mỹ thứ 44.

Cuộc đời thượng nghị sỹ Barack Obama qua ảnh
Thượng nghị sĩ Barack Hussein Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Honolulu, Hawaii
Tên khai sinh của mẹ Obama là Stanley Ann. Sau khi học tại trường Mercer Island High School ở Washington, bà học tại đại học Hawaii nơi bà gặp bố của Obama – người đàn ông da màu có tên Barack Obama, Sr.

Obama sinh ra rại Kenya, Barack Obama Sr học kinh tế tại đại học Hawaii. Bức ảnh này được treo trên tường của nhà mẹ kế ông tại Kogelo, Kenya.

Cha mẹ của Obama, ông Barack Sr. và bà Ann Dunham kết hôn tháng 2/1961, sáu tháng sau Obama ra đời. Tuy nhiên không lâu sau đó vào năm 1964, cha mẹ Obama ly dị.

6 năm đầu đời, Obama sống tại Hawaii. Năm 1967, mẹ của ông tái hôn và gia đình chuyển đến Indonexia.

Sau khi ly dị, cha của Obama chỉ gặp con trai mình đúng 1 lần tại Hawaii vào năm 1972. Sau đó, ông trở về Kenya và làm việc cho một công ty dầu lửa liên doanh giữa Mỹ và chính phủ Kenya. Ông mất trong một tai nạn xe hơi năm 1982 ở tuổi 46.

Barack Obama chụp ảnh cùng mẹ, cha dượng và cô em gái cùng mẹ khác cha tên là Maya Soetoro khi thời gian sinh sống tại Indonesia. Năm 1974, Obama theo mẹ trở lại Hawaii để mẹ theo học cao học. Năm 1977 mẹ học xong cao học và về Indonesia với cha dượng còn Obama ở lại.

Khi mẹ Ann trở về Indonexia, Obama vẫn ở lại Hawaii và sống với ông bà ngoại. Ông cuối cùng đến học tại đại học Columbia ở New York. Bức ảnh này được chụp cùng năm đó. Bà ngoại của Obama đã qua đời một ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ ngày 04/11.
Chàng thanh niên Obama tại đại học Columbia năm 1983
Tại đại học Harvard, Obama theo học chuyên ngành luật và tốt nghiệp năm 1991.

Obama có khá nhiều họ hàng bên nội. Ông về thăm gia đình bên nội ở châu Phi khi còn là sinh viên. Obama có bốn người em cùng cha khác mẹ tại đây. Obama chụp ảnh cùng mẹ kế là Sarah Obama ở Kenya năm 1995. Giờ bà đã 86 tuổi vẫn sống ở châu Phi. Ảnh chụp trước nhà của bà.

Barack gặp vị hôn thê của mình vào cuối những năm 1980 khi cả hai cùng làm việc tại công ty luật danh tiếng Sidley & Austin tại Chicago. Họ kết hôn năm 1992. Bức ảnh được chụp trong kỳ giáng sinh tại Hawaii.
Gia đình Obama. Hai cháu nhỏ là Malia 10 tuổi và Sasha 7 tuổi.
Thành công trên con đường chính trị. Ông có trở thành tổng thống Mỹ thứ 44 không?

Theo Time, AP, Reuters


Bạn thích ai là tổng thống Mỹ thứ 44? Theo bạn ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này?




Barack Hussein Obama, John McCain

0


John McCain, Barack Hussein Obama

0


Barack Hussein Obama, Barack Hussein Obama

1


John McCain, John McCain

0





Sign in to vote

Cuộc đời thượng nghị sỹ Barack Obama qua ảnh

Câu chuyện về người thượng nghị sỹ nổi tiếng của Mỹ, người có thể trở thành tổng thống Mỹ thứ 44.

Cuộc đời thượng nghị sỹ Barack Obama qua ảnh
Thượng nghị sĩ Barack Hussein Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Honolulu, Hawaii
Tên khai sinh của mẹ Obama là Stanley Ann. Sau khi học tại trường Mercer Island High School ở Washington, bà học tại đại học Hawaii nơi bà gặp bố của Obama – người đàn ông da màu có tên Barack Obama, Sr.

Obama sinh ra rại Kenya, Barack Obama Sr học kinh tế tại đại học Hawaii. Bức ảnh này được treo trên tường của nhà mẹ kế ông tại Kogelo, Kenya.

Cha mẹ của Obama, ông Barack Sr. và bà Ann Dunham kết hôn tháng 2/1961, sáu tháng sau Obama ra đời. Tuy nhiên không lâu sau đó vào năm 1964, cha mẹ Obama ly dị.

6 năm đầu đời, Obama sống tại Hawaii. Năm 1967, mẹ của ông tái hôn và gia đình chuyển đến Indonexia.

Sau khi ly dị, cha của Obama chỉ gặp con trai mình đúng 1 lần tại Hawaii vào năm 1972. Sau đó, ông trở về Kenya và làm việc cho một công ty dầu lửa liên doanh giữa Mỹ và chính phủ Kenya. Ông mất trong một tai nạn xe hơi năm 1982 ở tuổi 46.

Barack Obama chụp ảnh cùng mẹ, cha dượng và cô em gái cùng mẹ khác cha tên là Maya Soetoro khi thời gian sinh sống tại Indonesia. Năm 1974, Obama theo mẹ trở lại Hawaii để mẹ theo học cao học. Năm 1977 mẹ học xong cao học và về Indonesia với cha dượng còn Obama ở lại.

Khi mẹ Ann trở về Indonexia, Obama vẫn ở lại Hawaii và sống với ông bà ngoại. Ông cuối cùng đến học tại đại học Columbia ở New York. Bức ảnh này được chụp cùng năm đó. Bà ngoại của Obama đã qua đời một ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ ngày 04/11.
Chàng thanh niên Obama tại đại học Columbia năm 1983
Tại đại học Harvard, Obama theo học chuyên ngành luật và tốt nghiệp năm 1991.

Obama có khá nhiều họ hàng bên nội. Ông về thăm gia đình bên nội ở châu Phi khi còn là sinh viên. Obama có bốn người em cùng cha khác mẹ tại đây. Obama chụp ảnh cùng mẹ kế là Sarah Obama ở Kenya năm 1995. Giờ bà đã 86 tuổi vẫn sống ở châu Phi. Ảnh chụp trước nhà của bà.

Barack gặp vị hôn thê của mình vào cuối những năm 1980 khi cả hai cùng làm việc tại công ty luật danh tiếng Sidley & Austin tại Chicago. Họ kết hôn năm 1992. Bức ảnh được chụp trong kỳ giáng sinh tại Hawaii.
Gia đình Obama. Hai cháu nhỏ là Malia 10 tuổi và Sasha 7 tuổi.
Thành công trên con đường chính trị. Ông có trở thành tổng thống Mỹ thứ 44 không?

Theo Time, AP, Reuters


Bạn thích ai là tổng thống Mỹ thứ 44? Theo bạn ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này?




Barack Hussein Obama, John McCain

0


John McCain, Barack Hussein Obama

0


Barack Hussein Obama, Barack Hussein Obama

1


John McCain, John McCain

0





Sign in to vote

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

Thời kỳ quá độ lên CNXH?


10:49' 21/03/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì?" Bài viết của cựu chiến binh Vũ Minh Trực. Với tinh thần "tôn trọng ý kiến khác biệt", chúng tôi đăng tải bài viết này. Đây không phải là ý kiến VietNamNet, mời bạn đọc tham gia tranh luận.

Sau khi đọc bài của GS Nguyễn Đức Bình tôi thật sự cảm ơn GS đã nói đúng những trăn trở về tinh thần của hàng triệu đảng viên, của cả những người không còn sinh hoạt Đảng như tôi, cũng như 80 triệu dân Việt Nam trong và ngoài nước (Có quốc tịch hoặc không có quốc tịch). Đó là:

1) Chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa nữa hay không? Có thể có con đường nào khác phù hợp hơn?

2) Bản chất Đảng có gì thay đổi?

3) Có nên cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, cho phép kết nạp cả những nhà tư bản tư nhân vào Đảng hay không?



GS gọi 3 vấn đề trên là “then chốt”. Theo tôi, câu hỏi đầu tiên còn có ý nghĩa bao quát cho hai câu dưới. Tôi không phải nhà lý luận, nhưng cũng xin trao đổi với giáo sư một vài suy nghĩ nông cạn về câu hỏi này:

Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì? (Sau đây được viết tắt TKQĐ).

Bản chất của TKQĐ là Chuyên chính vô sản! Nghĩa là giai đoạn giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền sẽ tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất từ giai cấp tư sản, xoá bỏ triệt để tàn dư phong kiến, tích luỹ cơ sơ vật chất để xây dựng XHCN bằng những biện pháp chuyên chính vô sản! (Bản chất là: Dùng bộ máy chính quyền cưỡng bức.)

TKQĐ chính là sự khác biệt giữa học thuyết của C. Mác và của V. Lê-nin.

Có thể khẳng định TKQĐ không có trong học thuyết C. Mác!

Không ai có thể khẳng định được: Nếu C. Mác sống đến thời V. Lê-nin thì ông có đồng ý luận điểm đó không? Và có đồng ý ghép học thuyết của mình vào với học thuyết của Lê nin để gọi chung là học thuyết Mác - Lê nin, để trở thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin?

Còn TKQĐ đã được thực hiện ở nước ta từ năm 1975 ra sao?

Sau 1975, Đảng ta xác định Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chúng ta đã tuyên bố với mọi người rằng: Việt nam bắt đầu “Thời kỳ quá độ” thông qua việc đổi tên Đảng, đổi tên nước mà chính Bác Hồ đã đặt!

Suốt 2 kỳ Đại hội Đảng (IV và V), chúng ta đã làm đúng theo luận điểm của Lê-nin về Thời kỳ quá độ! Kết quả 10 năm ra sao thì không cần nêu lại, chúng ta đều đã biết.

Có thể khẳng định: Đó là thất bại của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước thời kỳ từ 1975-1985!

Thời kỳ này có thể nói gọn trong tổng kết của Đại hội Đảng VI bằng 3 từ “Duy ý chí” (Thực chất là sai lầm).

Sau Đại hội VI, công cuộc “Đổi mới” bắt đầu. Đất nước ta giống như cánh đồng hạn gặp mưa. Đổi thay từng giờ, từng phút và có thể nói cả từng giây. Những ngày tháng của thời “Duy ý chí” gần như chỉ còn trong truyện cổ tích nào đó...

Chúng ta đã làm gì mà “kỳ diệu” vậy? (Tôi dùng từ này không quá!)

Có một sự thật trớ trêu là:

Những việc làm “Đổi mới” của Đảng ta lại khác hẳn với học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ, thậm chí đi ngược hẳn!

Ví dụ: Trong nông nghiệp: hầu như các HTX nông nghiệp và nông trường quốc doanh tan rã, trả lại ruộng cho nông dân. Trong công nghiệp: cổ phần hoá các nhà máy và công ty nhà nước, khuyến khích tư nhân làm giầu không giới hạn, bắt tay với tư bản nước ngoài…

Có thể tổng kết Cách mạng Việt Nam từ sau khi thống nhất năm 1975 đã xuất hiện một vấn đề rất lớn là:

1)Thời kỳ từ 1975 – 1985: Thời kỳ “Duy ý chí”

Đảng ta thực hiện đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước chậm phát triển, dân đói khổ…!

2)Thời kỳ từ 1985 đến nay: Thời kỳ “Đổi mới”

Đảng ta thực hiện không đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước phát triển, dân giầu lên…!

Rõ ràng: Thực tiễn Cách mạng Việt Nam đã xuất hiện mâu thuẫn rất lớn:

Lý luận Cách mạng mâu thuần với Thực tiễn Cách mạng.

Cùng lúc đó “Thành trì chủ nghĩa xã hội sụp đổ!”

Những người đảng viên chúng tôi làm sao mà không dao động trước sự kiện “kinh thiên động địa” đó? Sự dao động là có cơ sở vì:

1) Theo học thuyết của C. Mác thì những nước lạc hậu như chúng ta không thể tiến lên CNXH được mà phải qua giai đoạn phát triển Tư bản!

2) Theo Lê-nin thì những nước như chúng ta sẽ tiến lên CNXH không qua con đường phát triển Tư bản mà bằng TKQĐ! Với điều kiện có phe XHCN làm hậu thuẫn! (Lê-nin đã tạo ra điều kiện này cho chúng ta!)

3) Những ai đã tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác – Lê nin, vào con đường đi lên CNXH không phải vì học thuyết đó viết hay mà chính vì: Có cái để mà tin là nó đã đúng (Và có thể sẽ đúng) bằng thực tiễn tồn tại của Liên Xô hùng cường. Trước khi Liên Xô sụp đổ, nếu có ai đó còn hoài nghi về đường lối, chúng ta chỉ việc dùng Liên Xô làm “bằng chứng” là xong…!

Tôi nghĩ: GS. Nguyễn Đức Bình chắc đã không biết bao nhiêu lần giảng và tâm đắc bởi điều này?

Mâu thuẫn lớn nói trên và Liên Xô sụp đổ là nguyên nhân chính gây ra mọi “rắc rối”. Bởi khi lý thuyết không đúng thực tiễn thì chắc chắn phải “Nói một đàng, làm một nẻo”.

Lý luận đã mâu thuẫn thực tiễn! Và sự vận động của thực tiễn đã vượt quá tầm của các nhà lý luận của Đảng ta. Họ đã không thể đưa ra được một lý giải nào thỏa đáng cho sự biến đổi của thực tiễn.

Đáng lẽ các nhà lãnh đạo và các nhà lý luận phải làm nổi việc giải thích đó một cách cặn kẽ, hết sức khoa học, bằng những cuộc sinh hoạt (Tranh luận một cách dân chủ) về sự kiện “kinh thiên động địa” đó, thì họ lại im lặng “đáng sợ” hoặc giải thích một cách phiến diện, mơ hồ, hầu như đó chỉ là “một tai nạn” nhỏ nào đó… (Có thể do trình độ, có thể do chủ nghĩa bảo thủ, giáo điều, hoặc sự né tránh để đạt mục đích cá nhân…)

Rõ ràng chúng ta đã một lần nữa không dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết thấu đáo những vướng mắc về tư tưởng trong Đảng ta!

(Tôi nói một lần nữa bởi: Chúng ta đều đã tôn vinh hết lời nào là “đúng đắn” “sáng suốt”... sau Đại hội IV, Đại hội V, vậy mà đến Đại hội VI chúng ta cho là “Duy ý chí”.)

Lý luận mâu thuẫn thực tiễn thì chắc chắn không chỉ dẫn đến “nói một đàng,làm một nẻo” và còn đến những hiện tượng như GS. Nguyễn Đức Bình đã nêu: “... Một số cán bộ, thậm chí trung cao cấp, xem ra có mặc cảm, ngượng ngùng khi phải nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lê nin...” hoặc “... Khi không thể không nói chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lê nin, họ nó nhưng thực ra trong bụng không tin...” LÀ TẤT YẾU! Bởi GS hiểu hơn ai hết: Thực tiễn là chân lý!

Theo tôi thấy: GS nói “một số” là chưa thật đúng! Phải nói “rất nhiều” mới đúng!

Tôi nghĩ GS Nguyễn Đức Bình trách họ cũng là để tự trấn an mình thôi? Một nhà lý luận lớn như GS làm sao không giật mình khi thấy “lý thuyết đúng” mà bị thực tiễn chối bỏ phũ phàng như vậy? Cho đến bây giờ GS vẫn né tránh vấn đề này trong bài viết của mình! Bởi tại sao GS chỉ nói nguyên nhân “trực tiếp” việc Liên Xô sụp đổ mà không nói “nguyên nhân cơ bản” (Thứ mà đảng viên cần).

Tôi có thể khẳng định rằng: Chắc GS không thể đủ lý luận làm thầy về chủ nghĩa Mác-Lê nin cho Goóc-ba-chốp; En-xin; và cả Pu-tin được! Vậy tại sao họ lại từ bỏ CNXH?

Tôi nghĩ: Nếu không có “Cải tổ” chắc sẽ không có “Đổi mới”. Bởi nếu “Đổi mới” xuất hiện chúng ta sẽ như Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968!

Tôi là một cán bộ trung cấp của quân đội đã nghỉ hưu. Là một đảng viên đã tự động nghỉ sinh hoạt Đảng 16 năm để khỏi mang tiếng “Đảng viên bóc lột”. (Bố tôi là cố Thượng tướng Vũ Lập nguyên Ủy viên Trung ương khoá 4, 5, 6 và là một trong 34 chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên. Mẹ tôi cũng là đảng viên, bà còn là một trong 3 nữ chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên). Là con trong một gia đình cách mạng, được đào tạo cơ bản và đã là một người cộng sản, làm sao những người như chúng tôi lại không cảm thấy trăn trở trước vận mệnh của Đảng ta?

Nhưng nghĩ cho cùng thì Đảng cũng chỉ là đứa con của dân tộc Việt nam! Đất nước này,dân tộc này mãi mãi sẽ không quên những cống hiến vĩ đại của Đảng. Nhưng liệu Đảng còn ghi tiếp những chiến công vĩ đại hơn vào lịch sử dân tộc trong tương lai hay không?

Đó thật sự là một câu hỏi mà Đại hội X của Đảng phải trả lời được!

GS Nguyễn Đức Bình nói đó là vấn đề “sống còn” quả là không sai! Một khi đây là vấn đề “sống còn” thì chúng ta không thể để cho một cá nhân hoặc một nhóm người nào trong Đảng quyết định được! Nó phải được coi là chương trình nghị sự chính của Đại hội Đảng X!

Đây là vấn đề đường lối, làm cho đất nước phát triển hay tụt hậu! Nên ta không sợ thiếu thời gian để tranh luận! Nếu chưa đủ thời gian chuẩn bị ta có thể lùi Đại hội lại nhằm tìm ra con đường “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”!

  • Vũ Minh Trực

106/6 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời kỳ quá độ lên CNXH?


10:49' 21/03/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì?" Bài viết của cựu chiến binh Vũ Minh Trực. Với tinh thần "tôn trọng ý kiến khác biệt", chúng tôi đăng tải bài viết này. Đây không phải là ý kiến VietNamNet, mời bạn đọc tham gia tranh luận.

Sau khi đọc bài của GS Nguyễn Đức Bình tôi thật sự cảm ơn GS đã nói đúng những trăn trở về tinh thần của hàng triệu đảng viên, của cả những người không còn sinh hoạt Đảng như tôi, cũng như 80 triệu dân Việt Nam trong và ngoài nước (Có quốc tịch hoặc không có quốc tịch). Đó là:

1) Chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa nữa hay không? Có thể có con đường nào khác phù hợp hơn?

2) Bản chất Đảng có gì thay đổi?

3) Có nên cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, cho phép kết nạp cả những nhà tư bản tư nhân vào Đảng hay không?



GS gọi 3 vấn đề trên là “then chốt”. Theo tôi, câu hỏi đầu tiên còn có ý nghĩa bao quát cho hai câu dưới. Tôi không phải nhà lý luận, nhưng cũng xin trao đổi với giáo sư một vài suy nghĩ nông cạn về câu hỏi này:

Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt nam bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy Thời kỳ quá độ là gì? (Sau đây được viết tắt TKQĐ).

Bản chất của TKQĐ là Chuyên chính vô sản! Nghĩa là giai đoạn giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền sẽ tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất từ giai cấp tư sản, xoá bỏ triệt để tàn dư phong kiến, tích luỹ cơ sơ vật chất để xây dựng XHCN bằng những biện pháp chuyên chính vô sản! (Bản chất là: Dùng bộ máy chính quyền cưỡng bức.)

TKQĐ chính là sự khác biệt giữa học thuyết của C. Mác và của V. Lê-nin.

Có thể khẳng định TKQĐ không có trong học thuyết C. Mác!

Không ai có thể khẳng định được: Nếu C. Mác sống đến thời V. Lê-nin thì ông có đồng ý luận điểm đó không? Và có đồng ý ghép học thuyết của mình vào với học thuyết của Lê nin để gọi chung là học thuyết Mác - Lê nin, để trở thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin?

Còn TKQĐ đã được thực hiện ở nước ta từ năm 1975 ra sao?

Sau 1975, Đảng ta xác định Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chúng ta đã tuyên bố với mọi người rằng: Việt nam bắt đầu “Thời kỳ quá độ” thông qua việc đổi tên Đảng, đổi tên nước mà chính Bác Hồ đã đặt!

Suốt 2 kỳ Đại hội Đảng (IV và V), chúng ta đã làm đúng theo luận điểm của Lê-nin về Thời kỳ quá độ! Kết quả 10 năm ra sao thì không cần nêu lại, chúng ta đều đã biết.

Có thể khẳng định: Đó là thất bại của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước thời kỳ từ 1975-1985!

Thời kỳ này có thể nói gọn trong tổng kết của Đại hội Đảng VI bằng 3 từ “Duy ý chí” (Thực chất là sai lầm).

Sau Đại hội VI, công cuộc “Đổi mới” bắt đầu. Đất nước ta giống như cánh đồng hạn gặp mưa. Đổi thay từng giờ, từng phút và có thể nói cả từng giây. Những ngày tháng của thời “Duy ý chí” gần như chỉ còn trong truyện cổ tích nào đó...

Chúng ta đã làm gì mà “kỳ diệu” vậy? (Tôi dùng từ này không quá!)

Có một sự thật trớ trêu là:

Những việc làm “Đổi mới” của Đảng ta lại khác hẳn với học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ, thậm chí đi ngược hẳn!

Ví dụ: Trong nông nghiệp: hầu như các HTX nông nghiệp và nông trường quốc doanh tan rã, trả lại ruộng cho nông dân. Trong công nghiệp: cổ phần hoá các nhà máy và công ty nhà nước, khuyến khích tư nhân làm giầu không giới hạn, bắt tay với tư bản nước ngoài…

Có thể tổng kết Cách mạng Việt Nam từ sau khi thống nhất năm 1975 đã xuất hiện một vấn đề rất lớn là:

1)Thời kỳ từ 1975 – 1985: Thời kỳ “Duy ý chí”

Đảng ta thực hiện đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước chậm phát triển, dân đói khổ…!

2)Thời kỳ từ 1985 đến nay: Thời kỳ “Đổi mới”

Đảng ta thực hiện không đúng học thuyết Lê-nin về Thời kỳ quá độ. Kết quả: Đất nước phát triển, dân giầu lên…!

Rõ ràng: Thực tiễn Cách mạng Việt Nam đã xuất hiện mâu thuẫn rất lớn:

Lý luận Cách mạng mâu thuần với Thực tiễn Cách mạng.

Cùng lúc đó “Thành trì chủ nghĩa xã hội sụp đổ!”

Những người đảng viên chúng tôi làm sao mà không dao động trước sự kiện “kinh thiên động địa” đó? Sự dao động là có cơ sở vì:

1) Theo học thuyết của C. Mác thì những nước lạc hậu như chúng ta không thể tiến lên CNXH được mà phải qua giai đoạn phát triển Tư bản!

2) Theo Lê-nin thì những nước như chúng ta sẽ tiến lên CNXH không qua con đường phát triển Tư bản mà bằng TKQĐ! Với điều kiện có phe XHCN làm hậu thuẫn! (Lê-nin đã tạo ra điều kiện này cho chúng ta!)

3) Những ai đã tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác – Lê nin, vào con đường đi lên CNXH không phải vì học thuyết đó viết hay mà chính vì: Có cái để mà tin là nó đã đúng (Và có thể sẽ đúng) bằng thực tiễn tồn tại của Liên Xô hùng cường. Trước khi Liên Xô sụp đổ, nếu có ai đó còn hoài nghi về đường lối, chúng ta chỉ việc dùng Liên Xô làm “bằng chứng” là xong…!

Tôi nghĩ: GS. Nguyễn Đức Bình chắc đã không biết bao nhiêu lần giảng và tâm đắc bởi điều này?

Mâu thuẫn lớn nói trên và Liên Xô sụp đổ là nguyên nhân chính gây ra mọi “rắc rối”. Bởi khi lý thuyết không đúng thực tiễn thì chắc chắn phải “Nói một đàng, làm một nẻo”.

Lý luận đã mâu thuẫn thực tiễn! Và sự vận động của thực tiễn đã vượt quá tầm của các nhà lý luận của Đảng ta. Họ đã không thể đưa ra được một lý giải nào thỏa đáng cho sự biến đổi của thực tiễn.

Đáng lẽ các nhà lãnh đạo và các nhà lý luận phải làm nổi việc giải thích đó một cách cặn kẽ, hết sức khoa học, bằng những cuộc sinh hoạt (Tranh luận một cách dân chủ) về sự kiện “kinh thiên động địa” đó, thì họ lại im lặng “đáng sợ” hoặc giải thích một cách phiến diện, mơ hồ, hầu như đó chỉ là “một tai nạn” nhỏ nào đó… (Có thể do trình độ, có thể do chủ nghĩa bảo thủ, giáo điều, hoặc sự né tránh để đạt mục đích cá nhân…)

Rõ ràng chúng ta đã một lần nữa không dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết thấu đáo những vướng mắc về tư tưởng trong Đảng ta!

(Tôi nói một lần nữa bởi: Chúng ta đều đã tôn vinh hết lời nào là “đúng đắn” “sáng suốt”... sau Đại hội IV, Đại hội V, vậy mà đến Đại hội VI chúng ta cho là “Duy ý chí”.)

Lý luận mâu thuẫn thực tiễn thì chắc chắn không chỉ dẫn đến “nói một đàng,làm một nẻo” và còn đến những hiện tượng như GS. Nguyễn Đức Bình đã nêu: “... Một số cán bộ, thậm chí trung cao cấp, xem ra có mặc cảm, ngượng ngùng khi phải nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lê nin...” hoặc “... Khi không thể không nói chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lê nin, họ nó nhưng thực ra trong bụng không tin...” LÀ TẤT YẾU! Bởi GS hiểu hơn ai hết: Thực tiễn là chân lý!

Theo tôi thấy: GS nói “một số” là chưa thật đúng! Phải nói “rất nhiều” mới đúng!

Tôi nghĩ GS Nguyễn Đức Bình trách họ cũng là để tự trấn an mình thôi? Một nhà lý luận lớn như GS làm sao không giật mình khi thấy “lý thuyết đúng” mà bị thực tiễn chối bỏ phũ phàng như vậy? Cho đến bây giờ GS vẫn né tránh vấn đề này trong bài viết của mình! Bởi tại sao GS chỉ nói nguyên nhân “trực tiếp” việc Liên Xô sụp đổ mà không nói “nguyên nhân cơ bản” (Thứ mà đảng viên cần).

Tôi có thể khẳng định rằng: Chắc GS không thể đủ lý luận làm thầy về chủ nghĩa Mác-Lê nin cho Goóc-ba-chốp; En-xin; và cả Pu-tin được! Vậy tại sao họ lại từ bỏ CNXH?

Tôi nghĩ: Nếu không có “Cải tổ” chắc sẽ không có “Đổi mới”. Bởi nếu “Đổi mới” xuất hiện chúng ta sẽ như Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968!

Tôi là một cán bộ trung cấp của quân đội đã nghỉ hưu. Là một đảng viên đã tự động nghỉ sinh hoạt Đảng 16 năm để khỏi mang tiếng “Đảng viên bóc lột”. (Bố tôi là cố Thượng tướng Vũ Lập nguyên Ủy viên Trung ương khoá 4, 5, 6 và là một trong 34 chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên. Mẹ tôi cũng là đảng viên, bà còn là một trong 3 nữ chiến sĩ Giải phóng quân đầu tiên). Là con trong một gia đình cách mạng, được đào tạo cơ bản và đã là một người cộng sản, làm sao những người như chúng tôi lại không cảm thấy trăn trở trước vận mệnh của Đảng ta?

Nhưng nghĩ cho cùng thì Đảng cũng chỉ là đứa con của dân tộc Việt nam! Đất nước này,dân tộc này mãi mãi sẽ không quên những cống hiến vĩ đại của Đảng. Nhưng liệu Đảng còn ghi tiếp những chiến công vĩ đại hơn vào lịch sử dân tộc trong tương lai hay không?

Đó thật sự là một câu hỏi mà Đại hội X của Đảng phải trả lời được!

GS Nguyễn Đức Bình nói đó là vấn đề “sống còn” quả là không sai! Một khi đây là vấn đề “sống còn” thì chúng ta không thể để cho một cá nhân hoặc một nhóm người nào trong Đảng quyết định được! Nó phải được coi là chương trình nghị sự chính của Đại hội Đảng X!

Đây là vấn đề đường lối, làm cho đất nước phát triển hay tụt hậu! Nên ta không sợ thiếu thời gian để tranh luận! Nếu chưa đủ thời gian chuẩn bị ta có thể lùi Đại hội lại nhằm tìm ra con đường “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”!

  • Vũ Minh Trực

106/6 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

Khủng hoảng tài chính: Thế giới, Đông Nam Á, và Việt nam

Bài Viết được đăng tải trên Minhbien.org, các bạn có biết trang này bao giờ chưa. Số lượng bài viết không nhiều lắm nhưng người viết thường là dân chuyên môn sâu. Trong hoàn cảnh hiện nay thì kinh ́ tà̀i chính là́n đề mà nhiều người quan tâm hằng ngày. Bài viết dưới đây có nhiều thuật ngữ chuyên môn không phải ai cũng hiểu được nếu không tra từ điển, nhưng dù không tra từ điển thì cũng biết được thêm nhiều điều. Mitdac sửa lỗi một số̃i chính tả tiếng Việt ...

Giới thiệu: Bài tổng hợp này do Chiphe (aka Chiphe3, Chiphe8) viết rải rác trong một số comments gần đây về kinh tế thế giới và Việt nam. Tựa do Minh Biện đặt.

ĐỊA CHẤN TÍN DỤNG VÀ BÃO TÁP SUY THOÁI

Ngày 6/10 sẽ tiếp tục đi vào lịch sử kinh tế thế giới như một trong những ngày tồi tệ nhất. Tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới sụt giảm một cách thê thảm. Chỉ số DJI của Mỹ tụt xuống dưới 10.000 điểm. Trong ba tiếng đầu, DJI mất gần 800 điểm, nhưng vào những giờ cuối đã lấy lại được một chút phong độ, tuy nhiên cũng không đưa DJI lên được trên mức 10.000.

Tất cả các thị trường châu Á sụt giảm ít nhất là 4%, với Jakarta là gần 10%. Úc và NZ đều có chung số phận với 5% sụt giảm. Nga vẫn tiếp tục có những địa chấn lớn trên 10%. Châu Mỹ La tinh gần tâm chấn ở Mỹ hiển nhiên là phải gánh chịu hậu quả với 5 % lao dốc. Ngày thứ hai đi vào lịch sử chứng khoán Châu Âu như là ngày tồi tệ nhất trong vòng 20 năm trở lại đây với đà lao dốc không phanh tốc độ đến gần 9%. Cùng lúc các thông tin về kinh tế vĩ mô của tháng 9 cũng tràn ngập màu sắc bi quan. Tăng trưởng của Mỹ trong quý 4 được revised lại là -1%, Nhật 0.3%, Châu Âu -1%.

Tin tức ảm đạm tràn ngập các trang báo. CNN, BCC, Blomberg news dành gần hết thời gian để đăng tải tin về khủng hoảng. Khi chỉ số DJI tụt xuống dưới 10.000, có thể nghe thấy rất rõ tiềng ồ lên thất vọng từ sàn chứng khoán phố Uôn. Cuộc điều trần của Lehman Brosthers tại QH Mỹ dường như đổ thêm dầu vào lửa với những lời lẽ buộc tội gay gắt của các nghị sĩ với lòng tham không đáy của các CEO. Sự hoảng sợ lan tràn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tại tâm chấn Mỹ thì sự hoảng sự dường như được kiềm chế hơn là ở các nơi xa địa chấn như Châu Á, Nga, và Châu Âu.

Có thể thấy một điều rất rõ là Mỹ hành động luôn quyết đoán và mạnh mẽ trong khủng hoảng. Cái này tôi đã nhận thấy từ lâu và đã nhận xét nhiều lần. Nếu phải mất gần một năm Nhật mới thông qua được bailout để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng tài chính những năm 80 thì Mỹ chỉ mất hai tuần. Nếu Châu Âu, với một đồng tiền chung, vẫn phải đối phó chật vật theo tính chất piece-meal với khủng hoảng bằng cách bailout và quốc hữu hóa từng ngân hàng một khi bị sụp, thì Mỹ chủ động thông qua một mother bailout làm trọn gói luôn và đỡ phải chạy theo từng ngân hàng khi sụp.

Mỹ còn mạnh tay hơn châu Âu khi hôm qua FED tuyên bố tăng gấp đôi số tiền TAF (Term Auction Facility ) lên đến 900 tỉ đô la để khuyến khích các ngân hàng cho vay.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bailout của Mỹ được thông qua đúng thời cơ. Nếu nói được thông qua hai tuần trước đây ngay khi TED đề nghị thì có lẽ sẽ không có cái thứ hai tồi tệ như ngày hôm qua. Chỉ một ngày chậm là thị trường đã khác đi rất nhiều vì hiện nay thị trường tài chính bị điều khiển bởi fear factor là chính và nếu chậm một ngày thì fear factor sẽ bị priced-in into stocks and business plan và cứ thế lan rộng.

Fear factor dường như tác động mạnh hơn ở thị trường Châu Á. Bất chấp sự lành mạnh và tinh thanh khoản cao ở các nước CÁ, các hedge funds dường như đã quá tay khi xả hàng ồ ạt, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu và commodity market vì họ dự đoán nhu cầu ở các thị trường lớn như CÂu và Mỹ sẽ giảm và vì vậy tăng trưởng trong các ngành này ở CÁ sẽ giảm. Với sự xả hàng ào ạt như vậy, về thực chất là thị trường chứng khoáng CÁ nói chung là oversold. Đây là thời điểm tốt để mua vào vì các fundemetals của các nước CÁ như TQ, Ấn độ, kể cả Việt Nam là tốt. Fear factor đã có tác đông quá đà.

Cái đáng lo ngại ở thị trường tài chính tiền tệ CÁ là sự phá giá của đồng nội tệ trong giai đoạn ngắn hiện nay khi chương trình bailout 700 tỉ chưa thực sự được thực hiện. Mỹ hiện nay, thay vì trở thành nơi in tiền cho toàn bộ thế giới, đã biến thành một nam châm hút tiền khổng lồ.

Do bên bờ vực phá sản, các chi nhánh ngân hàng, công ty của Mỹ và Châu Âu co cụm vốn về nước. Tỉ lệ guarantee cho người gửi tăng lên đến 250.000 cũng khiến đồng đô la kéo từ mọi nơi về Mỹ vì đây chỗ trú ẩn an toàn hơn so với các nơi, nhất là châu Á khi khoản bảo đảm tiền gửi không thể bao bằng Mỹ. Ngoài ra, các TED bills cũng là option an toàn cho dù với lãi xuất thấp. Vì vậy, bất chấp lãi xuất thấp và khả năng FED sẽ hạ tiếp lãi xuất khiến lãi xuất của Mỹ sẽ thấp nhất trong G-7, sau Nhật, thì đồng đô la vẫn tiếp tục bị hút về Mỹ.

Trong khi đó, một số nước đang phát triển tăng cường mua đô la đẻ cũng cố dự trữ ngoại tệ của mình. Điều này dẫn đến nghịch lý là trong khi Mỹ bị khủng hoảng thì đô la lại lên giá so với các đồng nội tệ khác (nếu so với vàng, đô la vẫn bị mất giá).

Hôm qua đồng đô la lên giá mạnh nhất trong vòng 8 tháng. Các nước CÁ bị tác động rất mạnh. Điển hình là Hàn quốc khi ngân hàng trung ương phải tung hàng tỉ đô la để giữ cho đồng nội tệ khỏi bị phá giá quá mức.

Vì vậy, trong cơn địa chấn này, những hành động quá mạnh của Mỹ tạo ra một cơn lốc cuốn đồng đô la ào ào về Mỹ, khiến các đồng nội tệ khác sụt giá thảm hại. Đây là nét đặc thù của khủng hoảng lần này.

Cơn lốc này cũng xuất hiện ở Châu Âu khi do thiếu sự phối hợp đồng bộ, một số ngân hàng TW có bảo lãnh tiền gửi cao hơn, và vì vậy, người gửi ở các nước thành viên khác ào ạt gửi tiền vào những nơi có bảo lãnh tiền gửi cao.

Lại một lần nữa nó đặt ra vấn đề phối hợp giữa các ngân hàng trung ương và chính phủ. Điều đáng buốn là đề nghị của TTg Pháp về một cuộc họp thượng đỉnh CÂu sau đó mở rộng ra toàn cầu bị Đức bác bỏ.

Cho dù một cuộc họp thượng đỉnh hoặc một cuộc họp khẩn cấp như vậy có thể chưa đem lại điều gì về vật chất để đối phó với khủng hoảng. Nhưng ít nhất nó gửi đi một tín hiệu về quyết tâm của các nước hành động trong một concerted maner rather than piece-meal efforts at the expense of others.

Trong bối cảnh trên, cuộc họp thường niên IMF-World Bank tại Mỹ ngày 10-13 October và cuộc họp G-7 bên lề ngày 10 October sẽ là nơi lý tưởng để toàn bộ các ngân hàng trung ương thế giới ra một tuyên bố chung/chính sách chung về khủng hoảng toàn cầu. Đây cũng là thời điểm để Mỹ và các nước G-7 chứng minh cho thế giới vai trò lãnh đạo kinh tế của họ. Câu hỏi cũng đặt ra là cơ chế giám sát kinh tế toàn cầu hiện nay có hợp lý không vì khủng hoảng này cho thấy toàn bộ các cơ chế giám sát toàn cầu đã không hoạt động gồm IMF hay G-7. IMF có điều kiện về pháp lý vì là tổ chức toàn cầu nhưng lại không đủ uy tín và lực. Trong khi G-7 có uy tín, có lực, thì lại thiếu vắng những nền kinh tế quan trọng như TQ, Brazil, Ấn Độ, và Nga.

BÃO SUY THOÁI ĐÃ VÀO KHU VỰC ĐNA

Quay trở lại trong khu vực ĐNA. Bão đã tràn vào trong khu vực. Indonesia lại là nước hứng chịu đầu tiên. Tuy nhiên, khác với năm 1997, các nền kinh tế ASEAN ở trong tình trạng sẵn sàng đối phó với điều kiện tốt hơn hẳn. Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng TW đủ mạnh để đập tan bất cứ speculative attack nào. Không những thế, cơ chế hoán đổi ASEAN+3 cũng là một hàng rào phòng thủ tiếp theo tạo điều kiện cho các nước đương đầu với khủng hoảng. Nhìn chung, real economy vẫn hoạt động tốt, không bị ảnh hưởng. Individial wealth ít bị tác động vì thế domestic consumptino là mạnh. Khu vực ĐNA không có các buble lớn như BDS, chứng khoán. Một số nước với buble như Signapore, Việt Nam, Thái Lan thì đã ở trong giai đoạn cuối, đó là các ngân hàng đã có thời gian chuẩn bị để đối phó. Tóm lại, buble BDS và chứng khoán của khu vực đã được xì ra từ đầu năm. Các buble này cũng không tác động đến real economy và individual wealth. Nói cách khác, tác động của BDS và CK lên các nền kinh tế DNA là hạn chế và chỉ một số người bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nguy cơ lớn nhất với các nước ĐNA vẫn là lạm phát, nội tệ mất giá. Tuy nhiên, với các nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như Việt Nam, cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay khiến commodity prices giảm nhiều, trong đó có xăng dầu, đã khiến các yếu tố kéo lạm phát giảm rất nhiều.

Một điểm thuận lợi nữa của ĐNA là các nhà đầu tư lớn như Nhật, EU đã nhắm vào khu vực và lên chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới. Trong ĐNA, Nhật nhằm mạnh nhất vào Việt Nam. Chiến lược đầu tư vào Việt Nam của Nhật là nhất quán từ CP cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái của Nhật rất rõ ràng và kiên quyết. Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật re-allocate sản xuất của họ. Sắp tới sẽ có thể diễn ra những thương vụ M&A lớn ở Nhật và ở Việt Nam trong chiến lược đầu tư của Nhật. Hôm qua, Nhật cũng sát nhập JICA và JBIC vào thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của quỹ này cũng là nhắm vào DNA, trong đó có Việt Nam vì chiến lược đầu tư của Nhật bao giờ cũng đi kèm với sự đổ bộ dọn đường của ODA.

Nói rộng ra, trong lúc khủng hoảng diễn ra từng ngày từng giờ, rất cần có sự phối hợp giữa các nước thì chưa bao giờ nội bộ ASEAN lại bấn loạn như bây giờ. Nói cách khác, ASEAN đang có một cuộc khủng hoảng chính trị. Xung đột Thái Lan và Lào (?-MD) đã dẫn đến những cuộc đụng độ vũ trang có đổ máu. Nội bộ Thái Lan tiếp tục chìm trong biểu tình bạo lực. Tranh chấp quần đảo Saba giữa Phillipines và Malaysia lại bùng phát. Chính phủ Philippines cấm toàn bộ máy bay bay qua không phận của Philippines đến Saba.

Đây là một việc hết sức đáng buồn. Vào năm 1997 khi khủng hoảng tài chính xảy ra, ASENA đã có cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp để bàn cách đối phó, và đã đẻ ra sáng kiến Chiang Mai initiative về thỏa thuận hoán đổi. Năm 2003 khi đại dịch SARS bùng nổ, ASEAN đã phản ứng rất nhanh cũng với một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp do Thái Lan triệu tập. Kết quả là một chương trình hành động và một quỹ được thành lập.

Hiện nay ASEAN đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng từ bên ngoài tràn vào. Cho dù fundementals của các nước ASEAN là hoàn toàn lành mạnh, tuy nhiên với một cuộc khủng hoảng có thể nói là the mother of all economic crisis như hiện nay thì ASEAN phải có ứng phó kịp thời.

Tuy nhiên, các nước lãnh đạo của ASEAN đang bị các mâu thuẫn chính trị giằng xé cả trong lẫn ngoài. Thậm chí cuộc họp cấp cao ASEAN năm nay, đáng ra dự kiến tổ chức ở Thái Lan, biết đâu lại phải dời đến Việt Nam. Với điều kiện chính trị bất ổn như hiện nay ở Thái Lan từ nay đến cuối năm (trong nước thì bạo lực, ngoài nước thì tranh chấp biên giới) thì không biết Thái Lan có tổ chức được không.

Nếu không thì sẽ phải đến lượt Việt Nam vì theo trật tự alphabetical order. Nhìn đi nhìn lại thì trong ASEAN hiện nay, có lẽ Việt Nam tạm thời là nơi tương đối bình yên giữa biển trời xáo động này.

Trong sự thiếu vắng một nước đưa ra các sáng kiến hợp tác khu vực để đối phó với khủng hoảng, nên chăng Việt Nam có một sáng kiến gì đó trong lúc này. Tất nhiên các bác CP hiện nay chắc cũng đang bấn lên rồi hơi đâu mà sáng kiến. Nhưng nếu làm được vẫn có lợi, cho dù chỉ là một đề nghị để ít nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam vẫn là nơi tương đối an toàn.

VIỆT NAM SẼ BỊ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Rất khó dự đoán một cách chính xác trên cơ sở đo đếm được tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính của Mỹ với Việt Nam.

Thứ nhất, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô, các chỉ số kinh tế đều đã được ổn định, thặng dư tài khóa là khoảng 1.5% trên GDP, thu ngân sách tăng 10%,thâm hụt thương mại được giảm,FDI tăng gần gấp đôi, nợ nước ngoài ở mức an toàn (30% GDP), dự trữ ngoại hối tăng, lạm phát có xu hướng giảm….Tóm lại là tổng cán cân thanh toán của Việt Nam hiện nay ở mức an toàn (Toàn bộ số liệu được lấy ở các báo cáo Outlook của WB, ADB, Bloomberg)

Thứ hai, nguy cơ chính của kinh tế việt nam vẫn là lạm phát, và nguy cơ này vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2009. Lạm phát của việt nam là do cả hai yếu tố bên ngoài (cost push) và bên trong (demand-pull).

Nếu căn cứ trên hai yếu tố đó để dự đoán thì cost push sẽ giảm trong năm 2009 do giá dầu trên thế giới giảm. Vào đầu năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động nên sẽ tiếp tục làm giảm bớt gánh nặng lên ngân sách và hạn chế yếu tố cost-push với lạm phát.

Yếu tố hai là demand-pull cũng đã và sẽ tiếp tục bị hạn chế vì với lãi xuất cao, nguồn vốn trôi nổi bị hút vào ngân hàng làm giảm chi tiêu.

Tất nhiên đồng nghĩa với lạm phát giảm là tăng trưởng giảm, không thể một mặt vừa chống lạm phát và một mặt lại duy trì tăng trưởng được. Dự đoán tăng trưởng của Viêt Nàm là 6.5% trong năm 2009. Con số QH đặt ra 7% là ảo tưởng.

Trong ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ thì tăng trưởng trong công nghiệp là sụt giảm mạnh nhất, tiếp theo là nông nghiệp. Dịch vụ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Sự sụt giảm tăng trưởng trong các lĩnh vực là nhất quán với sự sụt giảm tăng trưởng chung của toàn quốc.

Thứ ba, về trung hạn và dài hạn cái đáng lo ngại nhất với kinh tế việt nam là SMEs, sương sống và động lực phát triển kinh tế. Cần có cái hiểu đúng về SMEs. Nếu phân theo lao động, DN nhỏ là DN có lao động dưới 200 lao động. DN vừa là DN có lao động từ 200 đến 1000. DN lớn là trên 1000.

Hầu hết các DN nhỏ Việt Nam, và một phần DN vừa đã không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kể từ trước trước đây rất nhiều năm chứ không phải đợi đến khi lãi xuất tăng đến hơn 20% như hiện nay họ mới gặp khó khăn. Vì vậy, quan điểm rằng các DN nhỏ và vừa của Viêt Nam gặp khó khăn vì gần đây nhà nước tăng lãi xuất là chưa chính xác lắm.

Trong vòng 10 năm qua, vấn đề tiếp cận SMEs tiếp cận nguồn vốn ngân hàng luôn là vấn đề gây tranh cãi rất lớn ở Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ trước đây đã ít có hỗ trợ với các SMEs. Ngay cả ngân hàng phát triển nông thôn cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để hỗ trợ SMEs. Vì vậy cách đây hai năm, NGHH Việt Nam đã tập trung xây dựng một điều luật để hỗ trợ SMEs.

Nguồn vốn chính của SMEs từ trước tới nay vẫn là các informal funding sources, một số từ các tổ chức phi chính phủ. Ỏ đây tôi không bàn sâu về vấn đề này vì có ít liên quan đến chủ đề đang được đề cập. Tuy nhiên, nói như vậy để thấy ý kiến cho rằng việc tăng lãi xuất để hạn chế lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nhiều SMEs là không chính xác vì bản thân SMEs đã chịu cảnh thiếu vốn từ hàng chục năm nay rồi.

Cái tác động mạnh nhất với SMEs không phải là lãi suất mà là lạm phát. Thông thường thị trường của các SMEs là thị trường trong nước. Đầu ra và đầu vào của SMEs đều phụ thuộc vào giá cả trong nước là chính vì họ ít xuất khẩu. Vì vậy, nếu lạm phát tăng thì SMEs sẽ hứng chịu tác động nhiều nhất và sẽ phải đóng cửa nhiều nhất.

Với các DN có trên 1000 lao động, thì thường được đánh giá là có credit worthiness vì vậy họ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Đây mới là các DN bị ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là các DN tư nhân có số lượng CN trên 1000 ở Việt Nam là không nhiều so với các SMEs. Vì vậy tác động về mặt lao động sẽ ít và hạn chế hơn so với SMEs.

Từ điểm phân tích trên, cho ta thấy nếu lấy chỉ số lao động làm chỉ số chính để so sánh tác động của lạm phát và lãi xuất cao thì ta sẽ thấy rất rõ là lạm phát sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến SMEs hơn rất nhiều so với lãi xuất. Vì bản thân SMEs đã chịu cảnh thiếu vốn trong hàng chục năm nay và nếu lạm phát tăng thì họ sẽ phải đóng cửa hàng loạt, chứ không phải lãi suất tăng.

Một điểm khác nữa với phần nhiều lao động của SMEs với các DN lớn là phần lớn các lao động là seasonal workers. Thu nhập của họ là sự kết hợp giữa salaried work và sản xuất nông nghiệp vì phần lớn họ còn ruộng. Do vậy, kể cả trong trưởng hợp phần salaried work của họ bị giảm, họ vẫn duy trì được earnings from farm work.

Do vậy, nếu trọng tâm ưu tiên của Việt Nam để bảo vệ người lao động trong thời gian crisis và ermgency này thì là các DN tư nhân lớn, công nhân ở các LD với nước ngoài, và thậm chí cả công nhân các tập đoàn nhà nước.

Thứ tư, quả bóng BDS của Việt Nam đã được xì hơi. Điểm may mắn ở đây là nó được xì hơi rất sớm, chứ nếu nó nổ vào thời điểm này thì là điều đáng ngại. Tháng 9 và tháng 10 hiện nay là thời điểm dân BDS gọi là giải chấp. Hàng loạt dự án BDS sẽ bị bán ra. Các ngân hàng dính vào vụ BDS này hiển nhiên là gặp khó khăn chồng chất rồi. Tỉ lệ nợ BDS là khoảng 30%. Tuy nhiên, đây sẽ là một soft landing vì thị trường BDS và các ngân hàng đã có hơn 6 tháng để factor-in các tác động của nó.

--------------------------

IS PANICK BOTTOMING?

Câu hỏi đặt ra bây giờ không phải là khi nào thì khủng hoảng tín dụng chạm đáy. Câu hỏi bây giờ là khi nào thì sự sợ hãi sẽ chạm đáy? Đâu là giới hạn của sự sợ hãi?

Khi sự sợ hãi đã bắt đầu lan ra thì các chính sách đối phó dù có hợp lý đến đâu cũng sẽ bị vô hiệu hóa vì tâm lý bầy đàn sẽ phá bỏ tất cả các gì là hợp lý và tất cả sẽ chen lấn nhau để ra khỏi thị trường. Hậu quả là một free fall hay market crash là không tránh khỏi.

Cái chúng ta đang chứng kiến từ ba tuần nay là sự chạy đua với sự sợ hãi. Không phải vô cớ mà ngay sau khi Leaham Bros sụp đổ, Paulson chỉ đủ thời gian để nộp ba trang proposal về bailout. Ông biết rằng thời gian lúc này là sự sống còn. Chỉ cần chậm một ngày là sự sợ hãi sẽ vượt lên, sẽ ngự trị, sẽ đẩy toàn bộ thị trường tài chính vào khủng hoảng và nền kinh tế vào cơn suy thoái không tiền khoáng hậu, thậm chí có thể tồi tệ hơn cả Đại suy thoái 1930.

Nhưng QH Mỹ không thấy được điều này. Họ tranh cãi và đã làm chậm bailout mất hai tuần. Sau hai tuần, họ có được một bailout proposal gần 500 trang, và một free fall đúng như tôi đã nói trong bức thư ngỏ của tôi trong Update 3. Họ đã đổi một proposal 3 trang để có thể cứu vãn được tình thế bằng một proposal 500 trang với những gì đang diễn ra.

Hai tuần đã đủ để sự sợ hãi lan tràn và ngự trị Wall Street, tràn sang Main Streets, biến từ áp thấp thành bão tràn vào Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, kể cả Châu Phi, nơi hầu như không có nền kinh tế. Trung Đông cũng không thoát được ảnh hưởng của bão.

Dường như toàn bộ nền kinh tế thế giới đang bị sự sợ hãi thống trị và làm tê liệt. Thị trường chứng khoán đổ ào ào theo hiệu ứng đôminô. Nền kinh tế đầu tiên sụp đổ lại là một nền kinh tế phát triển, Iceland.

Trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì sự sợ hãi đến mất lý trí vẫn luôn là nguyên nhân chính làm sụp bất cứ thể chế kinh tế nào, cho dù mạnh như Mỹ. Thế nhưng, trong nền kinh tế hiện đại của thế kỷ 21, sự sợ hãi không chỉ là yếu tố tâm lý, nó chính là yếu tố vật chất để gây ra khủng hoảng.

Toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đại, toàn bộ hệ thống tài chính hiện đại là dựa trên lòng tin. Từ trước năm 1972, đồng tiền được bảo lãnh bởi vàng. Sau năm 1972, tiền tệ thế giới được bảo lãnh bằng đô la Mỹ. Đô la Mỹ được bảo lãnh bằng vàng trong Fed và được bảo lãnh bằng toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Tại Mỹ, đô la được bảo lãnh bởi các assets, đó là các trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, hợp đồng nợ, hợp đồng tương lai, hợp đồng thế chấp…..tóm lại, trong một thế giới tài chính hiện đại, đô la không được bảo lãnh bởi vàng và tài sản cố định, mà là được bảo lãnh bởi lòng tin thông qua các hình thức nói trên vì tất cả trái phiếu, cổ phiếu, hợp đồng nợ, hợp đồng tương lai, hợp đồng thế chấp….là nằm trong tương lai. Tóm lại, Bản Vị Vàng được thay thế bởi BẢN VỊ LÒNG TIN.

Khi lòng tin còn, các assets còn giá trị. Khi các assets còn giá trị, đô la còn giá trị. Khi đô la còn giá trị, các đồng tiền khác còn giá trị. Với suy luận tương tự như vậy, bạn có thể hình dung nếu lòng tin không còn. Lúc đó, các assets chỉ là giấy vụn. Đô la không được bảo đảm và từ đó đô la sẽ mất giá, dẫn đến các đồng tiền khác cũng mất giá và cứ thế lao vào vòng xoáy.

Mỹ và các nước phát triển đã mất hai tuần để hành động và để áp thấp biến thành bão. Trước khi bão biến thành cuồng phong có lẽ một nỗ lực mạnh hơn nữa ở cấp độ toàn cầu là không thể tránh khỏi để cứu toàn bộ thành quả kinh tế của nhân loại không bị trận cuồng phong cuốn phăng đi. Tôi đã kêu gọi một lần cùng trong update 3 rằng đã đến lúc thế giới phải đoàn kết và liên hiệp lại để đối mặt với cuộc khủng hoảng lòng tin này. Nếu Bản Vị Lòng Tin bị mất, toàn bộ các đồng tiền sẽ hoàn toàn mất giá và toàn bộ nền kinh tế thế giới không tránh khỏi bị cuồng phong quét sạch.

Các nước G-7 đã có đợt cắt lãi suất đồng loạt. Nhưng chưa đủ. Những biện pháp sau là cần làm ngay ở cấp độ toàn cầu:

Thứ nhất, cần phải có một đợt cắt giảm lãi suất mạnh hơn nữa và đồng bộ hơn nữa.

Thứ hai, cần có một bailout ở cấp độ toàn cầu, nhất là ở các nước G-7 để bơm tiền ào ạt vào các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Hiện nay, Mỹ có bailout riêng, Anh và EU có riêng, trong đó Đức lại tách ra với gói bailout riêng. Nhật cũng có bailout riêng. Nếu các NHTW phối hợp, họ có thể in tiền liên tục và bơm tiền liên tục vào hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay trong một chương trình bailout toàn cầu.

Thứ ba, tiền hành quốc hữu hóa một cách đồng bộ và ngay lập tức các ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty phá sản. Đây là hành động vẫn đang được làm rất chần chừ ở Mỹ vì sợ chỉ trích cho rằng chủ nghĩa xã hội đang thay thể chủ nghĩa tư bản. Đây hoàn toàn là các flat wrong ideaology. Vấn đề cốt tử là cứu toàn bộ nền kinh tế, còn thời gian để tranh cãi ý thức hệ thì hãy dẹp lại. Bài học hai tuần tranh cãi ý thức hệ của QH Mỹ là điển hình cho sự chậm trễ đáng chê trách.

Thứ tư, tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp do LHQ chủ trì để bàn về đối phó khủng hoảng. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ gửi một thông điệp cho toàn bộ thế giới về quyết tâm của các chính phủ hợp tác chống lại đại suy thoái thế kỷ. Cuộc họp thượng đỉnh này nên mở ra cả cho private sector tham dự để có cùng chung một hành động giữa public và private sector.

VIỆT NAM LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI BÃO

Khi có bão thì đóng cửa chặt. Có lẽ đó là câu đầy đủ nhất và có hàm ý rộng nhất. Rất may cho Việt Nam là đã phải chống bão từ đầu năm rồi. Trận bão vào Quý 1 đã khiến Việt Nam đã kịp thời áp dụng các biện pháp hợp lý để phòng vệ. Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng, lạm phát giảm, tính thanh khoản giữa các ngân hàng được tăng cường, thanh khoản của thị trường được bảo đảm, thu hẹp cán cân thâm hụt thương mại, tăng cường ngân sách nhà nước, tăng cường được dự trữ ngoại hối, kể cả vàng. Sự chao đảo của thị trường thế giới khiến giá nguyên liệu giảm cũng khiến VN dễ thở hơn và làm giảm gánh nặng ngân sách trợ cấp nguyên liệu. Các ngân hàng thương mại cũng được hỗ trợ bằng biện pháp của NHNN tăng lãi xuất gửi dự trữ bắt buộc. Điều này cũng làm các ngân hàng thương mại dễ thở hơn khi vẫn phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ.

Về các DNVVN, đây là vấn đề hóc búa. Trong bài viết trước đó tôi đã nói, vấn đề thiếu vốn ở các DNVVN này đã tồn tại từ hàng chục năm chứ không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Bản thân các NHTM cũng không hướng vào các DNVVN trong các hoạt động của mình. Vì vậy, thậm chí với lãi xuất cao, có một số DNVVN vẫn chấp nhận vay, nhưng chỉ rất ít trong số họ được vay. Ngoài ra, các DNVVN bị tác động tiêu cực từ lạm phát cao nhiều hơn là lãi xuất ngân hàng. Vì vậy, khó khăn với các DNVVN sẽ tiếp tục khi nào lạm phát vẫn cao.

Với hàng nghìn các DNVVN, một giải pháp để hỗ trợ đồng bộ là khó. Một số vấn đề sau để cân nhắc:

Thứ nhất, có phân loại các DNVVN làm xuất khẩu và các DNVVN tập trung vào sản xuất trong nước. Với các DNVVN làm xuất khẩu, hình thức hỗ trợ theo kiểu EXIM bank có thể được xem xét. Các EXIM bank này cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng trực tiếp cho các DNVVN trong xuất khẩu.

Thứ hai, khuyến khích việc mua bán sát nhập giữa các DNVVN có cùng lĩnh vực. Hình thức mua bán công ty, DN ở VN chưa phát triển. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc mua bán, sát nhập các doanh nghiệp là cần khuyến khích vì nó là hình thức khuyến khích đầu tư. Cũng như Mỹ phải vượt qua sự cản trở về ý thức hệ - đó là mối lo sợ nếu quốc hữu hóa các ngân hàng và DN thì sẽ chuyển thành XHCN – với Việt Nam, cũng cần vượt ra khỏi sự cản trở về ý thức hệ rằng nếu các DN tư nhân sát nhập thì sẽ làm kinh tế TB lớn mạnh ở Việt Nam.

Nói một cách đơn giản, nếu được khuyến khích, Bầu Đức và các đại gia khác có thể thừa sức mua hàng chục làng nghề để từ đó bơm vốn vào và vực họ dậy thành các đơn vị kinh doanh đầy tiềm năng. Nhưng cho đến nay, dường như các đại gia như Bầu Đức chưa được phép làm như vậy vì có quan điểm cho rằng họ sẽ lớn mạnh lên và trở thành các công ty tư bản khổng lồ cạnh tranh với tập đoàn kinh tế nhà nước. Có lẽ có các công ty tư bản có tránh nhiệm với xã hội còn hơn có những tập đoàn nhà nước vô trách nhiệm như kiểu EVN trả lại 13 dự án cho nhà nước. Đây là vấn đề để dịp khác sẽ bàn.

Có lẽ đây là giải pháp hữu hiệu nhất. Thay vì viết đơn lên TTg CP kêu gọi giúp đỡ. Ông Cao Sỹ Khiêm nên sàng lọc ra một danh sách các DNVVN có tiềm năng làm ăn, nhưng đang gặp khó khăn. Sau đó làm một cuộc họp với các DN tư nhân lớn cỡ như Bầu Đức, Mai Linh, Mỹ Hà, Alphanam v.v. và chào hàng cho họ để xem họ có mua không. Để làm những việc như vậy, phải có đèn xanh của CP. Các chuyên môn về M&A là hoàn toàn không khó và đặc biệt là với các DNVVN như ở Việt Nam. Tôi sẵn sang về làm tư vấn không công về vấn đề này.

