Tổng thống Nga Medvedev đã dành riêng cho BBC cuộc phỏng vấn |
Khi chúng tôi tới nơi, chẳng mất nhiều thời gian chúng tôi đã hiểu lý do mà bỗng nhiên ông tổng thống mở cửa đón truyền thông quốc tế.
Ông muốn có cơ hội để biện minh cho quyết định thách thức của Nga mà ông ký công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.
''Một ngày trọng đại,'' ông nói khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn.
''Và một quyết định bất ngờ?'' tôi dò hỏi.
Một số nhà bình luận ở Nga và nước ngoài đã cho rằng Tổng thống sẽ không vội phê chuẩn quyết định của quốc hội.
Họ nghĩ rằng ông sẽ chờ đợi và đánh giá xem việc đơn phương công nhận các vùng ly khai của Gruzia có khiến Nga phải trả cái giá ngoại giao quá đắt không.
Dấu ấn
''Không, không bất ngờ,'' ông chỉnh tôi. ''Nhưng vẫn mạnh mẽ. Vì thế nó có cảm giác như sự ngạc nhiên.
Và ông nở nụ cười nửa miệng vốn đã trở thành dấu ấn của ông trong lúc ông kiên nhẫn chờ cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Đó là lần đầu tiên tôi mặt đối mặt với tân tổng thống Nga.
Tính tình điềm đạm và đi đứng hơi cứng nhắc, người ta có thể cảm thấy kiểu cách lãnh đạo rất khác so với người tiền nhiệm của ông.
Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga. |
Nhiều năm luyện tậpvà những hiệp đấu judo căng thẳng cộng với tám năm ở vị trí đứng đầu tại Nga đã khiến ông Vladimir Putin có vẻ nghênh ngang của một vận động viên chiến thắng.
Vẻ tự tin của ông Medvedev không lộ hẳn ra ngoài như vậy.
Khả năng hiểu tiếng Anh của ông tốt - ông rõ ràng không cần tới người phiên dịch mỗi khi tôi hỏi ông.
Ông nhìn một cách khó đoán được ông đang nghĩ gì mỗi khi ông chuẩn bị câu trả lời và trả lời câu hỏi rất bình tĩnh và có phương pháp, điều khiến người ta nghĩ tới những năm học làm luật sư của ông.
Cũng không có những tuyên bố hoa mỹ và mạnh mẽ gói trong ngôn từ thực dụng của ông Putin.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn người ta vẫn khó biết là ông muốn trấn an phương Tây hay làm tăng cảm giác bất an của họ.
'Bóp nghẹt xâm lăng'
Việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, ông nói, là điều Nga buộc phải làm vì tình trạng bạo lực hồi đầu tháng Tám đã làm thay đổi mọi thứ.
Nam Ossetia và Abkhazia Nam Ossetia Dân số: Khoảng 70.000 Thủ phủ: Tskhinvali Lãnh đạo: Eduard Kokoity Abkhazia Dân số: Khoảng 250.000 Thủ phủ: Sukhumi Lãnh đạo: Sergei Bagapsh |
Ông đổ lỗi cho cái mà ông gọi là mưu toan ''diệt chủng'' người Ossetia vô tội của chế độ Gruzia (mặc dù con số người chết chính thức đã giảm từ hàng ngàn xuống vài trăm).
Vì điều này, ông giải thích, Gruzia phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
Ông cũng bác bỏ chuyện sự công nhận của Nga với hai vùng ly khai vi phạm hiệp định ngừng bắn mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã làm trung gian.
Và ông kiên quyết rằng sự hiện diện của quân Nga ở sâu trong lãnh thổ Gruzia bao gồm cả ở vùng xung quanh cảng Poti - nằm xa các vùng đệm - nằm trong khuôn khổ hiệp định.
Đây là cách duy nhất, ông nói, Nga có thể đảm bảo vai trò giữ gìn an ninh và rằng Gruzia không thể tái vũ trang và bắt đầu tấn công trở lại.
''Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹt sự xâm lăng,'' ông nói.
Người ta có cảm giác là Nga không phải đang trấn an mà đang cảnh báo rằng Nga sẽ từ bỏ mục tiêu và các quốc gia khác trong vùng phải cẩn thận khi động tới Nga vì họ có sức mạnh quân sự và chính trị để ra tay.
Phô trương cơ bắp
Khi được hỏi tại sao Nga lại hành động đơn phương như vậy, ông Medvedev nói đương nhiên là Nga sẽ bảo vệ lợi ích của họ, nhất là khi nó có liên quan tới sự an toàn của công dân Nga.
Nhiều người Nam Ossetia cảm thấy gần với Nga hơn với Gruzia |
Tôi hỏi ông nếu nghĩa vụ của ông là bảo vệ các công dân Nga thì các nước cộng hòa với số dân nói tiếng Nga đông như Ucraine, Moldova hay các nước vùng Baltic có thể sẽ bị đối xử tương tự.
Ông chỉ nói rằng Nga có quyền tự vệ và với tư cách là tổng thống ông phải đảm bảo an toàn cho công dân Nga.
Khi được hỏi ông có nghĩ là sẽ có chiến tranh lạnh hay khôngông trả lời rằng Nga không muốn quay lại sự đối đầu mà không có ai được lợi gì từ tình huống như vậy cả.
Ông muốn có quan hệ thực tế và hiệu quả với phương Tây dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, ông nói.
Nhưng ông cũng không loại trừ sẽ lại có Chiến tranh Lạnh và cũng không đưa ra cách để giảm những căng thẳng đang ngày càng tăng.
Không khó để nhận ra rằng trong khi Nga quan ngại về chuyện thiếu sự ủng hộ quốc tế đối với hành động của họ nhưng Nga cũng thích thú với sự sợ hãi mà họ gây ra.
Đây là đất nước dường như không có ý định lùi bước trước sức ép ngoại giao của phương Tây mặc dù vẫn muốn giữ sự ổn định ngoại giao nhất định để có thể phát triển và ổn định.
Chính vì cách ứng xử như thế này mà các nhà lãnh đạo G8 đều cảm thấy khó hiểu ông Medvedev tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bẩy - liệu ông là đối tác hay đối thủ?
Số Một?
Một trong những câu hỏi cuối cùng của tôi là: ai đang thực sự lãnh đạo nước Nga? Ông Medvedev ngồi thẳng lên và giọng trịnh trọng hơn.
''Nếu bất kỳ quốc gia nào để cho các hành động quân sự được quyết định bằng một ủy ban, đó sẽ là thảm họa,'' ông nói.
''Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.''
Ông đoán trước được câu hỏi. Ông thích câu trả lời của mình.
Nhưng tôi có cảm tưởng rằng có khi nào đó ông Medvedev không thực sự nghĩ rằng ông đã là Số Một ở Nga.
Và dường như đứng đằng sau ông, cựu Tổng thống Vladimir Putin, ngay cả khi ông đã không xuất đầu lộ diện nhiều trong những ngày gần đây vẫn cầm cương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét