Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

Gặp 'Nhân vật Số Một' của Nga


Tổng thống Nga Dmitry Medvedev
Tổng thống Nga Medvedev đã dành riêng cho BBC cuộc phỏng vấn
Lời mời BBC tới Khu nghỉ Sochi trên Biển Đen để phỏng vấn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev được đưa ra với đề nghị phóng viên phải tới trong vòng 24h.

Khi chúng tôi tới nơi, chẳng mất nhiều thời gian chúng tôi đã hiểu lý do mà bỗng nhiên ông tổng thống mở cửa đón truyền thông quốc tế.

Ông muốn có cơ hội để biện minh cho quyết định thách thức của Nga mà ông ký công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

''Một ngày trọng đại,'' ông nói khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn.

''Và một quyết định bất ngờ?'' tôi dò hỏi.

Một số nhà bình luận ở Nga và nước ngoài đã cho rằng Tổng thống sẽ không vội phê chuẩn quyết định của quốc hội.

Họ nghĩ rằng ông sẽ chờ đợi và đánh giá xem việc đơn phương công nhận các vùng ly khai của Gruzia có khiến Nga phải trả cái giá ngoại giao quá đắt không.

Dấu ấn

''Không, không bất ngờ,'' ông chỉnh tôi. ''Nhưng vẫn mạnh mẽ. Vì thế nó có cảm giác như sự ngạc nhiên.

Và ông nở nụ cười nửa miệng vốn đã trở thành dấu ấn của ông trong lúc ông kiên nhẫn chờ cuộc phỏng vấn bắt đầu.

Đó là lần đầu tiên tôi mặt đối mặt với tân tổng thống Nga.

Tính tình điềm đạm và đi đứng hơi cứng nhắc, người ta có thể cảm thấy kiểu cách lãnh đạo rất khác so với người tiền nhiệm của ông.

Tổng thống Dmitry Medvedev (trái) và Thủ tướng Vladimir Putin tại khu nghỉ Sochi ngày 26/8/2008
Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.
Tổng thống Nga Medvedev

Nhiều năm luyện tậpvà những hiệp đấu judo căng thẳng cộng với tám năm ở vị trí đứng đầu tại Nga đã khiến ông Vladimir Putin có vẻ nghênh ngang của một vận động viên chiến thắng.

Vẻ tự tin của ông Medvedev không lộ hẳn ra ngoài như vậy.

Khả năng hiểu tiếng Anh của ông tốt - ông rõ ràng không cần tới người phiên dịch mỗi khi tôi hỏi ông.

Ông nhìn một cách khó đoán được ông đang nghĩ gì mỗi khi ông chuẩn bị câu trả lời và trả lời câu hỏi rất bình tĩnh và có phương pháp, điều khiến người ta nghĩ tới những năm học làm luật sư của ông.

Cũng không có những tuyên bố hoa mỹ và mạnh mẽ gói trong ngôn từ thực dụng của ông Putin.

Nhưng sau cuộc phỏng vấn người ta vẫn khó biết là ông muốn trấn an phương Tây hay làm tăng cảm giác bất an của họ.

'Bóp nghẹt xâm lăng'

Việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, ông nói, là điều Nga buộc phải làm vì tình trạng bạo lực hồi đầu tháng Tám đã làm thay đổi mọi thứ.

Nam Ossetia và Abkhazia
Nam Ossetia
Dân số: Khoảng 70.000
Thủ phủ: Tskhinvali
Lãnh đạo: Eduard Kokoity
Abkhazia
Dân số: Khoảng 250.000
Thủ phủ: Sukhumi
Lãnh đạo: Sergei Bagapsh

Ông đổ lỗi cho cái mà ông gọi là mưu toan ''diệt chủng'' người Ossetia vô tội của chế độ Gruzia (mặc dù con số người chết chính thức đã giảm từ hàng ngàn xuống vài trăm).

Vì điều này, ông giải thích, Gruzia phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.

Ông cũng bác bỏ chuyện sự công nhận của Nga với hai vùng ly khai vi phạm hiệp định ngừng bắn mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã làm trung gian.

Và ông kiên quyết rằng sự hiện diện của quân Nga ở sâu trong lãnh thổ Gruzia bao gồm cả ở vùng xung quanh cảng Poti - nằm xa các vùng đệm - nằm trong khuôn khổ hiệp định.

Đây là cách duy nhất, ông nói, Nga có thể đảm bảo vai trò giữ gìn an ninh và rằng Gruzia không thể tái vũ trang và bắt đầu tấn công trở lại.

''Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹt sự xâm lăng,'' ông nói.

Người ta có cảm giác là Nga không phải đang trấn an mà đang cảnh báo rằng Nga sẽ từ bỏ mục tiêu và các quốc gia khác trong vùng phải cẩn thận khi động tới Nga vì họ có sức mạnh quân sự và chính trị để ra tay.

Phô trương cơ bắp

Khi được hỏi tại sao Nga lại hành động đơn phương như vậy, ông Medvedev nói đương nhiên là Nga sẽ bảo vệ lợi ích của họ, nhất là khi nó có liên quan tới sự an toàn của công dân Nga.

Người Nam Ossetia ăn mừng quyết định của Nga hôm 26/8/2008
Nhiều người Nam Ossetia cảm thấy gần với Nga hơn với Gruzia

Tôi hỏi ông nếu nghĩa vụ của ông là bảo vệ các công dân Nga thì các nước cộng hòa với số dân nói tiếng Nga đông như Ucraine, Moldova hay các nước vùng Baltic có thể sẽ bị đối xử tương tự.

Ông chỉ nói rằng Nga có quyền tự vệ và với tư cách là tổng thống ông phải đảm bảo an toàn cho công dân Nga.

Khi được hỏi ông có nghĩ là sẽ có chiến tranh lạnh hay khôngông trả lời rằng Nga không muốn quay lại sự đối đầu mà không có ai được lợi gì từ tình huống như vậy cả.

Ông muốn có quan hệ thực tế và hiệu quả với phương Tây dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, ông nói.

Nhưng ông cũng không loại trừ sẽ lại có Chiến tranh Lạnh và cũng không đưa ra cách để giảm những căng thẳng đang ngày càng tăng.

Không khó để nhận ra rằng trong khi Nga quan ngại về chuyện thiếu sự ủng hộ quốc tế đối với hành động của họ nhưng Nga cũng thích thú với sự sợ hãi mà họ gây ra.

Đây là đất nước dường như không có ý định lùi bước trước sức ép ngoại giao của phương Tây mặc dù vẫn muốn giữ sự ổn định ngoại giao nhất định để có thể phát triển và ổn định.

Chính vì cách ứng xử như thế này mà các nhà lãnh đạo G8 đều cảm thấy khó hiểu ông Medvedev tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bẩy - liệu ông là đối tác hay đối thủ?

Số Một?

Một trong những câu hỏi cuối cùng của tôi là: ai đang thực sự lãnh đạo nước Nga? Ông Medvedev ngồi thẳng lên và giọng trịnh trọng hơn.

''Nếu bất kỳ quốc gia nào để cho các hành động quân sự được quyết định bằng một ủy ban, đó sẽ là thảm họa,'' ông nói.

''Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.''

Ông đoán trước được câu hỏi. Ông thích câu trả lời của mình.

Nhưng tôi có cảm tưởng rằng có khi nào đó ông Medvedev không thực sự nghĩ rằng ông đã là Số Một ở Nga.

Và dường như đứng đằng sau ông, cựu Tổng thống Vladimir Putin, ngay cả khi ông đã không xuất đầu lộ diện nhiều trong những ngày gần đây vẫn cầm cương.

Gặp 'Nhân vật Số Một' của Nga


Tổng thống Nga Dmitry Medvedev
Tổng thống Nga Medvedev đã dành riêng cho BBC cuộc phỏng vấn
Lời mời BBC tới Khu nghỉ Sochi trên Biển Đen để phỏng vấn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev được đưa ra với đề nghị phóng viên phải tới trong vòng 24h.

Khi chúng tôi tới nơi, chẳng mất nhiều thời gian chúng tôi đã hiểu lý do mà bỗng nhiên ông tổng thống mở cửa đón truyền thông quốc tế.

Ông muốn có cơ hội để biện minh cho quyết định thách thức của Nga mà ông ký công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

''Một ngày trọng đại,'' ông nói khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn.

''Và một quyết định bất ngờ?'' tôi dò hỏi.

Một số nhà bình luận ở Nga và nước ngoài đã cho rằng Tổng thống sẽ không vội phê chuẩn quyết định của quốc hội.

Họ nghĩ rằng ông sẽ chờ đợi và đánh giá xem việc đơn phương công nhận các vùng ly khai của Gruzia có khiến Nga phải trả cái giá ngoại giao quá đắt không.

Dấu ấn

''Không, không bất ngờ,'' ông chỉnh tôi. ''Nhưng vẫn mạnh mẽ. Vì thế nó có cảm giác như sự ngạc nhiên.

Và ông nở nụ cười nửa miệng vốn đã trở thành dấu ấn của ông trong lúc ông kiên nhẫn chờ cuộc phỏng vấn bắt đầu.

Đó là lần đầu tiên tôi mặt đối mặt với tân tổng thống Nga.

Tính tình điềm đạm và đi đứng hơi cứng nhắc, người ta có thể cảm thấy kiểu cách lãnh đạo rất khác so với người tiền nhiệm của ông.

Tổng thống Dmitry Medvedev (trái) và Thủ tướng Vladimir Putin tại khu nghỉ Sochi ngày 26/8/2008
Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.
Tổng thống Nga Medvedev

Nhiều năm luyện tậpvà những hiệp đấu judo căng thẳng cộng với tám năm ở vị trí đứng đầu tại Nga đã khiến ông Vladimir Putin có vẻ nghênh ngang của một vận động viên chiến thắng.

Vẻ tự tin của ông Medvedev không lộ hẳn ra ngoài như vậy.

Khả năng hiểu tiếng Anh của ông tốt - ông rõ ràng không cần tới người phiên dịch mỗi khi tôi hỏi ông.

Ông nhìn một cách khó đoán được ông đang nghĩ gì mỗi khi ông chuẩn bị câu trả lời và trả lời câu hỏi rất bình tĩnh và có phương pháp, điều khiến người ta nghĩ tới những năm học làm luật sư của ông.

Cũng không có những tuyên bố hoa mỹ và mạnh mẽ gói trong ngôn từ thực dụng của ông Putin.

Nhưng sau cuộc phỏng vấn người ta vẫn khó biết là ông muốn trấn an phương Tây hay làm tăng cảm giác bất an của họ.

'Bóp nghẹt xâm lăng'

Việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, ông nói, là điều Nga buộc phải làm vì tình trạng bạo lực hồi đầu tháng Tám đã làm thay đổi mọi thứ.

Nam Ossetia và Abkhazia
Nam Ossetia
Dân số: Khoảng 70.000
Thủ phủ: Tskhinvali
Lãnh đạo: Eduard Kokoity
Abkhazia
Dân số: Khoảng 250.000
Thủ phủ: Sukhumi
Lãnh đạo: Sergei Bagapsh

Ông đổ lỗi cho cái mà ông gọi là mưu toan ''diệt chủng'' người Ossetia vô tội của chế độ Gruzia (mặc dù con số người chết chính thức đã giảm từ hàng ngàn xuống vài trăm).

Vì điều này, ông giải thích, Gruzia phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.

Ông cũng bác bỏ chuyện sự công nhận của Nga với hai vùng ly khai vi phạm hiệp định ngừng bắn mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã làm trung gian.

Và ông kiên quyết rằng sự hiện diện của quân Nga ở sâu trong lãnh thổ Gruzia bao gồm cả ở vùng xung quanh cảng Poti - nằm xa các vùng đệm - nằm trong khuôn khổ hiệp định.

Đây là cách duy nhất, ông nói, Nga có thể đảm bảo vai trò giữ gìn an ninh và rằng Gruzia không thể tái vũ trang và bắt đầu tấn công trở lại.

''Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹt sự xâm lăng,'' ông nói.

Người ta có cảm giác là Nga không phải đang trấn an mà đang cảnh báo rằng Nga sẽ từ bỏ mục tiêu và các quốc gia khác trong vùng phải cẩn thận khi động tới Nga vì họ có sức mạnh quân sự và chính trị để ra tay.

Phô trương cơ bắp

Khi được hỏi tại sao Nga lại hành động đơn phương như vậy, ông Medvedev nói đương nhiên là Nga sẽ bảo vệ lợi ích của họ, nhất là khi nó có liên quan tới sự an toàn của công dân Nga.

Người Nam Ossetia ăn mừng quyết định của Nga hôm 26/8/2008
Nhiều người Nam Ossetia cảm thấy gần với Nga hơn với Gruzia

Tôi hỏi ông nếu nghĩa vụ của ông là bảo vệ các công dân Nga thì các nước cộng hòa với số dân nói tiếng Nga đông như Ucraine, Moldova hay các nước vùng Baltic có thể sẽ bị đối xử tương tự.

Ông chỉ nói rằng Nga có quyền tự vệ và với tư cách là tổng thống ông phải đảm bảo an toàn cho công dân Nga.

Khi được hỏi ông có nghĩ là sẽ có chiến tranh lạnh hay khôngông trả lời rằng Nga không muốn quay lại sự đối đầu mà không có ai được lợi gì từ tình huống như vậy cả.

Ông muốn có quan hệ thực tế và hiệu quả với phương Tây dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, ông nói.

Nhưng ông cũng không loại trừ sẽ lại có Chiến tranh Lạnh và cũng không đưa ra cách để giảm những căng thẳng đang ngày càng tăng.

Không khó để nhận ra rằng trong khi Nga quan ngại về chuyện thiếu sự ủng hộ quốc tế đối với hành động của họ nhưng Nga cũng thích thú với sự sợ hãi mà họ gây ra.

Đây là đất nước dường như không có ý định lùi bước trước sức ép ngoại giao của phương Tây mặc dù vẫn muốn giữ sự ổn định ngoại giao nhất định để có thể phát triển và ổn định.

Chính vì cách ứng xử như thế này mà các nhà lãnh đạo G8 đều cảm thấy khó hiểu ông Medvedev tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bẩy - liệu ông là đối tác hay đối thủ?

Số Một?

Một trong những câu hỏi cuối cùng của tôi là: ai đang thực sự lãnh đạo nước Nga? Ông Medvedev ngồi thẳng lên và giọng trịnh trọng hơn.

''Nếu bất kỳ quốc gia nào để cho các hành động quân sự được quyết định bằng một ủy ban, đó sẽ là thảm họa,'' ông nói.

''Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.''

Ông đoán trước được câu hỏi. Ông thích câu trả lời của mình.

Nhưng tôi có cảm tưởng rằng có khi nào đó ông Medvedev không thực sự nghĩ rằng ông đã là Số Một ở Nga.

Và dường như đứng đằng sau ông, cựu Tổng thống Vladimir Putin, ngay cả khi ông đã không xuất đầu lộ diện nhiều trong những ngày gần đây vẫn cầm cương.

Cô dâu, chú rể "nuy" trên đường phố London



Buổi trình diễn của họ là một phần của cuộc thi mang tên “Cuộc chiến của các cô dâu” do kênh truyền hình GMTV tổ chức nhằm chọn ra cặp đôi xứng đáng nhất cho một lễ cưới xa hoa được tài trợ từ A đến Z.

Hàng trăm cặp uyên ương đã tham gia cuộc tuyển chọn nhưng đã bị loại dần dần qua các vòng thi cho tới khi còn 9 và sau đó là 3 cặp, những người sẽ tranh tài ở một loạt các nội dung để giành tấm vé được tổ chức đám cưới.

Các cặp uyên ương phải lột bỏ quần áo để các chuyên gia hoá trang trên cơ thể họ, tạo thành những bộ trang phục cưới như thật.

Sau khi hoàn thành những thách thức đầu tiên, các nhà sản xuất của GMTV đã yêu cầu 3 cặp đôi cởi bỏ quần áo giữa vườn hoa Covent đông đúc ở trung tâm thủ đô London. Họ gần như không được phép mặc gì, tuy vậy nghệ thuật hoá trang trên cơ thể khiến họ trông giống những cô dâu chú rể thực sự.

Các cặp đôi R Mark Baggett và Sadie Whitelock; Danny Duggan và Caroline Clark; Kirk Elba và Emma Kingshott đã dũng cảm cởi bỏ quần áo và trình diễn khoả thân trong chương trình truyền hình trực tiếp vào sáng ngày 13/8.

(Từ trái sang phải) Mark Baggett và Sadie Whitelock; Danny Duggan và Caroline Clark; Kirk Elba và Emma Kingshott.

Đi dạo quanh vườn Convent bên ngoài nhà thờ St. Paul, 3 cặp uyên ương đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của khách qua đường dù mãi họ mới phát hiện ra rằng 3 cặp đôi đang… chẳng mặc gì!

Cô dâu Caroline nói: “Tôi hi vọng chúng tôi sẽ chiến thắng. Nếu không, chúng tôi sẽ phải tiết kiệm tiền và có thể phải đợi 3 năm nữa mới cưới được”.

Danny Duggan và Caroline Clark.

Danny Duggan và Caroline Clark sẽ phải tham gia vào một số cuộc thi khác trước khi cặp đôi thắng cuộc được công bố sau 2 tuần nữa.

Cặp đôi chiến thắng sẽ kết hôn trực tiếp trên truyền hình vào ngày 29/8 tới trong một lễ cưới sang trọng. Cô dâu sẽ mặc váy cưới tuyệt đẹp của nhà thiết kế Caroline Castigliano, được các chuyên gia Richard Ward và Jemma Kidd làm tóc và trang điểm.

Nhiều người qua đường mãi mới phát hiện ra là các cặp đôi gần như... không mặc gì!'

Sau lễ cưới, cặp uyên ương sẽ được hưởng kỳ trăng mật kéo dài 2 tuần trị giá 10.000 USD tại biển Caribê.

Họ cũng sẽ được coi như các ngôi sao khi được chụp ảnh trên tạp chí OK!.

Lưu Ly

Theo Dailymail

Cô dâu, chú rể "nuy" trên đường phố London



Buổi trình diễn của họ là một phần của cuộc thi mang tên “Cuộc chiến của các cô dâu” do kênh truyền hình GMTV tổ chức nhằm chọn ra cặp đôi xứng đáng nhất cho một lễ cưới xa hoa được tài trợ từ A đến Z.

Hàng trăm cặp uyên ương đã tham gia cuộc tuyển chọn nhưng đã bị loại dần dần qua các vòng thi cho tới khi còn 9 và sau đó là 3 cặp, những người sẽ tranh tài ở một loạt các nội dung để giành tấm vé được tổ chức đám cưới.

