Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2009
Một câu chuyện giáo dục giới tính
Willy là một chú tinh trùng nhỏ
Chú sống trong người bố, chỗ này này
cùng với 300 triệu chú tinh trùng khác
Ở trường, Willy học toán không giỏi
Nhưng chú bơi RẤT GIỎI
300 triệu chú tinh trùng khác bơi cũng giỏi.
Sắp có một cuộc thi bơi, và ngày nào Willy cũng luyện tập
Vì chỉ có một phần thưởng duy nhất
là Một quả trứng rất đẹp... trong bụng mẹ
Thầy giáo hỏi: Nếu có 300 triệu chú tinh trùng bơi thi, bao nhiêu chú sẽ thắng được quả trứng?
Willy trả lời: 10 phải không ạ?
Willy không giỏi toán, nhưng chú bơi rất giỏi
Ngày thi đã đến, thầy giáo phát cho mỗi người một cặp kính
Một số dự thi, và hai bản đồ
Đây là bản đồ trong bụng bố
Còn đây là bản đồ trong bụng mẹ
Đêm đó bố mẹ gặp nhau. "Bắt đầu!"
Thế là tất cả bắt đầu bơi
Willy bơi, bơi rất nhanh. Chú cố gắng bơi mãi, bơi mãi
Không biết là bao lâu, chú không tính được
Nhưng cuối cùng Hurraaa! Willy đã về đích đầu tiên
Quả trứng thật đáng yêu và mềm mại
Willy cố, cố .... và chú chui tọt vào trong quả trứng
Và tiếp theo đó... có gì đó xảy ra. Điều gì đó thần bí và kỳ diệu
Có gì đó bên trong đang lớn lên
Nó cứ lớn mãi, lớn mãi, lớn hơn quả trứng. Nó to dần ra, làm bụng mẹ cũng to ra
Bụng mẹ cứ to, to mãi, cho đến một ngày...
Một em bé ra đời, mẹ đặt tên em là Emma
Thế còn Willy đâu rồi??? Không ai biết Willy đi đâu...
Khi Emma lớn lên và đi học, cô bé phát hiện ra mình không giỏi toán...
nhưng cô bơi RẤT GIỎI
Theo Blog Lienrom
Where Willy went - Nicholas Allan
Một câu chuyện giáo dục giới tính
Willy là một chú tinh trùng nhỏ
Chú sống trong người bố, chỗ này này
cùng với 300 triệu chú tinh trùng khác
Ở trường, Willy học toán không giỏi
Nhưng chú bơi RẤT GIỎI
300 triệu chú tinh trùng khác bơi cũng giỏi.
Sắp có một cuộc thi bơi, và ngày nào Willy cũng luyện tập
Vì chỉ có một phần thưởng duy nhất
là Một quả trứng rất đẹp... trong bụng mẹ
Thầy giáo hỏi: Nếu có 300 triệu chú tinh trùng bơi thi, bao nhiêu chú sẽ thắng được quả trứng?
Willy trả lời: 10 phải không ạ?
Willy không giỏi toán, nhưng chú bơi rất giỏi
Ngày thi đã đến, thầy giáo phát cho mỗi người một cặp kính
Một số dự thi, và hai bản đồ
Đây là bản đồ trong bụng bố
Còn đây là bản đồ trong bụng mẹ
Đêm đó bố mẹ gặp nhau. "Bắt đầu!"
Thế là tất cả bắt đầu bơi
Willy bơi, bơi rất nhanh. Chú cố gắng bơi mãi, bơi mãi
Không biết là bao lâu, chú không tính được
Nhưng cuối cùng Hurraaa! Willy đã về đích đầu tiên
Quả trứng thật đáng yêu và mềm mại
Willy cố, cố .... và chú chui tọt vào trong quả trứng
Và tiếp theo đó... có gì đó xảy ra. Điều gì đó thần bí và kỳ diệu
Có gì đó bên trong đang lớn lên
Nó cứ lớn mãi, lớn mãi, lớn hơn quả trứng. Nó to dần ra, làm bụng mẹ cũng to ra
Bụng mẹ cứ to, to mãi, cho đến một ngày...
Một em bé ra đời, mẹ đặt tên em là Emma
Thế còn Willy đâu rồi??? Không ai biết Willy đi đâu...
Khi Emma lớn lên và đi học, cô bé phát hiện ra mình không giỏi toán...
nhưng cô bơi RẤT GIỎI
Theo Blog Lienrom
Where Willy went - Nicholas Allan
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009
Ba người khác (Tô Hoài)
“Cách viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là lại là thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…” (Nguyên Ngọc)
“Cuốn sách thể hiện sự dũng cảm và tư cách công dân của nhà văn Tô Hoài.” (Hoàng Minh Tường)
“Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện nhữngcuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giảipháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v… mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.” (Lại Nguyên Ân)
”
Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 - 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.
Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.
Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu...
Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối.
Bởi vậy, bi kịch về những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Ba người khác, với những người quan tâm hoặc hiểu biết về nó, đều đã quen thuộc. Có lẽ cũng biết điều này, để tránh sự “quen thuộc”, nhà văn Tô Hoài đã chọn cách viết tác phẩm từ lời kể của tên tội phạm, khác với những tác giả trước đây, viết với tư thế là nạn nhân, pháp quan, thầy đời v.v…
Và sự lựa chọn này đã khiến Ba người khác ngay lập tức được các nhà phê bình, nhà văn “tài cao, đức trọng”, tôn vinh nhiệt liệt như đón chào ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam.