Thứ ba, khuyến khích các tổ chức Phi Chính Phủ quốc tế (Non-Governmental Organizations) tập trung hỗ trợ các DNVVN. Hiện nay có khoảng gần 1000 các tổ chức NGO nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Có rất nhiều các tổ chức này đã có các dự án về micro finance để hỗ trợ cho các DNVVN. Với hàng trăm nghìn các DNVVN nằm ở phạm vi toàn quốc, hy vọng để có một chương trình tổng thể bao trùm là ảo vọng. Nếu không biết tận dụng các tổ chức NGO này thì sẽ rất phí vì họ có kinh nghiệm rất cụ thể về từng vùng họ làm. Ngoài ra, bản thân Bộ NN&PTNN cũng nên hỗ trợ việc thành lập các local NGO ở từng khu vực và trong từng lĩnh vực ngành nghề. Các local NGO này sẽ hoạt động theo hình thức độc lập và được giám sát bởi các NGO quốc tế, tuy nhiên với nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tương tự như khuyến nghị thứ ba về thành lập các local NGO, thành lập các quỹ tín dụng hỗ trợ DNVVN như kiểu quỹ Tao Yêu May (TYM). Các bạn có thể vào link này để biết thêm về quỹ này: http://www.kiva.org/about/aboutPartner?id=67. Thực ra đây là quỹ của Hội Phụ Nữ. Nhưng hoạt động rất hiệu quả với tổng số vốn là gần 150 triệu đô la và cho đến nay đã cho gần 20,000 hộ dân vay, cá thể cũng như tập thể. Những quỹ tương tự như vậy có thể thành lập ra để hỗ trợ các DNVVN.

Thực ra các biện pháp này đều có thể thực hiện được ngay. Việc thành lập các tổ chức local NGO cũng hoàn toàn là có thể làm được.

Bão hiện nay đang hoành hành bên ngoài. Trong năm tới, FDI và các nguồn vốn remittance tới Việt Nam có thể giảm. Vì vậy, việc duy trì nội lực – đó là các DNVVN – là hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt trong khi vẫn phải thắt chặt chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định vĩ mô. Nhưng thiết nghĩ Việt Nam có đủ lực và nỗ lực để có thể vượt qua cơn bão khủng khiếp này.

We are Vietnamese and we were born in a country where development is alsway crisis-led. We have the instinct to fight with crisis. We have the courage and the confidence to brave any storm regardless of how deadly it is.

God bless,

Khủng hoảng tài chính: Thế giới, Đông Nam Á, và Việt nam

Bài Viết được đăng tải trên Minhbien.org, các bạn có biết trang này bao giờ chưa. Số lượng bài viết không nhiều lắm nhưng người viết thường là dân chuyên môn sâu. Trong hoàn cảnh hiện nay thì kinh ́ tà̀i chính là́n đề mà nhiều người quan tâm hằng ngày. Bài viết dưới đây có nhiều thuật ngữ chuyên môn không phải ai cũng hiểu được nếu không tra từ điển, nhưng dù không tra từ điển thì cũng biết được thêm nhiều điều. Mitdac sửa lỗi một số̃i chính tả tiếng Việt ...

Giới thiệu: Bài tổng hợp này do Chiphe (aka Chiphe3, Chiphe8) viết rải rác trong một số comments gần đây về kinh tế thế giới và Việt nam. Tựa do Minh Biện đặt.

ĐỊA CHẤN TÍN DỤNG VÀ BÃO TÁP SUY THOÁI

Ngày 6/10 sẽ tiếp tục đi vào lịch sử kinh tế thế giới như một trong những ngày tồi tệ nhất. Tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới sụt giảm một cách thê thảm. Chỉ số DJI của Mỹ tụt xuống dưới 10.000 điểm. Trong ba tiếng đầu, DJI mất gần 800 điểm, nhưng vào những giờ cuối đã lấy lại được một chút phong độ, tuy nhiên cũng không đưa DJI lên được trên mức 10.000.

Tất cả các thị trường châu Á sụt giảm ít nhất là 4%, với Jakarta là gần 10%. Úc và NZ đều có chung số phận với 5% sụt giảm. Nga vẫn tiếp tục có những địa chấn lớn trên 10%. Châu Mỹ La tinh gần tâm chấn ở Mỹ hiển nhiên là phải gánh chịu hậu quả với 5 % lao dốc. Ngày thứ hai đi vào lịch sử chứng khoán Châu Âu như là ngày tồi tệ nhất trong vòng 20 năm trở lại đây với đà lao dốc không phanh tốc độ đến gần 9%. Cùng lúc các thông tin về kinh tế vĩ mô của tháng 9 cũng tràn ngập màu sắc bi quan. Tăng trưởng của Mỹ trong quý 4 được revised lại là -1%, Nhật 0.3%, Châu Âu -1%.

Tin tức ảm đạm tràn ngập các trang báo. CNN, BCC, Blomberg news dành gần hết thời gian để đăng tải tin về khủng hoảng. Khi chỉ số DJI tụt xuống dưới 10.000, có thể nghe thấy rất rõ tiềng ồ lên thất vọng từ sàn chứng khoán phố Uôn. Cuộc điều trần của Lehman Brosthers tại QH Mỹ dường như đổ thêm dầu vào lửa với những lời lẽ buộc tội gay gắt của các nghị sĩ với lòng tham không đáy của các CEO. Sự hoảng sợ lan tràn. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tại tâm chấn Mỹ thì sự hoảng sự dường như được kiềm chế hơn là ở các nơi xa địa chấn như Châu Á, Nga, và Châu Âu.

Có thể thấy một điều rất rõ là Mỹ hành động luôn quyết đoán và mạnh mẽ trong khủng hoảng. Cái này tôi đã nhận thấy từ lâu và đã nhận xét nhiều lần. Nếu phải mất gần một năm Nhật mới thông qua được bailout để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng tài chính những năm 80 thì Mỹ chỉ mất hai tuần. Nếu Châu Âu, với một đồng tiền chung, vẫn phải đối phó chật vật theo tính chất piece-meal với khủng hoảng bằng cách bailout và quốc hữu hóa từng ngân hàng một khi bị sụp, thì Mỹ chủ động thông qua một mother bailout làm trọn gói luôn và đỡ phải chạy theo từng ngân hàng khi sụp.

Mỹ còn mạnh tay hơn châu Âu khi hôm qua FED tuyên bố tăng gấp đôi số tiền TAF (Term Auction Facility ) lên đến 900 tỉ đô la để khuyến khích các ngân hàng cho vay.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bailout của Mỹ được thông qua đúng thời cơ. Nếu nói được thông qua hai tuần trước đây ngay khi TED đề nghị thì có lẽ sẽ không có cái thứ hai tồi tệ như ngày hôm qua. Chỉ một ngày chậm là thị trường đã khác đi rất nhiều vì hiện nay thị trường tài chính bị điều khiển bởi fear factor là chính và nếu chậm một ngày thì fear factor sẽ bị priced-in into stocks and business plan và cứ thế lan rộng.

Fear factor dường như tác động mạnh hơn ở thị trường Châu Á. Bất chấp sự lành mạnh và tinh thanh khoản cao ở các nước CÁ, các hedge funds dường như đã quá tay khi xả hàng ồ ạt, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu và commodity market vì họ dự đoán nhu cầu ở các thị trường lớn như CÂu và Mỹ sẽ giảm và vì vậy tăng trưởng trong các ngành này ở CÁ sẽ giảm. Với sự xả hàng ào ạt như vậy, về thực chất là thị trường chứng khoáng CÁ nói chung là oversold. Đây là thời điểm tốt để mua vào vì các fundemetals của các nước CÁ như TQ, Ấn độ, kể cả Việt Nam là tốt. Fear factor đã có tác đông quá đà.

Cái đáng lo ngại ở thị trường tài chính tiền tệ CÁ là sự phá giá của đồng nội tệ trong giai đoạn ngắn hiện nay khi chương trình bailout 700 tỉ chưa thực sự được thực hiện. Mỹ hiện nay, thay vì trở thành nơi in tiền cho toàn bộ thế giới, đã biến thành một nam châm hút tiền khổng lồ.

Do bên bờ vực phá sản, các chi nhánh ngân hàng, công ty của Mỹ và Châu Âu co cụm vốn về nước. Tỉ lệ guarantee cho người gửi tăng lên đến 250.000 cũng khiến đồng đô la kéo từ mọi nơi về Mỹ vì đây chỗ trú ẩn an toàn hơn so với các nơi, nhất là châu Á khi khoản bảo đảm tiền gửi không thể bao bằng Mỹ. Ngoài ra, các TED bills cũng là option an toàn cho dù với lãi xuất thấp. Vì vậy, bất chấp lãi xuất thấp và khả năng FED sẽ hạ tiếp lãi xuất khiến lãi xuất của Mỹ sẽ thấp nhất trong G-7, sau Nhật, thì đồng đô la vẫn tiếp tục bị hút về Mỹ.

Trong khi đó, một số nước đang phát triển tăng cường mua đô la đẻ cũng cố dự trữ ngoại tệ của mình. Điều này dẫn đến nghịch lý là trong khi Mỹ bị khủng hoảng thì đô la lại lên giá so với các đồng nội tệ khác (nếu so với vàng, đô la vẫn bị mất giá).

Hôm qua đồng đô la lên giá mạnh nhất trong vòng 8 tháng. Các nước CÁ bị tác động rất mạnh. Điển hình là Hàn quốc khi ngân hàng trung ương phải tung hàng tỉ đô la để giữ cho đồng nội tệ khỏi bị phá giá quá mức.

Vì vậy, trong cơn địa chấn này, những hành động quá mạnh của Mỹ tạo ra một cơn lốc cuốn đồng đô la ào ào về Mỹ, khiến các đồng nội tệ khác sụt giá thảm hại. Đây là nét đặc thù của khủng hoảng lần này.

Cơn lốc này cũng xuất hiện ở Châu Âu khi do thiếu sự phối hợp đồng bộ, một số ngân hàng TW có bảo lãnh tiền gửi cao hơn, và vì vậy, người gửi ở các nước thành viên khác ào ạt gửi tiền vào những nơi có bảo lãnh tiền gửi cao.

Lại một lần nữa nó đặt ra vấn đề phối hợp giữa các ngân hàng trung ương và chính phủ. Điều đáng buốn là đề nghị của TTg Pháp về một cuộc họp thượng đỉnh CÂu sau đó mở rộng ra toàn cầu bị Đức bác bỏ.

Cho dù một cuộc họp thượng đỉnh hoặc một cuộc họp khẩn cấp như vậy có thể chưa đem lại điều gì về vật chất để đối phó với khủng hoảng. Nhưng ít nhất nó gửi đi một tín hiệu về quyết tâm của các nước hành động trong một concerted maner rather than piece-meal efforts at the expense of others.

Trong bối cảnh trên, cuộc họp thường niên IMF-World Bank tại Mỹ ngày 10-13 October và cuộc họp G-7 bên lề ngày 10 October sẽ là nơi lý tưởng để toàn bộ các ngân hàng trung ương thế giới ra một tuyên bố chung/chính sách chung về khủng hoảng toàn cầu. Đây cũng là thời điểm để Mỹ và các nước G-7 chứng minh cho thế giới vai trò lãnh đạo kinh tế của họ. Câu hỏi cũng đặt ra là cơ chế giám sát kinh tế toàn cầu hiện nay có hợp lý không vì khủng hoảng này cho thấy toàn bộ các cơ chế giám sát toàn cầu đã không hoạt động gồm IMF hay G-7. IMF có điều kiện về pháp lý vì là tổ chức toàn cầu nhưng lại không đủ uy tín và lực. Trong khi G-7 có uy tín, có lực, thì lại thiếu vắng những nền kinh tế quan trọng như TQ, Brazil, Ấn Độ, và Nga.