Các cặp uyên ương phải lột bỏ quần áo để các chuyên gia hoá trang trên cơ thể họ, tạo thành những bộ trang phục cưới như thật.

Sau khi hoàn thành những thách thức đầu tiên, các nhà sản xuất của GMTV đã yêu cầu 3 cặp đôi cởi bỏ quần áo giữa vườn hoa Covent đông đúc ở trung tâm thủ đô London. Họ gần như không được phép mặc gì, tuy vậy nghệ thuật hoá trang trên cơ thể khiến họ trông giống những cô dâu chú rể thực sự.

Các cặp đôi R Mark Baggett và Sadie Whitelock; Danny Duggan và Caroline Clark; Kirk Elba và Emma Kingshott đã dũng cảm cởi bỏ quần áo và trình diễn khoả thân trong chương trình truyền hình trực tiếp vào sáng ngày 13/8.

(Từ trái sang phải) Mark Baggett và Sadie Whitelock; Danny Duggan và Caroline Clark; Kirk Elba và Emma Kingshott.

Đi dạo quanh vườn Convent bên ngoài nhà thờ St. Paul, 3 cặp uyên ương đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của khách qua đường dù mãi họ mới phát hiện ra rằng 3 cặp đôi đang… chẳng mặc gì!

Cô dâu Caroline nói: “Tôi hi vọng chúng tôi sẽ chiến thắng. Nếu không, chúng tôi sẽ phải tiết kiệm tiền và có thể phải đợi 3 năm nữa mới cưới được”.

Danny Duggan và Caroline Clark.

Danny Duggan và Caroline Clark sẽ phải tham gia vào một số cuộc thi khác trước khi cặp đôi thắng cuộc được công bố sau 2 tuần nữa.

Cặp đôi chiến thắng sẽ kết hôn trực tiếp trên truyền hình vào ngày 29/8 tới trong một lễ cưới sang trọng. Cô dâu sẽ mặc váy cưới tuyệt đẹp của nhà thiết kế Caroline Castigliano, được các chuyên gia Richard Ward và Jemma Kidd làm tóc và trang điểm.

Nhiều người qua đường mãi mới phát hiện ra là các cặp đôi gần như... không mặc gì!'

Sau lễ cưới, cặp uyên ương sẽ được hưởng kỳ trăng mật kéo dài 2 tuần trị giá 10.000 USD tại biển Caribê.

Họ cũng sẽ được coi như các ngôi sao khi được chụp ảnh trên tạp chí OK!.

Lưu Ly

Theo Dailymail

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2008

Những dấu hỏi phai…

Những dấu hỏi phai…

Nguyễn Ngọc Tư

Cậu Ba nhắc, hồi nhỏ tao sợ chở con nhỏ này đi chơi. Nó hỏi bất tận làm tao trả lời muốn tắt thở.

Trong ký ức của cậu, cứ đặt con bé lên yên sau xe đạp, ngay lập tức nó sẽ thẻ thọt, cậu ơi, sao cái áo cậu có màu xanh vậy, sao mồ hôi cậu có mùi chua chua vậy. Cảm hứng từ cái lưng áo to bè phần phật trước mặt nó, những câu hỏi bắt đầu tuôn tràn. Nước ở đâu mà ông trời lấy làm mưa? Nếu cậu chở con đi tới mai thì có hết đường chưa? Tại sao con chuồn chuồn biết bay mà người ta không biết? tại sao con cá lội dưới nước không chết ngộp? Tại sao cậu cười với cái dì đẹp kia mà không cười với dì xấu xấu? Sao cậu không làm… con gái để thắt bím cho dễ thương?

Sau buổi đi dạo về thì cậu mệt đứt hơi. Bởi nó luôn luôn nảy ra câu hỏi mới sau khi cậu trả lời. Trả lời bừa bãi thì ân hận, quấy quá cho qua tất nhiên con bé không chịu, trẻ con thích khám phá tận cùng, đi đến tận cùng. Bởi trẻ con tin có tận cùng.

Con bé ám ảnh cậu bằng những câu hỏi miên man, hỏi bất tận, hỏi dai dẳng… giờ đã lớn, vẫn tin có tận cùng, nhưng không hay hỏi nữa. Lâu lâu nhìn lại trong mớ đồ lưu niệm, thấy cái chân dung mà cậu Ba từng vẽ nó trên cuốn tập học trò, cậu khoanh tròn vo, sau đó đánh dấu chấm hỏi ở giữa, nó tự hỏi, đây là mình hồi nhỏ?

Bây giờ vẽ nó còn đơn giản hơn nữa, chỉ bằng một nét chì khoanh tròn là xong. Những câu hỏi khum khum như cái lưỡi câu nó không còn mang theo bên mình. Mười hai tuổi hỏi cô giáo sao đáp án của em giống hệt của bạn mà em ít điểm hơn. Cô cười chát như lá sung, tại bạn có đi học thêm. Nó định hỏi nữa nhưng nụ cười chát ngấm của cô giáo làm nó tần ngần.

Con bé bắt đầu từ bỏ một khả năng thiên phú của mình, khả năng hỏi. Bởi càng lớn càng hoang mang trước cái gọi là tận cùng, hoặc không có tận cùng hoặc tận cùng là cái gì đó mơ hồ, nhưng buồn. Giống như bóc vỏ từng lớp vỏ của củ hành, để tìm ra cái chân lý nhỏ xíu ở trong, đôi khi, nó cũng héo quắt mất rồi, sau một hành trình cay xé chảy ròng nước mắt. Hồi mới đi làm cứ muốn hỏi cho bằng được, tại sao cái anh không biết chuyên môn gì hết mà ngồi vung vinh ở ghế trưởng phòng. Đồng nghiệp cười, vẽ một cái hình rộng trên đầu, hình dung như cái dù. Dấu chấm hỏi quăng ra bỗng như xóc ngược cái móc nhọn vào cổ, nghe rát.

Thôi không hỏi như trẻ con nữa. Người ta ai cũng vậy thôi, cũng lớn lên, cũng thôi ngây thơ hồn nhiên, cũng biết ít nhiều, cũng nín… hỏi. Cơ quan quy định mặc áo đỏ không còn ai hỏi, “tôi thích màu xanh, tôi có thể mặc áo xanh?”. Phường gọi nộp thuế thì nộp, chẳng thắc mắc, số tiền này năm ngoái các anh dùng làm những việc gì? Đọc tin sáng thấy nói chuyện chạy chức, câu hỏi cứ nhảy nhót trên trang báo, vậy thì cái chức đó mang lại cho người ta lời lãi bao nhiêu mà họ đầu tư hàng trăm triệu, hàng tỉ? Mà, vị công chức nọ thu vốn bằng cách nào, chứ tiền lương cộng lại sao đủ số tiền bỏ ra?

Hỏi, ít ra sẽ làm cho người ta giật mình, toát mồ hôi tìm câu trả lời. Nhưng ngay cả chị bán vải ngoài chợ không lên tiếng hỏi, con bé kỹ sư nín thinh, cậu Ba nuôi cá dưới quê chỉ chặc lưỡi cho qua... Không hỏi vì đã ngấm ngầm biết, hoặc từng hỏi mà không nhận được câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời xa xa sự thật, hoặc đã đi đến tận cùng sự thật mà không được nói ra…

Một cộng đồng cúc cung im lặng. Và những người lớn cứ viết trang đời mình bằng vài dấu hỏi ít ỏi, chỉ dấu chấm, dấu phẩy, chấm than và nhiều lắm những cái chấm lửng thẩn thơ trên giấy. Nghe trẻ con hỏi chuyện trăng sao trên trời mà nửa sợ nửa thương. Trẻ con ơi, trước khi khôn lớn giùm ơn chia sẻ ban tặng tụi người lớn chúng tôi sự khát khao… hỏi.

Nguồn viet-studies.info

Những dấu hỏi phai…

Những dấu hỏi phai…

Nguyễn Ngọc Tư

Cậu Ba nhắc, hồi nhỏ tao sợ chở con nhỏ này đi chơi. Nó hỏi bất tận làm tao trả lời muốn tắt thở.

Trong ký ức của cậu, cứ đặt con bé lên yên sau xe đạp, ngay lập tức nó sẽ thẻ thọt, cậu ơi, sao cái áo cậu có màu xanh vậy, sao mồ hôi cậu có mùi chua chua vậy. Cảm hứng từ cái lưng áo to bè phần phật trước mặt nó, những câu hỏi bắt đầu tuôn tràn. Nước ở đâu mà ông trời lấy làm mưa? Nếu cậu chở con đi tới mai thì có hết đường chưa? Tại sao con chuồn chuồn biết bay mà người ta không biết? tại sao con cá lội dưới nước không chết ngộp? Tại sao cậu cười với cái dì đẹp kia mà không cười với dì xấu xấu? Sao cậu không làm… con gái để thắt bím cho dễ thương?

Sau buổi đi dạo về thì cậu mệt đứt hơi. Bởi nó luôn luôn nảy ra câu hỏi mới sau khi cậu trả lời. Trả lời bừa bãi thì ân hận, quấy quá cho qua tất nhiên con bé không chịu, trẻ con thích khám phá tận cùng, đi đến tận cùng. Bởi trẻ con tin có tận cùng.