Trong Ba người khác, nếu cứ căn theo lời kể của “Tôi”, thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên...
Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, vẫn đều đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.
Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác, toàn bộ lời kể của Đội Bối, trong Ba người khác, không chỗ nào tỏ ra đau khổ hay sám hối. Không biết khi kể chuyện, Bối đã hết chất lưu manh, dối trá hay chưa, nhưng ở cái xã và các xã đang “thổ cải” thời kỳ ấy, những nơi mà mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt thì chắc chắn không thể có một ông Đội Bối vô can, và bây giờ lại uốn éo thanh minh rằng mình cũng chỉ là nạn nhân.
Trong Ba người khác, chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…
Trong Ba người khác, Đội thấy gái và gái thấy Đội, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau... giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người, thì Ba người khác quả là “ép phê”.
Nhưng người đọc buộc phải ngờ anh Đội Bối “tố điêu”, vì chắc chắn cái hiện thực hoang dâm hủ bại ngập ngụa trên, chỉ có trong trí tưởng tượng ác độc, vô luân của bọn tố điêu, chứ không thể có ở làng quê Việt Nam bất cứ thời kỳ nào. Cái giỏi của nhà văn lớn Tô Hoài chính là ở chỗ này: Vừa làm cho Ba người khác trở thành tác phẩm ăn khách mà vẫn tiếp tục lột trần Đội Bối, cà cuống chết đến đít còn cay, đã thất bại thảm hại, rơi xuống dưới đáy xã hội mà vẫn nguyên vẹn bản chất dối trá, lưu manh của anh Đội Bối ngày xưa.
Trong Ba người khác, đội phó Bối, kiêm chánh án, không chỉ dùng “nghệ thuật” hoang dâm (vì ngày nay, hoang dâm đang được nhìn nhận là “đổi mới tư duy”) để bình thường hóa tội ác, mà còn trút hết mọi tội ác diễn ra ở xã thời cải cách, lên đầu đội trưởng Cự, một kẻ theo địch, đã chết, chẳng bao giờ có cơ hội viết tự truyện để bào chữa cho mình, đổ tội sang người khác, và nói thêm: Hàng nghìn vụ xử án, kết án oan “kẻ thù giai cấp” hồi đó đều không thể thiếu chữ ký của chánh án Bối. Dưới thần bút của Tô Hoài, có thể nói, Đội Bối là chân dung nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam.
Song đỉnh điểm cao thâm của nhà văn lớn Tô Hoài trong Ba người khác lại ở chỗ, vừa rút hết vốn sống của người trong cuộc, viết ra loại sự thật đáp ứng được khẩu vị và sự hiếu kỳ, khiến người đọc, nhất là các nhà phê bình đang muốn nổi của nền văn học Việt Nam, phải trầm trồ tâm phục khẩu phục, ông đồng thời vẫn tách bạch được sự thanh cao, thánh thiện bằng giọng văn dưng dửng, biếm biếm, như mình hoàn toàn là người ngoài cuộc, nên cùng lúc, ông cũng được ca ngợi là khách quan, dũng cảm khi dám mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng một đề tài nhạy cảm.
Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được...
Trong Ba người khác, cuối cùng, ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn không tưởng.
Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm.”
(TRÚC ANH – SGGP 27/01/2007)
Download http://tieulun.hopto.org:25000/download.php?file=BaNguoiKhac
Ba người khác (Tô Hoài)
“Cách viết hay, độc đáo về CCRĐ. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng. Những cuốn khác viết về nông dân là nạn nhân, nhưng đây là lại là thủ phạm. Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…” (Nguyên Ngọc)
“Cuốn sách thể hiện sự dũng cảm và tư cách công dân của nhà văn Tô Hoài.” (Hoàng Minh Tường)
“Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện nhữngcuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giảipháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v… mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.” (Lại Nguyên Ân)
”
Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 - 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.
Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.
Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu...
Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối.
Bởi vậy, bi kịch về những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Ba người khác, với những người quan tâm hoặc hiểu biết về nó, đều đã quen thuộc. Có lẽ cũng biết điều này, để tránh sự “quen thuộc”, nhà văn Tô Hoài đã chọn cách viết tác phẩm từ lời kể của tên tội phạm, khác với những tác giả trước đây, viết với tư thế là nạn nhân, pháp quan, thầy đời v.v…
Và sự lựa chọn này đã khiến Ba người khác ngay lập tức được các nhà phê bình, nhà văn “tài cao, đức trọng”, tôn vinh nhiệt liệt như đón chào ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam.
Trong Ba người khác, nếu cứ căn theo lời kể của “Tôi”, thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên...
Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, vẫn đều đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.
Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác, toàn bộ lời kể của Đội Bối, trong Ba người khác, không chỗ nào tỏ ra đau khổ hay sám hối. Không biết khi kể chuyện, Bối đã hết chất lưu manh, dối trá hay chưa, nhưng ở cái xã và các xã đang “thổ cải” thời kỳ ấy, những nơi mà mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt thì chắc chắn không thể có một ông Đội Bối vô can, và bây giờ lại uốn éo thanh minh rằng mình cũng chỉ là nạn nhân.