BÃO SUY THOÁI ĐÃ VÀO KHU VỰC ĐNA

Quay trở lại trong khu vực ĐNA. Bão đã tràn vào trong khu vực. Indonesia lại là nước hứng chịu đầu tiên. Tuy nhiên, khác với năm 1997, các nền kinh tế ASEAN ở trong tình trạng sẵn sàng đối phó với điều kiện tốt hơn hẳn. Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng TW đủ mạnh để đập tan bất cứ speculative attack nào. Không những thế, cơ chế hoán đổi ASEAN+3 cũng là một hàng rào phòng thủ tiếp theo tạo điều kiện cho các nước đương đầu với khủng hoảng. Nhìn chung, real economy vẫn hoạt động tốt, không bị ảnh hưởng. Individial wealth ít bị tác động vì thế domestic consumptino là mạnh. Khu vực ĐNA không có các buble lớn như BDS, chứng khoán. Một số nước với buble như Signapore, Việt Nam, Thái Lan thì đã ở trong giai đoạn cuối, đó là các ngân hàng đã có thời gian chuẩn bị để đối phó. Tóm lại, buble BDS và chứng khoán của khu vực đã được xì ra từ đầu năm. Các buble này cũng không tác động đến real economy và individual wealth. Nói cách khác, tác động của BDS và CK lên các nền kinh tế DNA là hạn chế và chỉ một số người bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nguy cơ lớn nhất với các nước ĐNA vẫn là lạm phát, nội tệ mất giá. Tuy nhiên, với các nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như Việt Nam, cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay khiến commodity prices giảm nhiều, trong đó có xăng dầu, đã khiến các yếu tố kéo lạm phát giảm rất nhiều.

Một điểm thuận lợi nữa của ĐNA là các nhà đầu tư lớn như Nhật, EU đã nhắm vào khu vực và lên chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới. Trong ĐNA, Nhật nhằm mạnh nhất vào Việt Nam. Chiến lược đầu tư vào Việt Nam của Nhật là nhất quán từ CP cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái của Nhật rất rõ ràng và kiên quyết. Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật re-allocate sản xuất của họ. Sắp tới sẽ có thể diễn ra những thương vụ M&A lớn ở Nhật và ở Việt Nam trong chiến lược đầu tư của Nhật. Hôm qua, Nhật cũng sát nhập JICA và JBIC vào thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của quỹ này cũng là nhắm vào DNA, trong đó có Việt Nam vì chiến lược đầu tư của Nhật bao giờ cũng đi kèm với sự đổ bộ dọn đường của ODA.

Nói rộng ra, trong lúc khủng hoảng diễn ra từng ngày từng giờ, rất cần có sự phối hợp giữa các nước thì chưa bao giờ nội bộ ASEAN lại bấn loạn như bây giờ. Nói cách khác, ASEAN đang có một cuộc khủng hoảng chính trị. Xung đột Thái Lan và Lào (?-MD) đã dẫn đến những cuộc đụng độ vũ trang có đổ máu. Nội bộ Thái Lan tiếp tục chìm trong biểu tình bạo lực. Tranh chấp quần đảo Saba giữa Phillipines và Malaysia lại bùng phát. Chính phủ Philippines cấm toàn bộ máy bay bay qua không phận của Philippines đến Saba.

Đây là một việc hết sức đáng buồn. Vào năm 1997 khi khủng hoảng tài chính xảy ra, ASENA đã có cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp để bàn cách đối phó, và đã đẻ ra sáng kiến Chiang Mai initiative về thỏa thuận hoán đổi. Năm 2003 khi đại dịch SARS bùng nổ, ASEAN đã phản ứng rất nhanh cũng với một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp do Thái Lan triệu tập. Kết quả là một chương trình hành động và một quỹ được thành lập.

Hiện nay ASEAN đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng từ bên ngoài tràn vào. Cho dù fundementals của các nước ASEAN là hoàn toàn lành mạnh, tuy nhiên với một cuộc khủng hoảng có thể nói là the mother of all economic crisis như hiện nay thì ASEAN phải có ứng phó kịp thời.

Tuy nhiên, các nước lãnh đạo của ASEAN đang bị các mâu thuẫn chính trị giằng xé cả trong lẫn ngoài. Thậm chí cuộc họp cấp cao ASEAN năm nay, đáng ra dự kiến tổ chức ở Thái Lan, biết đâu lại phải dời đến Việt Nam. Với điều kiện chính trị bất ổn như hiện nay ở Thái Lan từ nay đến cuối năm (trong nước thì bạo lực, ngoài nước thì tranh chấp biên giới) thì không biết Thái Lan có tổ chức được không.

Nếu không thì sẽ phải đến lượt Việt Nam vì theo trật tự alphabetical order. Nhìn đi nhìn lại thì trong ASEAN hiện nay, có lẽ Việt Nam tạm thời là nơi tương đối bình yên giữa biển trời xáo động này.

Trong sự thiếu vắng một nước đưa ra các sáng kiến hợp tác khu vực để đối phó với khủng hoảng, nên chăng Việt Nam có một sáng kiến gì đó trong lúc này. Tất nhiên các bác CP hiện nay chắc cũng đang bấn lên rồi hơi đâu mà sáng kiến. Nhưng nếu làm được vẫn có lợi, cho dù chỉ là một đề nghị để ít nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam vẫn là nơi tương đối an toàn.

VIỆT NAM SẼ BỊ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Rất khó dự đoán một cách chính xác trên cơ sở đo đếm được tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính của Mỹ với Việt Nam.

Thứ nhất, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô, các chỉ số kinh tế đều đã được ổn định, thặng dư tài khóa là khoảng 1.5% trên GDP, thu ngân sách tăng 10%,thâm hụt thương mại được giảm,FDI tăng gần gấp đôi, nợ nước ngoài ở mức an toàn (30% GDP), dự trữ ngoại hối tăng, lạm phát có xu hướng giảm….Tóm lại là tổng cán cân thanh toán của Việt Nam hiện nay ở mức an toàn (Toàn bộ số liệu được lấy ở các báo cáo Outlook của WB, ADB, Bloomberg)

Thứ hai, nguy cơ chính của kinh tế việt nam vẫn là lạm phát, và nguy cơ này vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2009. Lạm phát của việt nam là do cả hai yếu tố bên ngoài (cost push) và bên trong (demand-pull).

Nếu căn cứ trên hai yếu tố đó để dự đoán thì cost push sẽ giảm trong năm 2009 do giá dầu trên thế giới giảm. Vào đầu năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động nên sẽ tiếp tục làm giảm bớt gánh nặng lên ngân sách và hạn chế yếu tố cost-push với lạm phát.

Yếu tố hai là demand-pull cũng đã và sẽ tiếp tục bị hạn chế vì với lãi xuất cao, nguồn vốn trôi nổi bị hút vào ngân hàng làm giảm chi tiêu.

Tất nhiên đồng nghĩa với lạm phát giảm là tăng trưởng giảm, không thể một mặt vừa chống lạm phát và một mặt lại duy trì tăng trưởng được. Dự đoán tăng trưởng của Viêt Nàm là 6.5% trong năm 2009. Con số QH đặt ra 7% là ảo tưởng.

Trong ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ thì tăng trưởng trong công nghiệp là sụt giảm mạnh nhất, tiếp theo là nông nghiệp. Dịch vụ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Sự sụt giảm tăng trưởng trong các lĩnh vực là nhất quán với sự sụt giảm tăng trưởng chung của toàn quốc.

Thứ ba, về trung hạn và dài hạn cái đáng lo ngại nhất với kinh tế việt nam là SMEs, sương sống và động lực phát triển kinh tế. Cần có cái hiểu đúng về SMEs. Nếu phân theo lao động, DN nhỏ là DN có lao động dưới 200 lao động. DN vừa là DN có lao động từ 200 đến 1000. DN lớn là trên 1000.

Hầu hết các DN nhỏ Việt Nam, và một phần DN vừa đã không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kể từ trước trước đây rất nhiều năm chứ không phải đợi đến khi lãi xuất tăng đến hơn 20% như hiện nay họ mới gặp khó khăn. Vì vậy, quan điểm rằng các DN nhỏ và vừa của Viêt Nam gặp khó khăn vì gần đây nhà nước tăng lãi xuất là chưa chính xác lắm.

Trong vòng 10 năm qua, vấn đề tiếp cận SMEs tiếp cận nguồn vốn ngân hàng luôn là vấn đề gây tranh cãi rất lớn ở Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ trước đây đã ít có hỗ trợ với các SMEs. Ngay cả ngân hàng phát triển nông thôn cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để hỗ trợ SMEs. Vì vậy cách đây hai năm, NGHH Việt Nam đã tập trung xây dựng một điều luật để hỗ trợ SMEs.

Nguồn vốn chính của SMEs từ trước tới nay vẫn là các informal funding sources, một số từ các tổ chức phi chính phủ. Ỏ đây tôi không bàn sâu về vấn đề này vì có ít liên quan đến chủ đề đang được đề cập. Tuy nhiên, nói như vậy để thấy ý kiến cho rằng việc tăng lãi xuất để hạn chế lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nhiều SMEs là không chính xác vì bản thân SMEs đã chịu cảnh thiếu vốn từ hàng chục năm nay rồi.

Cái tác động mạnh nhất với SMEs không phải là lãi suất mà là lạm phát. Thông thường thị trường của các SMEs là thị trường trong nước. Đầu ra và đầu vào của SMEs đều phụ thuộc vào giá cả trong nước là chính vì họ ít xuất khẩu. Vì vậy, nếu lạm phát tăng thì SMEs sẽ hứng chịu tác động nhiều nhất và sẽ phải đóng cửa nhiều nhất.

Với các DN có trên 1000 lao động, thì thường được đánh giá là có credit worthiness vì vậy họ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Đây mới là các DN bị ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là các DN tư nhân có số lượng CN trên 1000 ở Việt Nam là không nhiều so với các SMEs. Vì vậy tác động về mặt lao động sẽ ít và hạn chế hơn so với SMEs.

Từ điểm phân tích trên, cho ta thấy nếu lấy chỉ số lao động làm chỉ số chính để so sánh tác động của lạm phát và lãi xuất cao thì ta sẽ thấy rất rõ là lạm phát sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến SMEs hơn rất nhiều so với lãi xuất. Vì bản thân SMEs đã chịu cảnh thiếu vốn trong hàng chục năm nay và nếu lạm phát tăng thì họ sẽ phải đóng cửa hàng loạt, chứ không phải lãi suất tăng.

Một điểm khác nữa với phần nhiều lao động của SMEs với các DN lớn là phần lớn các lao động là seasonal workers. Thu nhập của họ là sự kết hợp giữa salaried work và sản xuất nông nghiệp vì phần lớn họ còn ruộng. Do vậy, kể cả trong trưởng hợp phần salaried work của họ bị giảm, họ vẫn duy trì được earnings from farm work.

Do vậy, nếu trọng tâm ưu tiên của Việt Nam để bảo vệ người lao động trong thời gian crisis và ermgency này thì là các DN tư nhân lớn, công nhân ở các LD với nước ngoài, và thậm chí cả công nhân các tập đoàn nhà nước.

Thứ tư, quả bóng BDS của Việt Nam đã được xì hơi. Điểm may mắn ở đây là nó được xì hơi rất sớm, chứ nếu nó nổ vào thời điểm này thì là điều đáng ngại. Tháng 9 và tháng 10 hiện nay là thời điểm dân BDS gọi là giải chấp. Hàng loạt dự án BDS sẽ bị bán ra. Các ngân hàng dính vào vụ BDS này hiển nhiên là gặp khó khăn chồng chất rồi. Tỉ lệ nợ BDS là khoảng 30%. Tuy nhiên, đây sẽ là một soft landing vì thị trường BDS và các ngân hàng đã có hơn 6 tháng để factor-in các tác động của nó.

--------------------------

IS PANICK BOTTOMING?

Câu hỏi đặt ra bây giờ không phải là khi nào thì khủng hoảng tín dụng chạm đáy. Câu hỏi bây giờ là khi nào thì sự sợ hãi sẽ chạm đáy? Đâu là giới hạn của sự sợ hãi?

Khi sự sợ hãi đã bắt đầu lan ra thì các chính sách đối phó dù có hợp lý đến đâu cũng sẽ bị vô hiệu hóa vì tâm lý bầy đàn sẽ phá bỏ tất cả các gì là hợp lý và tất cả sẽ chen lấn nhau để ra khỏi thị trường. Hậu quả là một free fall hay market crash là không tránh khỏi.

Cái chúng ta đang chứng kiến từ ba tuần nay là sự chạy đua với sự sợ hãi. Không phải vô cớ mà ngay sau khi Leaham Bros sụp đổ, Paulson chỉ đủ thời gian để nộp ba trang proposal về bailout. Ông biết rằng thời gian lúc này là sự sống còn. Chỉ cần chậm một ngày là sự sợ hãi sẽ vượt lên, sẽ ngự trị, sẽ đẩy toàn bộ thị trường tài chính vào khủng hoảng và nền kinh tế vào cơn suy thoái không tiền khoáng hậu, thậm chí có thể tồi tệ hơn cả Đại suy thoái 1930.