Con bé ám ảnh cậu bằng những câu hỏi miên man, hỏi bất tận, hỏi dai dẳng… giờ đã lớn, vẫn tin có tận cùng, nhưng không hay hỏi nữa. Lâu lâu nhìn lại trong mớ đồ lưu niệm, thấy cái chân dung mà cậu Ba từng vẽ nó trên cuốn tập học trò, cậu khoanh tròn vo, sau đó đánh dấu chấm hỏi ở giữa, nó tự hỏi, đây là mình hồi nhỏ?

Bây giờ vẽ nó còn đơn giản hơn nữa, chỉ bằng một nét chì khoanh tròn là xong. Những câu hỏi khum khum như cái lưỡi câu nó không còn mang theo bên mình. Mười hai tuổi hỏi cô giáo sao đáp án của em giống hệt của bạn mà em ít điểm hơn. Cô cười chát như lá sung, tại bạn có đi học thêm. Nó định hỏi nữa nhưng nụ cười chát ngấm của cô giáo làm nó tần ngần.

Con bé bắt đầu từ bỏ một khả năng thiên phú của mình, khả năng hỏi. Bởi càng lớn càng hoang mang trước cái gọi là tận cùng, hoặc không có tận cùng hoặc tận cùng là cái gì đó mơ hồ, nhưng buồn. Giống như bóc vỏ từng lớp vỏ của củ hành, để tìm ra cái chân lý nhỏ xíu ở trong, đôi khi, nó cũng héo quắt mất rồi, sau một hành trình cay xé chảy ròng nước mắt. Hồi mới đi làm cứ muốn hỏi cho bằng được, tại sao cái anh không biết chuyên môn gì hết mà ngồi vung vinh ở ghế trưởng phòng. Đồng nghiệp cười, vẽ một cái hình rộng trên đầu, hình dung như cái dù. Dấu chấm hỏi quăng ra bỗng như xóc ngược cái móc nhọn vào cổ, nghe rát.

Thôi không hỏi như trẻ con nữa. Người ta ai cũng vậy thôi, cũng lớn lên, cũng thôi ngây thơ hồn nhiên, cũng biết ít nhiều, cũng nín… hỏi. Cơ quan quy định mặc áo đỏ không còn ai hỏi, “tôi thích màu xanh, tôi có thể mặc áo xanh?”. Phường gọi nộp thuế thì nộp, chẳng thắc mắc, số tiền này năm ngoái các anh dùng làm những việc gì? Đọc tin sáng thấy nói chuyện chạy chức, câu hỏi cứ nhảy nhót trên trang báo, vậy thì cái chức đó mang lại cho người ta lời lãi bao nhiêu mà họ đầu tư hàng trăm triệu, hàng tỉ? Mà, vị công chức nọ thu vốn bằng cách nào, chứ tiền lương cộng lại sao đủ số tiền bỏ ra?

Hỏi, ít ra sẽ làm cho người ta giật mình, toát mồ hôi tìm câu trả lời. Nhưng ngay cả chị bán vải ngoài chợ không lên tiếng hỏi, con bé kỹ sư nín thinh, cậu Ba nuôi cá dưới quê chỉ chặc lưỡi cho qua... Không hỏi vì đã ngấm ngầm biết, hoặc từng hỏi mà không nhận được câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời xa xa sự thật, hoặc đã đi đến tận cùng sự thật mà không được nói ra…

Một cộng đồng cúc cung im lặng. Và những người lớn cứ viết trang đời mình bằng vài dấu hỏi ít ỏi, chỉ dấu chấm, dấu phẩy, chấm than và nhiều lắm những cái chấm lửng thẩn thơ trên giấy. Nghe trẻ con hỏi chuyện trăng sao trên trời mà nửa sợ nửa thương. Trẻ con ơi, trước khi khôn lớn giùm ơn chia sẻ ban tặng tụi người lớn chúng tôi sự khát khao… hỏi.

Nguồn viet-studies.info

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

Ý nghĩa Vu Lan

Truyện-PhậtHọc

Đây là bài pháp thoại được nói tại chùa Linh Quang - Huế của Thượng Toạ Thích Phước Viên cho các thầy trẻ và các Phật tử, vào sáng ngày 29.8.2004, tức 14.7. AL, do tăng sinh Từ Niệm ghi lại

Đóa hồng trắng được cài trên y áo thầy Tuệ Sỹ

Nam mô vu lan hội Thượng phật Bồ Tát

Kính bạch chư tôn Hoà Thượng, chư Thương Toạ Đại Đức Tăng,

Kính thưa quý đạo hữu, phật tử hiện tiền,

Hằng năm, cứ vào tháng bảy mùa Vu Lan trở lại về với hàng trăm triệu người con Phật trên khắp năm châu bốn biển. Tại VN chúng ta, Vu Lan thắng hội đã trở thành mùa báo hiếu chung cho mọi người. Hôm nay, trong không khí trang nghiêm, trầm lắng, tại tổ đình Linh Quang, chư Tăng cùng tín đồ Phật tử hoà chung một nhịp hành lễ tự tứ lễ báo ân cha mẹ bảy đời và bà con nhiều kiếp. Để buổi lễ có thêm ý nghĩa sâu sắc và thêm phần phong phú, trước hết, tôi thấy cần phải nhắc lại một vài ý nghĩa liên quan đến thắng hội Vu Lan.

Đó là vấn đề an cư, tự tứ và ý nghĩa của vu lan báo hiếu. Tuy những vấn đề này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng không phải vì thế mà trở nên nhàm chán và ý nghĩa của nó bị lu mờ đị Ngược lại, chúng ta phải thấm sâu, phải làm cho nó càng ngày càng sáng tỏ. Nói cách khác, những ý nghĩa này chính là nghĩa vụ, bổn phận, là sự sống, đời sống lý tưởng của mỗi một người chúng tạ Chính vì vậy nên chúng luôn luôn hiện hữu với chúng tạ Vấn đề là tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Do vậy, đề nghị tất cả quý vị tăng sĩ trẻ và quý đạo hữu, hãy lắng lòng suy nghĩ để đừng cho mọi việc trôi qua trong hời hợt, trong lãng quên khiến không đạt được một lợi ích nào đáng kể trong khi đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tiền của và tâm trí. Trong khi cống hiến cả cuộc đời mình vào công việc phật sự.

Kính thưa liệt quý vị,

Nhắc đi nhắc lại ý nghĩa của an cư, Tự Tứ và Vu Lan báo hiếu là để thâm nhập một cách sâu sắc, để vun bồi đức hạnh cho mình; để công việc báo hiếu ngày một hiệu quả hơn chứ không phải nhắc đi nhắc lại như hình thức của một cái máy khi bật lên thì nghe tiếng, khi tắt đi thì hết nghe, và chấm dứt tất cả. Trở lại những ý nghĩa mà tôi vừa nêu, hẳn rằng, trong tất cả chúng ta, ít nhất cũng đã một lần đặt lên câu hỏi như thế này: Tại sao chúng Tăng phải an cử Tại sao lại có mùa Vu Lan báo hiếu? Trả lời những câu hỏi này cũng có nghĩa là nói lên toàn bộ ý nghĩa của Vu Lan thắng hội. Sau đây tôi xin tuần tự nhắc lại những ý nghĩa mà tôi đã nêu.

ý nghĩa lễ an cư:

An cư là chữ phiên âm của tiếng Phạn, dịch ra tiếng Hán gọi là vũ kỳ; nghĩa là thời kỳ mưa gió hay gọi là mùa mưa. Nhưng nếu căn cứ theo hai chữ " an cự của chữ Hán để dịch nghĩa, thì cư là ở, an là yên. An cư là ở yên. Đó là ý nghĩa của chữ an cự Còn về mục đích và lý do của an cư thì có rất nhiều. Nhưng tôi chỉ xin nhắc lại ba điểm.

Thứ nhất, với nhiệm vụ hoằng pháp, chư Tăng phải luôn luôn lên đường đi khắp các hang cùng ngỏ hẽm, từ thành thị đến nông thôn, từ biển xa đến núi sâu rừng thẳm, để đến với mọi người trong mọi tầng lớp xã hội mà làm lợi ích cho họ. Nhưng để thực hiện việc hoằng pháp lợi sanh có hiệu quả, người tu sĩ, người con Phật, trước hết, phải tự mình có nội lực tâm linh, phải có kiến thức và phải có tấm lòng yêu đạo tha thiết. Để có được những đức tính đó, ít nhất một năm phải có ba tháng tập trung tu tập, rèn luyện bản thân nhằm thực hiện tâm linh, nâng cao trình độ kiến thức để hoằng pháp độ sinh trong chín tháng còn lại. Thứ hai, sự nghiệp của người con Phật là hoằng pháp lợi sinh. Khi nói đến hoằng pháp lợi sinh thì không thể không nói đến đời sống thanh tịnh và hòa hợp của chúng Tăng. Đời sống thanh tịnh và hòa hợp là tiêu chí để xây dựng một xã hội ổn định, an bình và hạnh phúc. Nếu chúng tăng không thực hiện như vậy, thì mọi công việc được gọi là hoằng pháp lợi sinh đều trở nên vô nghĩa, đều trở thành lời nói đầu môi chóp lưỡi và đó chỉ là lời nói suông. Chính vì thế, mỗi năm ít nhất ba tháng, chư Tăng an cư để thực tập đời sống thanh tịnh và hòa hợp.