Trong Ba người khác, chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…
Trong Ba người khác, Đội thấy gái và gái thấy Đội, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau... giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người, thì Ba người khác quả là “ép phê”.
Nhưng người đọc buộc phải ngờ anh Đội Bối “tố điêu”, vì chắc chắn cái hiện thực hoang dâm hủ bại ngập ngụa trên, chỉ có trong trí tưởng tượng ác độc, vô luân của bọn tố điêu, chứ không thể có ở làng quê Việt Nam bất cứ thời kỳ nào. Cái giỏi của nhà văn lớn Tô Hoài chính là ở chỗ này: Vừa làm cho Ba người khác trở thành tác phẩm ăn khách mà vẫn tiếp tục lột trần Đội Bối, cà cuống chết đến đít còn cay, đã thất bại thảm hại, rơi xuống dưới đáy xã hội mà vẫn nguyên vẹn bản chất dối trá, lưu manh của anh Đội Bối ngày xưa.
Trong Ba người khác, đội phó Bối, kiêm chánh án, không chỉ dùng “nghệ thuật” hoang dâm (vì ngày nay, hoang dâm đang được nhìn nhận là “đổi mới tư duy”) để bình thường hóa tội ác, mà còn trút hết mọi tội ác diễn ra ở xã thời cải cách, lên đầu đội trưởng Cự, một kẻ theo địch, đã chết, chẳng bao giờ có cơ hội viết tự truyện để bào chữa cho mình, đổ tội sang người khác, và nói thêm: Hàng nghìn vụ xử án, kết án oan “kẻ thù giai cấp” hồi đó đều không thể thiếu chữ ký của chánh án Bối. Dưới thần bút của Tô Hoài, có thể nói, Đội Bối là chân dung nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam.
Song đỉnh điểm cao thâm của nhà văn lớn Tô Hoài trong Ba người khác lại ở chỗ, vừa rút hết vốn sống của người trong cuộc, viết ra loại sự thật đáp ứng được khẩu vị và sự hiếu kỳ, khiến người đọc, nhất là các nhà phê bình đang muốn nổi của nền văn học Việt Nam, phải trầm trồ tâm phục khẩu phục, ông đồng thời vẫn tách bạch được sự thanh cao, thánh thiện bằng giọng văn dưng dửng, biếm biếm, như mình hoàn toàn là người ngoài cuộc, nên cùng lúc, ông cũng được ca ngợi là khách quan, dũng cảm khi dám mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng một đề tài nhạy cảm.
Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được...
Trong Ba người khác, cuối cùng, ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn không tưởng.
Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm.”
(TRÚC ANH – SGGP 27/01/2007)
Download http://tieulun.hopto.org:25000/download.php?file=BaNguoiKhac
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009
Giáo dục ý thức cạnh tranh sinh tồn ở Thụy Điển: Những điều mắt thấy tai nghe
Năm 2000, khi con gái chúng tôi là Viên Viên mới 5 tuổi, tôi theo chồng sang Stockholm (Thụy Điển) sinh sống. Chồng tôi làm giám đốc kỹ thuật một công ty phần mềm Thụy Điển, tôi cũng không chịu ngồi nhà, xin làm hướng dẫn viên du lịch cho một công ty du lịch. Hai chúng tôi đều hưởng lương rất cao, có thể liệt vào hàng khá giả trong số người Hoa ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Lẽ ra như thế chúng tôi có thể sống vui vẻ, thế nhưng ngày nào tôi cũng âu sầu ảo não về chuyện học hành của con bé.
Hôm đầu tiên đưa Viên Viên đến nhà trẻ, tôi phấn khởi lắm, vì đây là nhà trẻ của Giáo hội, trang bị rất tốt và chất lượng thầy cô giáo khá cao. Thế nhưng tối hôm ấy khi đón cháu về, thấy nó không vui, tôi hỏi tại sao thì cháu oà khóc nói: “Chẳng có bạn nào nói chuyện với con, chẳng ai chơi với con cả.” Hôm sau tôi đến đón cháu sớm hơn, đứng ngoài sân kín đáo quan sát lũ trẻ thì thấy Viên Viên thui thủi một mình một xó nhìn các bạn khác đang lần lượt chơi đu. Cô giáo đứng ngay cạnh thản nhiên không nói gì. Tôi thật thất vọng.
Khi về nhà, Viên Viên kể, cô giáo có nhắc các bạn chơi với con nhưng chẳng ai nghe, có hai bạn trai còn đẩy ngã con nữa, thế mà cô cũng không nói gì cả. Tôi phát ngán cái nhà trẻ này quá, bèn đi liên hệ xin cho cháu vào nhà trẻ khác. Thế nhưng ở Thụy Điển do phúc lợi xã hội cực tốt nên chẳng mấy ai gửi con vào nhà trẻ, Vì thế số lượng nhà trẻ rất ít, nhà trẻ gần thì lại càng không tìm đâu ra.
Điều làm tôi bực mình nhất là cô giáo rõ ràng nhìn thấy lũ trẻ bắt nạt nhau mà chẳng bao giờ can thiệp cả. Một hôm, Viên Viên bị một bạn trai cắn, trên vai còn hằn rõ vết tím bầm hai hàm răng thằng bé kia. Tôi tức quá liền đến gặp cô giáo thì cô ấy tỉnh bơ nói: “Trẻ em đánh nhau tuy là có lỗi, song có thể tha thứ; thế nhưng có ai ngăn cản con bà đánh lại các bạn đâu ?” Tôi suýt phát điên lên vì thứ lý luận kỳ quặc ấy ! Đó chẳng phải là lôgic của bọn kẻ cướp đấy ư ? Tôi chờ cho tới khi bà mẹ thằng bé kia đến đón con thì nói chuyện để bà ấy dạy con không nên bắt nạt Viên Viên. Ai ngờ bà béo ấy tỏ ý khó chịu nói: “Thế con bà không có răng à ? Sao cháu nó không biết cắn lại con tôi nhỉ ?” Tôi thật khóc dở mếu dở trước câu trả lời ấy.
Thầy cô giáo không quan tâm đến việc trẻ em bắt nạt nhau, coi thế là khuyến khích cạnh tranh. Đứa trẻ đi bắt nạt bạn sẽ trải nghiệm được ưu thế do nó có thực lực, còn đứa trẻ bị bắt nạt sẽ phải cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thật là một mớ lý luận kỳ quái, nhưng thực tế đúng là như vậy.
Một hôm chồng tôi mời một anh bạn đến chơi để trao đổi về chuyện trên. Anh ấy trước cũng học ở Đại học Bắc Kinh, là tiến sĩ xã hội học, thông thái uyên bác, đã công tác ở Thụy Điển mười mấy năm nay. Anh giải thích: ở nước này, khi trẻ em bị bạn bắt nạt, phụ huynh không được khiếu nại với thầy cô giáo, cũng không được nói gì với phụ huynh đứa trẻ bắt nạt. Tại Trung Quốc, bắt nạt người là sai trái phải bị chê trách, còn ở đây thì lại là một kiểu thể hiện ưu thế, bị bắt nạt là thể hiện mình kém năng lực. Lôgic khác nhau nên cách đánh giá cũng khác nhau !
Thầy cô giáo không quan tâm đến việc trẻ em bắt nạt nhau, coi thế là khuyến khích cạnh tranh. Đứa trẻ đi bắt nạt bạn sẽ trải nghiệm được ưu thế do nó có thực lực, còn đứa trẻ bị bắt nạt sẽ phải cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thật là một mớ lý luận kỳ quái, nhưng thực tế đúng là như vậy.
Không cạnh tranh thắng thì không được ăn
Xem ra có chuyển nhà trẻ cũng vô ích. Hồi ấy đang là mùa ít khách du lịch, công ty tôi không có lãi nên tôi bị mất việc. Thế là tôi ở nhà trông con, không cho cháu đi nhà trẻ nữa.
Nhà tôi trọ ở vùng ngoại ô vắng vẻ giữa rừng, đánh xe đi 15 phút cũng chẳng gặp ai cả. Thật tội nghiệp cho Viên Viên mới 5 tuổi mà phải ở nhà một mình, không có bạn cùng tuổi thì có gì mà chơi. Chẳng có nơi nào học đàn pi-a-nô, học vẽ, học nhảy múa. Chỉ vì người lớn muốn ra nước ngoài kiếm sống mà lũ trẻ khổ thế đấy. Tôi thường cằn nhằn oán trách chồng về việc này.
Sáu tháng sau, chồng tôi chuyển đến làm việc ở một chi nhánh của công ty đóng tại thành phố Lulea miền bắc Thụy Điển. Tại đây tôi tìm được việc đánh máy thuê, bèn gửi con bé vào nhà trẻ.
Ngày đầu tiên từ nhà trẻ về, mắt cháu đỏ hoe. Tôi tưởng là cháu bị ai đánh nhưng không phải. Thì ra chiều nay nhà trẻ chia táo cho lũ trẻ, nhưng cô giáo không chia đều mà yêu cầu các cháu phải giải câu đố, ai giải được thì được chia một quả táo.
Trời ơi, Viên Viên mới học bập bẹ được dăm câu nói tiếng Thụy Điển thường dùng đơn giản thì sao mà giải được câu đố chứ. Thế là dĩ nhiên cháu không được ăn táo. Ở Bắc Âu, được ăn táo là sướng lắm. Táo bán ngoài hiệu đã ít chủng loại mà giá lại đắt kinh khủng, nói chung tầng lớp làm công ăn lương khó mà mua được táo tươi ngon. Nhà tôi cũng chỉ thỉnh thoảng mua được ít táo quá mùa, một tuần được ăn vài quả táo chưa chín hẳn đã là khá lắm. Viên Viên giận dỗi khóc thút thít. Tôi an ủi: “Ta không ăn táo nhà trẻ nữa, mẹ mua cho con ăn vậy.”
Tuy được ăn táo ở nhà, nhưng tâm lý Viên Viên vẫn không thể nào chịu được chuyện bất công như vậy ở nhà trẻ. Một đứa bé 5 tuổi thấy bạn bè ngồi cạnh mình đều được ăn táo cả còn mình thì phải chờ về nhà mới được ăn, như thế tâm trạng nó sẽ ra sao ? Tôi thật chỉ muốn gặp ngay cô giáo trao đổi chuyện ấy, nhưng nhớ tới bài học lần trước nên đành thôi mà chỉ khuyên cháu chịu đựng vậy, chờ sau này khi mẹ con mình đều giỏi tiếng Thụy Điển rồi thì con sẽ được ăn táo thoải mái.
Lý lẽ thì đơn giản thế, nhưng thực tại lại thật khó hiểu. Một hôm tôi về sớm đón cháu, thấy cô giáo đang chia dưa hấu cho lũ trẻ. Cảnh tượng ấy tôi thật khó mà quên được: mười mấy cháu nhỏ ngồi quanh dãy bàn dài, trước mỗi cháu bày một cái đĩa trên đựng một hai miếng dưa. Lũ trẻ đang khoái chí gặm dưa, còn cái đĩa trước mặt Viên Viên thì trống huếch chẳng có gì cả. Cháu cúi đầu ngồi yên lặng không động đậy, cứ như kẻ phạm tội đang bị xử án. Cách làm của cô giáo như vậy có quá đáng không đây ? Như thế thì còn gì là cạnh tranh nữa, rõ ràng là phân biệt đối xử.
Lúc Viên Viên ngẩng đầu lên trông thấy tôi đứng ngoài cửa kính, cháu oà khóc. Tôi bực tức mở toang cửa xộc vào, mặt tái đi, đến đứng trân trân trước mặt cô giáo, vì tức giận mà tôi không nói được gì, hai tay run bần bật. Có lẽ cô giáo cũng hiểu là làm thế quá đáng thật, nếu tôi kiện cô có hành vi phân biệt chủng tộc thì cô ấy khó mà thoát tội. Cô giáo đứng dậy xin lỗi tôi mấy lần liền, thanh minh cô không có ý phân biệt đối xử với bất cứ cháu nào mà chỉ muốn trau dồi cho chúng ý thức cạnh tranh, như vậy sẽ rất có lợi cho sự trưởng thành của lũ trẻ. Tôi tức giận quát to: “Tôi không muốn để con mình tham gia kiểu cạnh tranh bẩn thỉu này !” rồi xông đến kéo Viên Viên về nhà.
Vịt con xấu xí biến thành thiên nga
Hiểu rằng nếu cứ thế mãi thì sự phát triển tâm lý của Viên Viên sẽ bị tổn thương không thể nào cứu được, tôi bèn dứt khoát bỏ công việc có thu nhập cao mình đang làm, thuyết phục chồng dọn nhà vào khu trung tâm thành phố. Tuy ở đây tiền thuê nhà đắt gấp đôi, nhưng có nhiều trẻ em để Viên Viên tiếp xúc. Ngày ngày tôi dẫn cháu đến vườn hoa khu phố, tại đây có không ít các bà nội trợ đưa con đến chơi. Nhờ thế, tôi kết bạn được với mấy bà người Thuỵ Điển tốt bụng, chúng tôi trò chuyện rất vui bằng tiếng Anh. Biết tôi có học vị tiến sĩ, lại đến từ một nước phương Đông, họ trò chuyện với tôi đủ mọi chuyện trên đời. Điều quan trọng nhất là Viên Viên có dịp hoà nhập với lũ trẻ con của họ, ngày nào cháu cũng được vui chơi nô đùa thoả thích, vì thế tôi cũng mừng lắm.
Để tăng khả năng cạnh tranh của Viên Viên, tôi mua trọn một bộ sách giáo khoa tiểu học Thụy Điển. Giở ra xem, trời ơi, chương trình 6 năm tiểu học còn ít hơn chương trình lớp 1 ở Trung Quốc. Tôi còn nhắn mẹ tôi gửi từ nhà sang một bộ sách giáo khoa tiểu học của Trung Quốc, ngày nào tôi cũng ở nhà dạy Viên Viên học theo bộ sách này.
Năm Viên Viên 6 tuổi, cháu vào tiểu học. Hôm khai giảng, tôi mua cho cháu một chiếc cặp sách đẹp nhất, mặc cho cháu bộ quần áo bò rất đắt tiền. Thế nhưng khi đến trường, tôi thấy các trẻ em khác đều mang theo một chiếc ống lớn màu sắc sặc sỡ. Lễ Khai giảng ở đây rất đặc biệt. Vì lớp học rộng mà mỗi lớp chỉ có 15 học sinh nên tất cả phụ huynh đều cùng con em mình vào lớp ngồi bên nhau. Thầy giáo điểm danh, đến tên ai thì học sinh đó lên đứng trên bục giảng. Tất cả lũ trẻ đều cầm những chiếc ống mầu to đẹp, em nào cũng đắc ý lắm. Chỉ có một mình Viên Viên chẳng cầm gì cả, trông thật không ăn nhập. Có mấy cháu trai liếc nhìn Viên Viên ồ lên cười giễu cợt: “Các cậu xem kìa, bạn ấy không có ống màu !” Thầy giáo vội bước tới dặn các em không được chê cười bạn, nhưng lũ trẻ vẫn cứ nhìn Viên Viên như nhìn một người ngoài hành tinh. Tôi thật sự lo con gái mình không chịu đựng nổi tình trạng ấy. May sao lần này thì Viên Viên nói to: “Nhưng mà tớ có cặp sách đẹp nhất đây này !” Nói rồi cháu tháo chiếc cặp đeo sau lưng xuống, giơ cao lên đầu. Tất cả các phụ huynh đều thấy đây đúng là chiếc cặp sách đẹp nhất và đắt tiền nhất lớp. Nhìn thấy con ứng xử như thế, tôi vững dạ hẳn lên. Lần này Viên Viên thắng to rồi, một điềm tốt đây !