Nhưng QH Mỹ không thấy được điều này. Họ tranh cãi và đã làm chậm bailout mất hai tuần. Sau hai tuần, họ có được một bailout proposal gần 500 trang, và một free fall đúng như tôi đã nói trong bức thư ngỏ của tôi trong Update 3. Họ đã đổi một proposal 3 trang để có thể cứu vãn được tình thế bằng một proposal 500 trang với những gì đang diễn ra.

Hai tuần đã đủ để sự sợ hãi lan tràn và ngự trị Wall Street, tràn sang Main Streets, biến từ áp thấp thành bão tràn vào Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, kể cả Châu Phi, nơi hầu như không có nền kinh tế. Trung Đông cũng không thoát được ảnh hưởng của bão.

Dường như toàn bộ nền kinh tế thế giới đang bị sự sợ hãi thống trị và làm tê liệt. Thị trường chứng khoán đổ ào ào theo hiệu ứng đôminô. Nền kinh tế đầu tiên sụp đổ lại là một nền kinh tế phát triển, Iceland.

Trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì sự sợ hãi đến mất lý trí vẫn luôn là nguyên nhân chính làm sụp bất cứ thể chế kinh tế nào, cho dù mạnh như Mỹ. Thế nhưng, trong nền kinh tế hiện đại của thế kỷ 21, sự sợ hãi không chỉ là yếu tố tâm lý, nó chính là yếu tố vật chất để gây ra khủng hoảng.

Toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đại, toàn bộ hệ thống tài chính hiện đại là dựa trên lòng tin. Từ trước năm 1972, đồng tiền được bảo lãnh bởi vàng. Sau năm 1972, tiền tệ thế giới được bảo lãnh bằng đô la Mỹ. Đô la Mỹ được bảo lãnh bằng vàng trong Fed và được bảo lãnh bằng toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Tại Mỹ, đô la được bảo lãnh bởi các assets, đó là các trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, hợp đồng nợ, hợp đồng tương lai, hợp đồng thế chấp…..tóm lại, trong một thế giới tài chính hiện đại, đô la không được bảo lãnh bởi vàng và tài sản cố định, mà là được bảo lãnh bởi lòng tin thông qua các hình thức nói trên vì tất cả trái phiếu, cổ phiếu, hợp đồng nợ, hợp đồng tương lai, hợp đồng thế chấp….là nằm trong tương lai. Tóm lại, Bản Vị Vàng được thay thế bởi BẢN VỊ LÒNG TIN.

Khi lòng tin còn, các assets còn giá trị. Khi các assets còn giá trị, đô la còn giá trị. Khi đô la còn giá trị, các đồng tiền khác còn giá trị. Với suy luận tương tự như vậy, bạn có thể hình dung nếu lòng tin không còn. Lúc đó, các assets chỉ là giấy vụn. Đô la không được bảo đảm và từ đó đô la sẽ mất giá, dẫn đến các đồng tiền khác cũng mất giá và cứ thế lao vào vòng xoáy.

Mỹ và các nước phát triển đã mất hai tuần để hành động và để áp thấp biến thành bão. Trước khi bão biến thành cuồng phong có lẽ một nỗ lực mạnh hơn nữa ở cấp độ toàn cầu là không thể tránh khỏi để cứu toàn bộ thành quả kinh tế của nhân loại không bị trận cuồng phong cuốn phăng đi. Tôi đã kêu gọi một lần cùng trong update 3 rằng đã đến lúc thế giới phải đoàn kết và liên hiệp lại để đối mặt với cuộc khủng hoảng lòng tin này. Nếu Bản Vị Lòng Tin bị mất, toàn bộ các đồng tiền sẽ hoàn toàn mất giá và toàn bộ nền kinh tế thế giới không tránh khỏi bị cuồng phong quét sạch.

Các nước G-7 đã có đợt cắt lãi suất đồng loạt. Nhưng chưa đủ. Những biện pháp sau là cần làm ngay ở cấp độ toàn cầu:

Thứ nhất, cần phải có một đợt cắt giảm lãi suất mạnh hơn nữa và đồng bộ hơn nữa.

Thứ hai, cần có một bailout ở cấp độ toàn cầu, nhất là ở các nước G-7 để bơm tiền ào ạt vào các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Hiện nay, Mỹ có bailout riêng, Anh và EU có riêng, trong đó Đức lại tách ra với gói bailout riêng. Nhật cũng có bailout riêng. Nếu các NHTW phối hợp, họ có thể in tiền liên tục và bơm tiền liên tục vào hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay trong một chương trình bailout toàn cầu.

Thứ ba, tiền hành quốc hữu hóa một cách đồng bộ và ngay lập tức các ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty phá sản. Đây là hành động vẫn đang được làm rất chần chừ ở Mỹ vì sợ chỉ trích cho rằng chủ nghĩa xã hội đang thay thể chủ nghĩa tư bản. Đây hoàn toàn là các flat wrong ideaology. Vấn đề cốt tử là cứu toàn bộ nền kinh tế, còn thời gian để tranh cãi ý thức hệ thì hãy dẹp lại. Bài học hai tuần tranh cãi ý thức hệ của QH Mỹ là điển hình cho sự chậm trễ đáng chê trách.

Thứ tư, tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp do LHQ chủ trì để bàn về đối phó khủng hoảng. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ gửi một thông điệp cho toàn bộ thế giới về quyết tâm của các chính phủ hợp tác chống lại đại suy thoái thế kỷ. Cuộc họp thượng đỉnh này nên mở ra cả cho private sector tham dự để có cùng chung một hành động giữa public và private sector.

VIỆT NAM LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI BÃO

Khi có bão thì đóng cửa chặt. Có lẽ đó là câu đầy đủ nhất và có hàm ý rộng nhất. Rất may cho Việt Nam là đã phải chống bão từ đầu năm rồi. Trận bão vào Quý 1 đã khiến Việt Nam đã kịp thời áp dụng các biện pháp hợp lý để phòng vệ. Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng, lạm phát giảm, tính thanh khoản giữa các ngân hàng được tăng cường, thanh khoản của thị trường được bảo đảm, thu hẹp cán cân thâm hụt thương mại, tăng cường ngân sách nhà nước, tăng cường được dự trữ ngoại hối, kể cả vàng. Sự chao đảo của thị trường thế giới khiến giá nguyên liệu giảm cũng khiến VN dễ thở hơn và làm giảm gánh nặng ngân sách trợ cấp nguyên liệu. Các ngân hàng thương mại cũng được hỗ trợ bằng biện pháp của NHNN tăng lãi xuất gửi dự trữ bắt buộc. Điều này cũng làm các ngân hàng thương mại dễ thở hơn khi vẫn phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ.

Về các DNVVN, đây là vấn đề hóc búa. Trong bài viết trước đó tôi đã nói, vấn đề thiếu vốn ở các DNVVN này đã tồn tại từ hàng chục năm chứ không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Bản thân các NHTM cũng không hướng vào các DNVVN trong các hoạt động của mình. Vì vậy, thậm chí với lãi xuất cao, có một số DNVVN vẫn chấp nhận vay, nhưng chỉ rất ít trong số họ được vay. Ngoài ra, các DNVVN bị tác động tiêu cực từ lạm phát cao nhiều hơn là lãi xuất ngân hàng. Vì vậy, khó khăn với các DNVVN sẽ tiếp tục khi nào lạm phát vẫn cao.

Với hàng nghìn các DNVVN, một giải pháp để hỗ trợ đồng bộ là khó. Một số vấn đề sau để cân nhắc:

Thứ nhất, có phân loại các DNVVN làm xuất khẩu và các DNVVN tập trung vào sản xuất trong nước. Với các DNVVN làm xuất khẩu, hình thức hỗ trợ theo kiểu EXIM bank có thể được xem xét. Các EXIM bank này cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng trực tiếp cho các DNVVN trong xuất khẩu.

Thứ hai, khuyến khích việc mua bán sát nhập giữa các DNVVN có cùng lĩnh vực. Hình thức mua bán công ty, DN ở VN chưa phát triển. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc mua bán, sát nhập các doanh nghiệp là cần khuyến khích vì nó là hình thức khuyến khích đầu tư. Cũng như Mỹ phải vượt qua sự cản trở về ý thức hệ - đó là mối lo sợ nếu quốc hữu hóa các ngân hàng và DN thì sẽ chuyển thành XHCN – với Việt Nam, cũng cần vượt ra khỏi sự cản trở về ý thức hệ rằng nếu các DN tư nhân sát nhập thì sẽ làm kinh tế TB lớn mạnh ở Việt Nam.

Nói một cách đơn giản, nếu được khuyến khích, Bầu Đức và các đại gia khác có thể thừa sức mua hàng chục làng nghề để từ đó bơm vốn vào và vực họ dậy thành các đơn vị kinh doanh đầy tiềm năng. Nhưng cho đến nay, dường như các đại gia như Bầu Đức chưa được phép làm như vậy vì có quan điểm cho rằng họ sẽ lớn mạnh lên và trở thành các công ty tư bản khổng lồ cạnh tranh với tập đoàn kinh tế nhà nước. Có lẽ có các công ty tư bản có tránh nhiệm với xã hội còn hơn có những tập đoàn nhà nước vô trách nhiệm như kiểu EVN trả lại 13 dự án cho nhà nước. Đây là vấn đề để dịp khác sẽ bàn.

Có lẽ đây là giải pháp hữu hiệu nhất. Thay vì viết đơn lên TTg CP kêu gọi giúp đỡ. Ông Cao Sỹ Khiêm nên sàng lọc ra một danh sách các DNVVN có tiềm năng làm ăn, nhưng đang gặp khó khăn. Sau đó làm một cuộc họp với các DN tư nhân lớn cỡ như Bầu Đức, Mai Linh, Mỹ Hà, Alphanam v.v. và chào hàng cho họ để xem họ có mua không. Để làm những việc như vậy, phải có đèn xanh của CP. Các chuyên môn về M&A là hoàn toàn không khó và đặc biệt là với các DNVVN như ở Việt Nam. Tôi sẵn sang về làm tư vấn không công về vấn đề này.

Thứ ba, khuyến khích các tổ chức Phi Chính Phủ quốc tế (Non-Governmental Organizations) tập trung hỗ trợ các DNVVN. Hiện nay có khoảng gần 1000 các tổ chức NGO nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Có rất nhiều các tổ chức này đã có các dự án về micro finance để hỗ trợ cho các DNVVN. Với hàng trăm nghìn các DNVVN nằm ở phạm vi toàn quốc, hy vọng để có một chương trình tổng thể bao trùm là ảo vọng. Nếu không biết tận dụng các tổ chức NGO này thì sẽ rất phí vì họ có kinh nghiệm rất cụ thể về từng vùng họ làm. Ngoài ra, bản thân Bộ NN&PTNN cũng nên hỗ trợ việc thành lập các local NGO ở từng khu vực và trong từng lĩnh vực ngành nghề. Các local NGO này sẽ hoạt động theo hình thức độc lập và được giám sát bởi các NGO quốc tế, tuy nhiên với nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tương tự như khuyến nghị thứ ba về thành lập các local NGO, thành lập các quỹ tín dụng hỗ trợ DNVVN như kiểu quỹ Tao Yêu May (TYM). Các bạn có thể vào link này để biết thêm về quỹ này: http://www.kiva.org/about/aboutPartner?id=67. Thực ra đây là quỹ của Hội Phụ Nữ. Nhưng hoạt động rất hiệu quả với tổng số vốn là gần 150 triệu đô la và cho đến nay đã cho gần 20,000 hộ dân vay, cá thể cũng như tập thể. Những quỹ tương tự như vậy có thể thành lập ra để hỗ trợ các DNVVN.

Thực ra các biện pháp này đều có thể thực hiện được ngay. Việc thành lập các tổ chức local NGO cũng hoàn toàn là có thể làm được.

Bão hiện nay đang hoành hành bên ngoài. Trong năm tới, FDI và các nguồn vốn remittance tới Việt Nam có thể giảm. Vì vậy, việc duy trì nội lực – đó là các DNVVN – là hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt trong khi vẫn phải thắt chặt chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định vĩ mô. Nhưng thiết nghĩ Việt Nam có đủ lực và nỗ lực để có thể vượt qua cơn bão khủng khiếp này.

We are Vietnamese and we were born in a country where development is alsway crisis-led. We have the instinct to fight with crisis. We have the courage and the confidence to brave any storm regardless of how deadly it is.

God bless,