Mục đích thứ ba của vấn đề an cư là tạo điều kiện cho tín đồ Phật tử được gần gũi, học tập và cúng dường chư Tăng. Đó là thời gian thuận tiện nhất cho người Phật tử tại gia có điều kiện tìm hiểu đạo lý, đồng thời tạo được phước báo nhân thiên thông qua việc thân cận và cúng dường.

Ý nghĩa lễ tự tứ:

Tự Tứ là chữ phiên âm từ tiếng Phạn. dịch nghĩa theo chữ Hán gọi là hỷ duyệt, nghĩa là sau ba tháng an cư tu tập, vào ngày mười bốn tháng bảy, chư Tăng cùng nhau tập trung tại một giới trường, đối chiếu với giới luật mà mình đã thọ trì, mỗi một người tự xét bản thân qua thấy, qua nghe và qua nghi và nếu thấy việc gì đó không đúng, tự mình nói lên hoặc nhờ một vị tỳ kheo khác nói lên, sau đó nếu thấy rằng, mình có sai phạm thì phải sám hối đúng như pháp. Sau khi sám hối liền được thanh tịnh, trong tâm cảm thấy vui vẻ và an lạc. Đó là ý nghĩa của ngày tự tứ. Ngày tự tứ cũng còn gọi là ngày thọ tuế, nghĩa là chư Tăng có thêm một tuổi đạo.

Ý nghĩa Vu Lan, Báo Hiêú:

Vu Lan là chữ phiên âm từ tiếng Phạn, dịch nghĩa theo chữ Hán là giải đảo huyền. Chữ đảo huyền, nghĩa là sợi dây treo ngược. Đó là hình ảnh được thí dụ cho nỗi khổ của chúng sanh là vô cùng vô tận, không thể nào tả xiết. Giải đảo huyền nghĩa là mở sợi dây đang treo ngược tức có nghĩa là Cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, cảnh giới khổ đau, sanh về các cõi thiện lành an lạc. Đó là ý nghĩa của Vu Lan.

Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Có lẽ tất cả quý vị đã biết; ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha me, một công ơn, không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển, dùng thần thông nhìn thấy mẹ mình đang bị thống khổ trong địa ngục, Ngài đã đem cơm cho mẹ. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đã hoá thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được.

Ngài Mục Kiền Liên buồn bã, trở về thưa với đức Phật. Phật dạy rằng, nghiệp lực của mẹ ông quá sâu dày, nên mặc dầu ông có thần lực quảng đại và có tấm lòng hiếu đạo cảm động cả trời đất, nhưng một mình ông không thể Cứu được mẹ ông. Đây là một điểm mà tất cả chúng ta phải lưu ý. Với thần thông bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, với tâm hiếu đạo cảm động cả trời đất, thế mà ngài không Cứu nổi mẹ, cần phải nhờ đến ân đức của mười phương chúng Tăng. Đức Phật dạy rằng, mười phương chúng tăng lấy ngày rằm tháng 07 làm ngày tự tứ; các ông hãy vì cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sắm trai soạn, lễ vật, bông ba, quả phẩm, hương dầu đèn nến, giường chiếu mền nệm, các thứ tốt nhất, đặt vào trong bồn hiến cúng chúng tăng trong mười phương. Nhờ có đầy đủ giới pháp thanh tịnh cho nên đạo đức của tăng chúng ấy rất lớn. Ai cúng dường chúng tăng tự tứ đó thì tất cả cha mẹ cùng với bà con trong đời hiện tại mà đã quá vãng thì thoát khỏi thống khổ trong ba đường; trong đời hiện tại mà đang còn sống thì hưởng phước lạc, sống lâu trăm tuổi. Đó là nguyên nhân của lễ hội Vu .

Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Nói cách khác, đó chính là công ơn sanh thành dưỡng dục. Đã mang ơn thì phải nhớ ơn và đền ơn. Bất cứ người nào, đoàn thể tổ chức nào cũng đều phải như vậy. Nếu không, thì có lẽ không còn nguyên vẹn tính chất của một con người; không còn lý tưởng phục vụ mọi người của một đoàn thể tổ chức nữa. Chúng ta thử nghĩ, một người không biết công cha, không biết nghĩa mẹ tức không biết gì về hiếu thuận thì người đó liệu có phải là con người không; và cho dù thực tế họ vẫn mang lấy hình vóc của con người nhưng tính chất của họ có thể phải nói một cách chua xót rằng, chỉ ngang hàng với các động vật bốn chân. Chúng ta thử nghĩ, một đoàn thể tổ chức luôn nhân danh vì mọi người, phục vụ mọi người mà không hề biết đến, nói đến công ơn của cha mẹ, coi cha mẹ như một người xa lạ, như một kẻ vô tích sự, thậm chí đôi khi cho là có tội, thì thử hỏi, liệu đoàn thể tổ chức đó có thực tâm, thực lòng vì mọi người được không!

Đã biết ơn, nhớ ơn thì phải đền ơn tức là phải báo hiếu.. Một điều nữa mà chúng ta cần nhớ rõ, trong các kinh điển, đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sanh, trong chuỗi luân hồi vô tận, đã từng làm cha làm mẹ của nhau. Như vậy có nghĩa là báo hiếu cha mẹ cũng chính là đền ơn, trả ơn cho tất cả mọi người.

Công việc báo hiếu đối với cha mẹ, như trong kinh dạy, thiết trai cúng dường, cầu ơn mười phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ đã quá vãng siêu sanh về cõi thanh tịnh và yên vui; đối với cha mẹ hiện tiền, chúng ta cũng phải thấy rõ qua hai ý nghĩa: thứ nhất, nhờ oai lực của thập phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ sống bình yên trong cuộc sống hiện tại, sống hài hoà trong tình cảm gia đình và xóm làng, sống lâu trăm tuổi; thứ hai, với tư cách của những người con đối với cha mẹ còn sống, báo hiếu cha mẹ tức là giúp cho cha mẹ thoát khỏi khổ đau và phiền muộn trong đời sống, giúp xoá đi những khó khăn ràng buộc mà cuộc sống của xã hội đang tạo nên cho chạ Thực tế thì rất phức tạp. Tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như hoàn cảnh xã hội. Ở đây, tôi cần lưu ý với quý liệt vị rằng báo hiếu cho cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là đền ơn cho tất cả mọi người, những người chung quanh chúng ta; và những người chung quanh chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, tức cũng trả ơn, đền ơn cho chúng tạ Như vậy có nghĩa là chúng ta biết ơn, chúng ta trả ơn và đền ơn cho nhau.

Trong hiện tại, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trên hai lãnh vực tinh thần và vật chất. Về vật chất, như nhiều người đã từng nói, xã hội ngày nay dồi dào về vật chất hơn cách đây ba mươi năm. Có thật sự đúng như vậy không. Và giả dụ thực sự là như vậy thì nỗi khổ về vật chất có giảm thiểu đi nhiều hơn không. Có lẽ câu trả lời dứt khoát là không; bởi lẽ, dù có như vậy chăng nữa, thì thực tế độ chênh lệch giữa giàu và nghèo là quá mức có nghĩa là vật chất dồi dào kia là chỉ nằm trong tay của một thiểu số ít ỏi. Với một thực tế như vậy, trước mắt, mỗi một người trong chúng ta tự suy nghĩ trong phạm vi của mình để thực hiện mà thôi.

Về mặt tinh thần, trong thời buổi này, đối với chúng ta có rất nhiều điều vướng bận, thậm chí có những vướng bận rất ấm ức, rất dai dẳng. Đó chính là một trong những hình thức của trói buột, khổ đau. Chúng ta cần phải tìm cách để giải thoát. Như trên tôi đã nói, với thần thông quảng đại, với tấm lòng hiếu thảo cảm động cả trời đất của ngài Mục liên vẫn không Cứu nỗimột mình bà mẹ. Thế thì phải xem lại, chúng ta là ai, khả năng thế nào, tấm lòng yêu đạo ra sao, tự thân mỗi một người liệu có đủ sức để Cứu giúp được không. Chắc chắn là không. Nhất định, chúng ta phải luôn trao đổi, học hỏi và thống nhất, cùng một lòng một dạ giúp nhau khắc phục những chướng duyên, vượt qua các khổ đau mà con người và xã hội đã tạo nên cho chúng ta .

Và hơn ai hết, tất nhiên đã là người con Phật, chúng phải luôn luôn quyết tâm theo đuổi và đạt cho được mục đích mà chư Phật hằng mong muốn chúng ta có được, đó là sự giải thoát và giác ngộ.

Nhân mùa Vu Lan năm nay, 2548, tôi xin thay mặt chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa nhắc nhở quý thầy trẻ và quý đạo hữu về ý nghĩa an cư, vu lan và tự tứ. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính cách cập nhật của sự báo hiếu, nhớ ơn và đền ơn. Mong rằng tất cả quý thầy trẻ và quý đạo hữu hãy nỗ lực tư duy, trù biện. Bởi vì hạnh phúc, an lạc, sự tiến bộ của chúng ta trên con đường giải thoát giác ngộ hay là sứ mạng hoằng pháp lợi sanh, Cứu độ cha mẹ, phải do chính chúng ta thực hiện chứ không ai khác. Mong rằng quý vị đừng mơ hồ, đừng lãng quên, để phải nhọc công tốn sức mà không được gì cả. Chẳng ích gì cho bản thân mà cũng chẳng đem đến lợi lạc gì cho một ai. Thật đáng buồn khi một người Phật tử tại gia suốt đời đi chùa lễ Phật nhưng rốt cùng chẳng thấy kết quả ở đâu. Còn gì xót xa hơn khi một người thiếu niên dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xuất gia tu học mà lại mơ hồ, mông lung trong cuộc sống thực tiễn trước mắt; quên bẵng sơ tâm, lạc mất lối về. Xin quý vị phải luôn luôn nhớ đến mục tiêu giải thoát và giác ngộ cho mình và cho mọi người. Có như vậy quý thầy cũng như quý đạo hữu mới thực hiện trọn vẹn nhất và đầy đủ nhất ý nghĩa báo ơn cha mẹ trong mùa Vu Lan thắng hội.