Ngay từ những ngày học đầu tiên, Viên Viên đã tỏ ra giỏi nhất lớp. Trong khi các bạn khác còn chưa đếm được từ 1 đến 10 thì Viên Viên đã biết làm 4 phép tính. Trong khi nhiều bạn bắt đầu học từ chữ cái abc đầu tiên thì Viên Viên đã có thể đọc thơ lưu loát bằng tiếng Thụy Điển. Cô giáo phụ trách lớp là Ma-rin rất mến Viên Viên, trước đây cô đã từng theo chồng sang Trung Quốc mấy tháng khi chồng làm việc ở Công ty Hoá dầu Liêu Ninh. Giờ lên lớp, khi có vấn đề nào các em khác không trả lời được, cô đều gọi Viên Viên trả lời thay.
Hồi ở Trung Quốc, Viên Viên đã học qua lớp hội hoạ nên cháu có thể vẽ được đủ thứ người, vật, cảnh, trong khi nhiều bạn ở đây còn chưa biết cầm bút vẽ. Bức tranh nào của cháu cũng được thầy giáo mỹ thuật lấy làm mẫu để giảng cho các học sinh khác, sau đó đem treo trong phòng dạy vẽ của nhà trường.
Lòng tự tin của Viên Viên được phát huy, cháu trở nên cởi mở, hoạt bát, được chọn là đại diện duy nhất của khối lớp 1, thường thay mặt khối phản ánh ý kiến của học sinh đối với nhà trường. Cô Ma-rin rất vui, gọi điện thoại cho tôi khen: “Con gái bà rất xuất sắc, rất đáng yêu !”
Hai năm Viên Viên lớn lên ở Thụy Điển, tôi càng nhận thức rõ sự khác biệt về quan niệm giữa phương Đông với phương Tây. Tại đây, người ta chú trọng cạnh tranh, dùng thực lực để chứng minh tất cả. Khi còn ở nhà trẻ, vì không có thực lực nên Viên Viên bị thiệt nhiều quyền lợi; nhưng khi lên tiểu học, vì có thực lực mạnh nên cháu được hưởng mọi thứ xứng đáng được.
Trong kỳ thi trước lễ Giáng Sinh, Viên Viên là học sinh duy nhất trong trường đạt điểm tối đa tất cả các môn. Hôm họp phụ huynh sau kỳ thi, cô Ma-rin phát biểu khen ngợi Viên Viên và ngỏ ý mong các vị phụ huynh dạy con mình noi gương Viên Viên. Tôi thấy các phụ huynh nhao nhao trao đổi bàn tán với nhau. Thấy thế, cô Ma-rin gọi Viên Viên lên bục, và nói: “Xin quý vị nói tên bất kỳ một bài thơ nhi đồng nổi tiếng nào, cô bé này sẽ lập tức đọc bài thơ đó cho quý vị nghe.” Có hai phụ huynh ra hai đề, Viên Viên đọc thuộc lòng ngay hai bài thơ đó với giọng trong trẻo lưu loát. Cô Ma-rin lại đề nghị các phụ huynh ra đề toán phép nhân số có 2 con số, Viên Viên cũng trả lời đúng tất. Mọi người tán thưởng vỗ tay nhiệt liệt.
Hai năm Viên Viên lớn lên ở Thụy Điển, tôi càng nhận thức rõ sự khác biệt về quan niệm giữa phương Đông với phương Tây. Tại đây, người ta chú trọng cạnh tranh, dùng thực lực để chứng minh tất cả. Khi còn ở nhà trẻ, vì không có thực lực nên Viên Viên bị thiệt nhiều quyền lợi; nhưng khi lên tiểu học, vì có thực lực mạnh nên cháu được hưởng mọi thứ xứng đáng được. /.
Huy Đường, theo tạp chí Tri Âm (Trung Quốc)- Đăng trên Tiasang.com.vn |
Giáo dục ý thức cạnh tranh sinh tồn ở Thụy Điển: Những điều mắt thấy tai nghe
Năm 2000, khi con gái chúng tôi là Viên Viên mới 5 tuổi, tôi theo chồng sang Stockholm (Thụy Điển) sinh sống. Chồng tôi làm giám đốc kỹ thuật một công ty phần mềm Thụy Điển, tôi cũng không chịu ngồi nhà, xin làm hướng dẫn viên du lịch cho một công ty du lịch. Hai chúng tôi đều hưởng lương rất cao, có thể liệt vào hàng khá giả trong số người Hoa ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Lẽ ra như thế chúng tôi có thể sống vui vẻ, thế nhưng ngày nào tôi cũng âu sầu ảo não về chuyện học hành của con bé.
Hôm đầu tiên đưa Viên Viên đến nhà trẻ, tôi phấn khởi lắm, vì đây là nhà trẻ của Giáo hội, trang bị rất tốt và chất lượng thầy cô giáo khá cao. Thế nhưng tối hôm ấy khi đón cháu về, thấy nó không vui, tôi hỏi tại sao thì cháu oà khóc nói: “Chẳng có bạn nào nói chuyện với con, chẳng ai chơi với con cả.” Hôm sau tôi đến đón cháu sớm hơn, đứng ngoài sân kín đáo quan sát lũ trẻ thì thấy Viên Viên thui thủi một mình một xó nhìn các bạn khác đang lần lượt chơi đu. Cô giáo đứng ngay cạnh thản nhiên không nói gì. Tôi thật thất vọng.
Khi về nhà, Viên Viên kể, cô giáo có nhắc các bạn chơi với con nhưng chẳng ai nghe, có hai bạn trai còn đẩy ngã con nữa, thế mà cô cũng không nói gì cả. Tôi phát ngán cái nhà trẻ này quá, bèn đi liên hệ xin cho cháu vào nhà trẻ khác. Thế nhưng ở Thụy Điển do phúc lợi xã hội cực tốt nên chẳng mấy ai gửi con vào nhà trẻ, Vì thế số lượng nhà trẻ rất ít, nhà trẻ gần thì lại càng không tìm đâu ra.
Điều làm tôi bực mình nhất là cô giáo rõ ràng nhìn thấy lũ trẻ bắt nạt nhau mà chẳng bao giờ can thiệp cả. Một hôm, Viên Viên bị một bạn trai cắn, trên vai còn hằn rõ vết tím bầm hai hàm răng thằng bé kia. Tôi tức quá liền đến gặp cô giáo thì cô ấy tỉnh bơ nói: “Trẻ em đánh nhau tuy là có lỗi, song có thể tha thứ; thế nhưng có ai ngăn cản con bà đánh lại các bạn đâu ?” Tôi suýt phát điên lên vì thứ lý luận kỳ quặc ấy ! Đó chẳng phải là lôgic của bọn kẻ cướp đấy ư ? Tôi chờ cho tới khi bà mẹ thằng bé kia đến đón con thì nói chuyện để bà ấy dạy con không nên bắt nạt Viên Viên. Ai ngờ bà béo ấy tỏ ý khó chịu nói: “Thế con bà không có răng à ? Sao cháu nó không biết cắn lại con tôi nhỉ ?” Tôi thật khóc dở mếu dở trước câu trả lời ấy.
Thầy cô giáo không quan tâm đến việc trẻ em bắt nạt nhau, coi thế là khuyến khích cạnh tranh. Đứa trẻ đi bắt nạt bạn sẽ trải nghiệm được ưu thế do nó có thực lực, còn đứa trẻ bị bắt nạt sẽ phải cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thật là một mớ lý luận kỳ quái, nhưng thực tế đúng là như vậy.
Một hôm chồng tôi mời một anh bạn đến chơi để trao đổi về chuyện trên. Anh ấy trước cũng học ở Đại học Bắc Kinh, là tiến sĩ xã hội học, thông thái uyên bác, đã công tác ở Thụy Điển mười mấy năm nay. Anh giải thích: ở nước này, khi trẻ em bị bạn bắt nạt, phụ huynh không được khiếu nại với thầy cô giáo, cũng không được nói gì với phụ huynh đứa trẻ bắt nạt. Tại Trung Quốc, bắt nạt người là sai trái phải bị chê trách, còn ở đây thì lại là một kiểu thể hiện ưu thế, bị bắt nạt là thể hiện mình kém năng lực. Lôgic khác nhau nên cách đánh giá cũng khác nhau !
Thầy cô giáo không quan tâm đến việc trẻ em bắt nạt nhau, coi thế là khuyến khích cạnh tranh. Đứa trẻ đi bắt nạt bạn sẽ trải nghiệm được ưu thế do nó có thực lực, còn đứa trẻ bị bắt nạt sẽ phải cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thật là một mớ lý luận kỳ quái, nhưng thực tế đúng là như vậy.
Không cạnh tranh thắng thì không được ăn
Xem ra có chuyển nhà trẻ cũng vô ích. Hồi ấy đang là mùa ít khách du lịch, công ty tôi không có lãi nên tôi bị mất việc. Thế là tôi ở nhà trông con, không cho cháu đi nhà trẻ nữa.
Nhà tôi trọ ở vùng ngoại ô vắng vẻ giữa rừng, đánh xe đi 15 phút cũng chẳng gặp ai cả. Thật tội nghiệp cho Viên Viên mới 5 tuổi mà phải ở nhà một mình, không có bạn cùng tuổi thì có gì mà chơi. Chẳng có nơi nào học đàn pi-a-nô, học vẽ, học nhảy múa. Chỉ vì người lớn muốn ra nước ngoài kiếm sống mà lũ trẻ khổ thế đấy. Tôi thường cằn nhằn oán trách chồng về việc này.