Cuối cùng tôi xin chúc liệt quý vị thân tâm thường lạc, phước trí trang nghiêm trong niềm vui hoan hỷ. Nam mô đại hiếu Mục kiền liên tôn gia .

Thích Phước Viên (vn.net)


Now playing : Bong Hong Cai Ao Pham The My Elvis Tinh...

Get your custom mp3 player @ 30s.VN
http://www.esnips.com/doc/64750e8e-607b-4ff9-a42d-0b65a62c1c4c/B%F4ng%20h%3Fng%20c%E0i%20%E1o

Ý nghĩa Vu Lan

Truyện-PhậtHọc

Đây là bài pháp thoại được nói tại chùa Linh Quang - Huế của Thượng Toạ Thích Phước Viên cho các thầy trẻ và các Phật tử, vào sáng ngày 29.8.2004, tức 14.7. AL, do tăng sinh Từ Niệm ghi lại

Đóa hồng trắng được cài trên y áo thầy Tuệ Sỹ

Nam mô vu lan hội Thượng phật Bồ Tát

Kính bạch chư tôn Hoà Thượng, chư Thương Toạ Đại Đức Tăng,

Kính thưa quý đạo hữu, phật tử hiện tiền,

Hằng năm, cứ vào tháng bảy mùa Vu Lan trở lại về với hàng trăm triệu người con Phật trên khắp năm châu bốn biển. Tại VN chúng ta, Vu Lan thắng hội đã trở thành mùa báo hiếu chung cho mọi người. Hôm nay, trong không khí trang nghiêm, trầm lắng, tại tổ đình Linh Quang, chư Tăng cùng tín đồ Phật tử hoà chung một nhịp hành lễ tự tứ lễ báo ân cha mẹ bảy đời và bà con nhiều kiếp. Để buổi lễ có thêm ý nghĩa sâu sắc và thêm phần phong phú, trước hết, tôi thấy cần phải nhắc lại một vài ý nghĩa liên quan đến thắng hội Vu Lan.

Đó là vấn đề an cư, tự tứ và ý nghĩa của vu lan báo hiếu. Tuy những vấn đề này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng không phải vì thế mà trở nên nhàm chán và ý nghĩa của nó bị lu mờ đị Ngược lại, chúng ta phải thấm sâu, phải làm cho nó càng ngày càng sáng tỏ. Nói cách khác, những ý nghĩa này chính là nghĩa vụ, bổn phận, là sự sống, đời sống lý tưởng của mỗi một người chúng tạ Chính vì vậy nên chúng luôn luôn hiện hữu với chúng tạ Vấn đề là tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Do vậy, đề nghị tất cả quý vị tăng sĩ trẻ và quý đạo hữu, hãy lắng lòng suy nghĩ để đừng cho mọi việc trôi qua trong hời hợt, trong lãng quên khiến không đạt được một lợi ích nào đáng kể trong khi đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tiền của và tâm trí. Trong khi cống hiến cả cuộc đời mình vào công việc phật sự.

Kính thưa liệt quý vị,

Nhắc đi nhắc lại ý nghĩa của an cư, Tự Tứ và Vu Lan báo hiếu là để thâm nhập một cách sâu sắc, để vun bồi đức hạnh cho mình; để công việc báo hiếu ngày một hiệu quả hơn chứ không phải nhắc đi nhắc lại như hình thức của một cái máy khi bật lên thì nghe tiếng, khi tắt đi thì hết nghe, và chấm dứt tất cả. Trở lại những ý nghĩa mà tôi vừa nêu, hẳn rằng, trong tất cả chúng ta, ít nhất cũng đã một lần đặt lên câu hỏi như thế này: Tại sao chúng Tăng phải an cử Tại sao lại có mùa Vu Lan báo hiếu? Trả lời những câu hỏi này cũng có nghĩa là nói lên toàn bộ ý nghĩa của Vu Lan thắng hội. Sau đây tôi xin tuần tự nhắc lại những ý nghĩa mà tôi đã nêu.

ý nghĩa lễ an cư:

An cư là chữ phiên âm của tiếng Phạn, dịch ra tiếng Hán gọi là vũ kỳ; nghĩa là thời kỳ mưa gió hay gọi là mùa mưa. Nhưng nếu căn cứ theo hai chữ " an cự của chữ Hán để dịch nghĩa, thì cư là ở, an là yên. An cư là ở yên. Đó là ý nghĩa của chữ an cự Còn về mục đích và lý do của an cư thì có rất nhiều. Nhưng tôi chỉ xin nhắc lại ba điểm.

Thứ nhất, với nhiệm vụ hoằng pháp, chư Tăng phải luôn luôn lên đường đi khắp các hang cùng ngỏ hẽm, từ thành thị đến nông thôn, từ biển xa đến núi sâu rừng thẳm, để đến với mọi người trong mọi tầng lớp xã hội mà làm lợi ích cho họ. Nhưng để thực hiện việc hoằng pháp lợi sanh có hiệu quả, người tu sĩ, người con Phật, trước hết, phải tự mình có nội lực tâm linh, phải có kiến thức và phải có tấm lòng yêu đạo tha thiết. Để có được những đức tính đó, ít nhất một năm phải có ba tháng tập trung tu tập, rèn luyện bản thân nhằm thực hiện tâm linh, nâng cao trình độ kiến thức để hoằng pháp độ sinh trong chín tháng còn lại. Thứ hai, sự nghiệp của người con Phật là hoằng pháp lợi sinh. Khi nói đến hoằng pháp lợi sinh thì không thể không nói đến đời sống thanh tịnh và hòa hợp của chúng Tăng. Đời sống thanh tịnh và hòa hợp là tiêu chí để xây dựng một xã hội ổn định, an bình và hạnh phúc. Nếu chúng tăng không thực hiện như vậy, thì mọi công việc được gọi là hoằng pháp lợi sinh đều trở nên vô nghĩa, đều trở thành lời nói đầu môi chóp lưỡi và đó chỉ là lời nói suông. Chính vì thế, mỗi năm ít nhất ba tháng, chư Tăng an cư để thực tập đời sống thanh tịnh và hòa hợp.

Mục đích thứ ba của vấn đề an cư là tạo điều kiện cho tín đồ Phật tử được gần gũi, học tập và cúng dường chư Tăng. Đó là thời gian thuận tiện nhất cho người Phật tử tại gia có điều kiện tìm hiểu đạo lý, đồng thời tạo được phước báo nhân thiên thông qua việc thân cận và cúng dường.

Ý nghĩa lễ tự tứ:

Tự Tứ là chữ phiên âm từ tiếng Phạn. dịch nghĩa theo chữ Hán gọi là hỷ duyệt, nghĩa là sau ba tháng an cư tu tập, vào ngày mười bốn tháng bảy, chư Tăng cùng nhau tập trung tại một giới trường, đối chiếu với giới luật mà mình đã thọ trì, mỗi một người tự xét bản thân qua thấy, qua nghe và qua nghi và nếu thấy việc gì đó không đúng, tự mình nói lên hoặc nhờ một vị tỳ kheo khác nói lên, sau đó nếu thấy rằng, mình có sai phạm thì phải sám hối đúng như pháp. Sau khi sám hối liền được thanh tịnh, trong tâm cảm thấy vui vẻ và an lạc. Đó là ý nghĩa của ngày tự tứ. Ngày tự tứ cũng còn gọi là ngày thọ tuế, nghĩa là chư Tăng có thêm một tuổi đạo.

Ý nghĩa Vu Lan, Báo Hiêú:

Vu Lan là chữ phiên âm từ tiếng Phạn, dịch nghĩa theo chữ Hán là giải đảo huyền. Chữ đảo huyền, nghĩa là sợi dây treo ngược. Đó là hình ảnh được thí dụ cho nỗi khổ của chúng sanh là vô cùng vô tận, không thể nào tả xiết. Giải đảo huyền nghĩa là mở sợi dây đang treo ngược tức có nghĩa là Cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, cảnh giới khổ đau, sanh về các cõi thiện lành an lạc. Đó là ý nghĩa của Vu Lan.

Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Có lẽ tất cả quý vị đã biết; ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha me, một công ơn, không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển, dùng thần thông nhìn thấy mẹ mình đang bị thống khổ trong địa ngục, Ngài đã đem cơm cho mẹ. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đã hoá thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được.

Ngài Mục Kiền Liên buồn bã, trở về thưa với đức Phật. Phật dạy rằng, nghiệp lực của mẹ ông quá sâu dày, nên mặc dầu ông có thần lực quảng đại và có tấm lòng hiếu đạo cảm động cả trời đất, nhưng một mình ông không thể Cứu được mẹ ông. Đây là một điểm mà tất cả chúng ta phải lưu ý. Với thần thông bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, với tâm hiếu đạo cảm động cả trời đất, thế mà ngài không Cứu nổi mẹ, cần phải nhờ đến ân đức của mười phương chúng Tăng. Đức Phật dạy rằng, mười phương chúng tăng lấy ngày rằm tháng 07 làm ngày tự tứ; các ông hãy vì cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sắm trai soạn, lễ vật, bông ba, quả phẩm, hương dầu đèn nến, giường chiếu mền nệm, các thứ tốt nhất, đặt vào trong bồn hiến cúng chúng tăng trong mười phương. Nhờ có đầy đủ giới pháp thanh tịnh cho nên đạo đức của tăng chúng ấy rất lớn. Ai cúng dường chúng tăng tự tứ đó thì tất cả cha mẹ cùng với bà con trong đời hiện tại mà đã quá vãng thì thoát khỏi thống khổ trong ba đường; trong đời hiện tại mà đang còn sống thì hưởng phước lạc, sống lâu trăm tuổi. Đó là nguyên nhân của lễ hội Vu .

Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Nói cách khác, đó chính là công ơn sanh thành dưỡng dục. Đã mang ơn thì phải nhớ ơn và đền ơn. Bất cứ người nào, đoàn thể tổ chức nào cũng đều phải như vậy. Nếu không, thì có lẽ không còn nguyên vẹn tính chất của một con người; không còn lý tưởng phục vụ mọi người của một đoàn thể tổ chức nữa. Chúng ta thử nghĩ, một người không biết công cha, không biết nghĩa mẹ tức không biết gì về hiếu thuận thì người đó liệu có phải là con người không; và cho dù thực tế họ vẫn mang lấy hình vóc của con người nhưng tính chất của họ có thể phải nói một cách chua xót rằng, chỉ ngang hàng với các động vật bốn chân. Chúng ta thử nghĩ, một đoàn thể tổ chức luôn nhân danh vì mọi người, phục vụ mọi người mà không hề biết đến, nói đến công ơn của cha mẹ, coi cha mẹ như một người xa lạ, như một kẻ vô tích sự, thậm chí đôi khi cho là có tội, thì thử hỏi, liệu đoàn thể tổ chức đó có thực tâm, thực lòng vì mọi người được không!

Đã biết ơn, nhớ ơn thì phải đền ơn tức là phải báo hiếu.. Một điều nữa mà chúng ta cần nhớ rõ, trong các kinh điển, đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sanh, trong chuỗi luân hồi vô tận, đã từng làm cha làm mẹ của nhau. Như vậy có nghĩa là báo hiếu cha mẹ cũng chính là đền ơn, trả ơn cho tất cả mọi người.

Công việc báo hiếu đối với cha mẹ, như trong kinh dạy, thiết trai cúng dường, cầu ơn mười phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ đã quá vãng siêu sanh về cõi thanh tịnh và yên vui; đối với cha mẹ hiện tiền, chúng ta cũng phải thấy rõ qua hai ý nghĩa: thứ nhất, nhờ oai lực của thập phương Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ sống bình yên trong cuộc sống hiện tại, sống hài hoà trong tình cảm gia đình và xóm làng, sống lâu trăm tuổi; thứ hai, với tư cách của những người con đối với cha mẹ còn sống, báo hiếu cha mẹ tức là giúp cho cha mẹ thoát khỏi khổ đau và phiền muộn trong đời sống, giúp xoá đi những khó khăn ràng buộc mà cuộc sống của xã hội đang tạo nên cho chạ Thực tế thì rất phức tạp. Tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như hoàn cảnh xã hội. Ở đây, tôi cần lưu ý với quý liệt vị rằng báo hiếu cho cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là đền ơn cho tất cả mọi người, những người chung quanh chúng ta; và những người chung quanh chúng ta báo hiếu cho cha mẹ, tức cũng trả ơn, đền ơn cho chúng tạ Như vậy có nghĩa là chúng ta biết ơn, chúng ta trả ơn và đền ơn cho nhau.

Trong hiện tại, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trên hai lãnh vực tinh thần và vật chất. Về vật chất, như nhiều người đã từng nói, xã hội ngày nay dồi dào về vật chất hơn cách đây ba mươi năm. Có thật sự đúng như vậy không. Và giả dụ thực sự là như vậy thì nỗi khổ về vật chất có giảm thiểu đi nhiều hơn không. Có lẽ câu trả lời dứt khoát là không; bởi lẽ, dù có như vậy chăng nữa, thì thực tế độ chênh lệch giữa giàu và nghèo là quá mức có nghĩa là vật chất dồi dào kia là chỉ nằm trong tay của một thiểu số ít ỏi. Với một thực tế như vậy, trước mắt, mỗi một người trong chúng ta tự suy nghĩ trong phạm vi của mình để thực hiện mà thôi.

Về mặt tinh thần, trong thời buổi này, đối với chúng ta có rất nhiều điều vướng bận, thậm chí có những vướng bận rất ấm ức, rất dai dẳng. Đó chính là một trong những hình thức của trói buột, khổ đau. Chúng ta cần phải tìm cách để giải thoát. Như trên tôi đã nói, với thần thông quảng đại, với tấm lòng hiếu thảo cảm động cả trời đất của ngài Mục liên vẫn không Cứu nỗimột mình bà mẹ. Thế thì phải xem lại, chúng ta là ai, khả năng thế nào, tấm lòng yêu đạo ra sao, tự thân mỗi một người liệu có đủ sức để Cứu giúp được không. Chắc chắn là không. Nhất định, chúng ta phải luôn trao đổi, học hỏi và thống nhất, cùng một lòng một dạ giúp nhau khắc phục những chướng duyên, vượt qua các khổ đau mà con người và xã hội đã tạo nên cho chúng ta .

Và hơn ai hết, tất nhiên đã là người con Phật, chúng phải luôn luôn quyết tâm theo đuổi và đạt cho được mục đích mà chư Phật hằng mong muốn chúng ta có được, đó là sự giải thoát và giác ngộ.

Nhân mùa Vu Lan năm nay, 2548, tôi xin thay mặt chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa nhắc nhở quý thầy trẻ và quý đạo hữu về ý nghĩa an cư, vu lan và tự tứ. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính cách cập nhật của sự báo hiếu, nhớ ơn và đền ơn. Mong rằng tất cả quý thầy trẻ và quý đạo hữu hãy nỗ lực tư duy, trù biện. Bởi vì hạnh phúc, an lạc, sự tiến bộ của chúng ta trên con đường giải thoát giác ngộ hay là sứ mạng hoằng pháp lợi sanh, Cứu độ cha mẹ, phải do chính chúng ta thực hiện chứ không ai khác. Mong rằng quý vị đừng mơ hồ, đừng lãng quên, để phải nhọc công tốn sức mà không được gì cả. Chẳng ích gì cho bản thân mà cũng chẳng đem đến lợi lạc gì cho một ai. Thật đáng buồn khi một người Phật tử tại gia suốt đời đi chùa lễ Phật nhưng rốt cùng chẳng thấy kết quả ở đâu. Còn gì xót xa hơn khi một người thiếu niên dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp xuất gia tu học mà lại mơ hồ, mông lung trong cuộc sống thực tiễn trước mắt; quên bẵng sơ tâm, lạc mất lối về. Xin quý vị phải luôn luôn nhớ đến mục tiêu giải thoát và giác ngộ cho mình và cho mọi người. Có như vậy quý thầy cũng như quý đạo hữu mới thực hiện trọn vẹn nhất và đầy đủ nhất ý nghĩa báo ơn cha mẹ trong mùa Vu Lan thắng hội.

Cuối cùng tôi xin chúc liệt quý vị thân tâm thường lạc, phước trí trang nghiêm trong niềm vui hoan hỷ. Nam mô đại hiếu Mục kiền liên tôn gia .

Thích Phước Viên (vn.net)


Now playing : Bong Hong Cai Ao Pham The My Elvis Tinh...

Get your custom mp3 player @ 30s.VN
http://www.esnips.com/doc/64750e8e-607b-4ff9-a42d-0b65a62c1c4c/B%F4ng%20h%3Fng%20c%E0i%20%E1o

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Viếng hồn trinh nữ

Giáo sư TS Vật lý Vũ Văn Hùng đọc cho chúng tôi nghe bài thơ này trong một buổi chiều Tây Nguyên, thiên nhiên không có gì quá đặc biệt, nhưng người đọc (cũng là một nhà thơ) - theo như tâm sự - bỗng có những phút muốn trải lòng và người nghe cảm nhận được rất nhiều. Khi nghe đọc thơ quả thật thấy lòng mình mềm ra, cũng muốn làm thơ. Chỉ tiếc tài mình kém quá, không làm được thơ hay, trí nhớ cũng tồi không thuộc được nhiều để cùng xướng họa.
Bài thơ có những câu mà ngôn từ nghe có vẻ u buồn rất quý phái, khác với cái hồn nhiên dân dã hay gặp ở thơ Nguyễn Bính.

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,

Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.

Tôi thấy quanh tôi và tất cả,

Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.


Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại,

Giờ đây tôi khóc một người về!

Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng,

Như có ai mời chén biệt ly!


Sáng nay vô số lá vàng rơi,

Người gái trinh kia đã chết rồi!

Có một chiếc xe màu trắng đục,

Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.


Đem đi một chiếc quan tài trắng,

Và những vòng hoa trắng lạnh người.

Theo bước, những người khăn áo trắng,

Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.


Để đưa nàng đến nghĩa trang này,

Nàng đến đây rồi ở lại đây.

Ờ nhỉ! Hôm nay là mấy nhỉ ?

Suốt đời tôi nhớ mãi hôm nay...


Sáng nay sau một cơn mưa lớn,

Hà Nội bừng lên những nắng vàng.

Có những cô nàng trinh trắng lắm,

Buồn rầu theo vết bánh xe tang.


Từ nay xa cách mãi mà thôi!

Tìm thấy làm sao được bóng người.

Vừa mới hôm nào còn thẹn thẹn.

Tay cầm sáp đỏ để lên môi.


Chiếc áo màu xanh tựa nước hồ,

Nàng vừa may với gió đầu thu.

Gió thu còn lại bao nhiêu gió,

Chiếc áo giờ đây ở dưới mồ.


******


Chắc hẳn những đêm như đêm qua,

Nàng còn say mộng ở chăn hoa.

-Chăn hoa ướp một trời xuân sắc -

Đến tận tàn canh rộn tiếng gà.


Chắc hẳn là những đêm như đêm kia,

Nửa đêm lành lạnh gió thu về.

Nàng còn thao thức ôm cho chặt,

Chiếc gối nhung mềm giữa giấc mê ....


Nhưng sáng hôm nay nàng lặng im,

Máu đào ngừng lại ở nơi tim.

Mẹ già xé vội khăn tang trắng,

Quấn vội lên đầu mấy đứa em.


Người mẹ già kia tuổi đã nhiều,

Đã từng đau khổ biết bao nhiêu.

Mà nay lại khóc thêm lần nữa,

Nước mắt còn đâu buổi xế chiều.


Những đứa em kia chưa khóc ai,

Mà nay đã khóc một người rồi.

Mà nay trên những môi son ấy,

Chả được bao giờ gọi: "Chị ơi!"


******


Nàng đã qua đời để tối nay

Có chàng đi hứng gió heo may,

Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,

Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.


Người ấy hình như có biết nàng,

Có lần toan tính chuyện sang ngang.

Nhưng tâm hồn nàng tựa con thuyền bé,

Vội cắm nghìn thu ở suối vàng.


Có gì vừa mất ở đâu đây ?

Lòng thấy mềm như rượu quá say.

Hốt hoảng chàng tìm trong bóng tối:

Bàn tay lại nắm phải bàn tay.


******


Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi,

(Người ta thương nhớ có ngần thôi)

Người ta nhắc đến tên nàng để

Kể chuyện nàng như kể chuyện vui.


Tôi với nàng đây không biết nhau,

Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu ?

"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu".*

*Xưa nay mỹ nhân cũng như danh tướng, không thể để cho người đời thấy khi mình đầu bạc.


--------------------------------

Một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can đang đứng ở nhà số 20 phố Hàng Ngang, Hà Nội, thấy có một đám ma đi qua. Người ta nói đó là đám tang một cô gái mới 16 tuổi đẹp nhất phố Hàng Đào, ai cũng xuýt xoa thương tiếc. Nhìn những cỗ xe tang trắng, đôi ngựa trắng, vòng hoa trắng, và những khăn xô trắng... đầy đường, hai nghệ sĩ rất xúc động.

Chiều, Vũ Trọng Can làm xong một bài thơ đưa Nguyễn Bính xem, Bính không nói gì. Hôm sau, Nguyễn Bính đưa bài thơ của mình cho Cam xem, đó là bài "Viếng hồn trinh nữ". Can bèn rút túi áo, xé bài thơ mình và nói:

- Ngày xưa Lý Bạch không làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc vì trước đó đã có thơ của Thôi Hiệu rồi. Nay có bài thơ của cậu thì thơ mình nên xé đi! Cả bài đều hay, nhưng mình thích nhất mấy câu:

"Có một chiếc xe màu trắng đục,
Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.
Đem đi một chiếc quan tài trắng,
Và những vòng hoa trắng lạnh người.
Theo bước, những người khăn áo trắng,
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi..."

Kể cũng là một chuyện biết người biết mình, bởi đánh giá thơ mình thường rất khó.

(Theo "Thơ & Giai thoại Nguyễn Bính" của Vũ Nam
)

Viếng hồn trinh nữ

Giáo sư TS Vật lý Vũ Văn Hùng đọc cho chúng tôi nghe bài thơ này trong một buổi chiều Tây Nguyên, thiên nhiên không có gì quá đặc biệt, nhưng người đọc (cũng là một nhà thơ) - theo như tâm sự - bỗng có những phút muốn trải lòng và người nghe cảm nhận được rất nhiều. Khi nghe đọc thơ quả thật thấy lòng mình mềm ra, cũng muốn làm thơ. Chỉ tiếc tài mình kém quá, không làm được thơ hay, trí nhớ cũng tồi không thuộc được nhiều để cùng xướng họa.
Bài thơ có những câu mà ngôn từ nghe có vẻ u buồn rất quý phái, khác với cái hồn nhiên dân dã hay gặp ở thơ Nguyễn Bính.

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,

Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.

Tôi thấy quanh tôi và tất cả,

Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.


Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại,

Giờ đây tôi khóc một người về!

Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng,

Như có ai mời chén biệt ly!


Sáng nay vô số lá vàng rơi,

Người gái trinh kia đã chết rồi!

Có một chiếc xe màu trắng đục,

Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.


Đem đi một chiếc quan tài trắng,

Và những vòng hoa trắng lạnh người.

Theo bước, những người khăn áo trắng,

Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.


Để đưa nàng đến nghĩa trang này,

Nàng đến đây rồi ở lại đây.

Ờ nhỉ! Hôm nay là mấy nhỉ ?

Suốt đời tôi nhớ mãi hôm nay...


Sáng nay sau một cơn mưa lớn,

Hà Nội bừng lên những nắng vàng.

Có những cô nàng trinh trắng lắm,

Buồn rầu theo vết bánh xe tang.


Từ nay xa cách mãi mà thôi!

Tìm thấy làm sao được bóng người.

Vừa mới hôm nào còn thẹn thẹn.

Tay cầm sáp đỏ để lên môi.


Chiếc áo màu xanh tựa nước hồ,

Nàng vừa may với gió đầu thu.

Gió thu còn lại bao nhiêu gió,

Chiếc áo giờ đây ở dưới mồ.


******


Chắc hẳn những đêm như đêm qua,

Nàng còn say mộng ở chăn hoa.

-Chăn hoa ướp một trời xuân sắc -

Đến tận tàn canh rộn tiếng gà.


Chắc hẳn là những đêm như đêm kia,

Nửa đêm lành lạnh gió thu về.

Nàng còn thao thức ôm cho chặt,

Chiếc gối nhung mềm giữa giấc mê ....


Nhưng sáng hôm nay nàng lặng im,

Máu đào ngừng lại ở nơi tim.

Mẹ già xé vội khăn tang trắng,

Quấn vội lên đầu mấy đứa em.


Người mẹ già kia tuổi đã nhiều,

Đã từng đau khổ biết bao nhiêu.

Mà nay lại khóc thêm lần nữa,

Nước mắt còn đâu buổi xế chiều.


Những đứa em kia chưa khóc ai,

Mà nay đã khóc một người rồi.

Mà nay trên những môi son ấy,

Chả được bao giờ gọi: "Chị ơi!"


******


Nàng đã qua đời để tối nay

Có chàng đi hứng gió heo may,

Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,

Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.


Người ấy hình như có biết nàng,

Có lần toan tính chuyện sang ngang.

Nhưng tâm hồn nàng tựa con thuyền bé,

Vội cắm nghìn thu ở suối vàng.


Có gì vừa mất ở đâu đây ?

Lòng thấy mềm như rượu quá say.

Hốt hoảng chàng tìm trong bóng tối:

Bàn tay lại nắm phải bàn tay.


******


Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi,

(Người ta thương nhớ có ngần thôi)

Người ta nhắc đến tên nàng để

Kể chuyện nàng như kể chuyện vui.


Tôi với nàng đây không biết nhau,

Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu ?

"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu".*

*Xưa nay mỹ nhân cũng như danh tướng, không thể để cho người đời thấy khi mình đầu bạc.


--------------------------------

Một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can đang đứng ở nhà số 20 phố Hàng Ngang, Hà Nội, thấy có một đám ma đi qua. Người ta nói đó là đám tang một cô gái mới 16 tuổi đẹp nhất phố Hàng Đào, ai cũng xuýt xoa thương tiếc. Nhìn những cỗ xe tang trắng, đôi ngựa trắng, vòng hoa trắng, và những khăn xô trắng... đầy đường, hai nghệ sĩ rất xúc động.

Chiều, Vũ Trọng Can làm xong một bài thơ đưa Nguyễn Bính xem, Bính không nói gì. Hôm sau, Nguyễn Bính đưa bài thơ của mình cho Cam xem, đó là bài "Viếng hồn trinh nữ". Can bèn rút túi áo, xé bài thơ mình và nói:

- Ngày xưa Lý Bạch không làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc vì trước đó đã có thơ của Thôi Hiệu rồi. Nay có bài thơ của cậu thì thơ mình nên xé đi! Cả bài đều hay, nhưng mình thích nhất mấy câu:

"Có một chiếc xe màu trắng đục,
Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.
Đem đi một chiếc quan tài trắng,
Và những vòng hoa trắng lạnh người.
Theo bước, những người khăn áo trắng,
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi..."

Kể cũng là một chuyện biết người biết mình, bởi đánh giá thơ mình thường rất khó.

(Theo "Thơ & Giai thoại Nguyễn Bính" của Vũ Nam
)