Sáu tháng sau, chồng tôi chuyển đến làm việc ở một chi nhánh của công ty đóng tại thành phố Lulea miền bắc Thụy Điển. Tại đây tôi tìm được việc đánh máy thuê, bèn gửi con bé vào nhà trẻ.
Ngày đầu tiên từ nhà trẻ về, mắt cháu đỏ hoe. Tôi tưởng là cháu bị ai đánh nhưng không phải. Thì ra chiều nay nhà trẻ chia táo cho lũ trẻ, nhưng cô giáo không chia đều mà yêu cầu các cháu phải giải câu đố, ai giải được thì được chia một quả táo.
Trời ơi, Viên Viên mới học bập bẹ được dăm câu nói tiếng Thụy Điển thường dùng đơn giản thì sao mà giải được câu đố chứ. Thế là dĩ nhiên cháu không được ăn táo. Ở Bắc Âu, được ăn táo là sướng lắm. Táo bán ngoài hiệu đã ít chủng loại mà giá lại đắt kinh khủng, nói chung tầng lớp làm công ăn lương khó mà mua được táo tươi ngon. Nhà tôi cũng chỉ thỉnh thoảng mua được ít táo quá mùa, một tuần được ăn vài quả táo chưa chín hẳn đã là khá lắm. Viên Viên giận dỗi khóc thút thít. Tôi an ủi: “Ta không ăn táo nhà trẻ nữa, mẹ mua cho con ăn vậy.”
Tuy được ăn táo ở nhà, nhưng tâm lý Viên Viên vẫn không thể nào chịu được chuyện bất công như vậy ở nhà trẻ. Một đứa bé 5 tuổi thấy bạn bè ngồi cạnh mình đều được ăn táo cả còn mình thì phải chờ về nhà mới được ăn, như thế tâm trạng nó sẽ ra sao ? Tôi thật chỉ muốn gặp ngay cô giáo trao đổi chuyện ấy, nhưng nhớ tới bài học lần trước nên đành thôi mà chỉ khuyên cháu chịu đựng vậy, chờ sau này khi mẹ con mình đều giỏi tiếng Thụy Điển rồi thì con sẽ được ăn táo thoải mái.
Lý lẽ thì đơn giản thế, nhưng thực tại lại thật khó hiểu. Một hôm tôi về sớm đón cháu, thấy cô giáo đang chia dưa hấu cho lũ trẻ. Cảnh tượng ấy tôi thật khó mà quên được: mười mấy cháu nhỏ ngồi quanh dãy bàn dài, trước mỗi cháu bày một cái đĩa trên đựng một hai miếng dưa. Lũ trẻ đang khoái chí gặm dưa, còn cái đĩa trước mặt Viên Viên thì trống huếch chẳng có gì cả. Cháu cúi đầu ngồi yên lặng không động đậy, cứ như kẻ phạm tội đang bị xử án. Cách làm của cô giáo như vậy có quá đáng không đây ? Như thế thì còn gì là cạnh tranh nữa, rõ ràng là phân biệt đối xử.
Lúc Viên Viên ngẩng đầu lên trông thấy tôi đứng ngoài cửa kính, cháu oà khóc. Tôi bực tức mở toang cửa xộc vào, mặt tái đi, đến đứng trân trân trước mặt cô giáo, vì tức giận mà tôi không nói được gì, hai tay run bần bật. Có lẽ cô giáo cũng hiểu là làm thế quá đáng thật, nếu tôi kiện cô có hành vi phân biệt chủng tộc thì cô ấy khó mà thoát tội. Cô giáo đứng dậy xin lỗi tôi mấy lần liền, thanh minh cô không có ý phân biệt đối xử với bất cứ cháu nào mà chỉ muốn trau dồi cho chúng ý thức cạnh tranh, như vậy sẽ rất có lợi cho sự trưởng thành của lũ trẻ. Tôi tức giận quát to: “Tôi không muốn để con mình tham gia kiểu cạnh tranh bẩn thỉu này !” rồi xông đến kéo Viên Viên về nhà.
Vịt con xấu xí biến thành thiên nga
Hiểu rằng nếu cứ thế mãi thì sự phát triển tâm lý của Viên Viên sẽ bị tổn thương không thể nào cứu được, tôi bèn dứt khoát bỏ công việc có thu nhập cao mình đang làm, thuyết phục chồng dọn nhà vào khu trung tâm thành phố. Tuy ở đây tiền thuê nhà đắt gấp đôi, nhưng có nhiều trẻ em để Viên Viên tiếp xúc. Ngày ngày tôi dẫn cháu đến vườn hoa khu phố, tại đây có không ít các bà nội trợ đưa con đến chơi. Nhờ thế, tôi kết bạn được với mấy bà người Thuỵ Điển tốt bụng, chúng tôi trò chuyện rất vui bằng tiếng Anh. Biết tôi có học vị tiến sĩ, lại đến từ một nước phương Đông, họ trò chuyện với tôi đủ mọi chuyện trên đời. Điều quan trọng nhất là Viên Viên có dịp hoà nhập với lũ trẻ con của họ, ngày nào cháu cũng được vui chơi nô đùa thoả thích, vì thế tôi cũng mừng lắm.
Để tăng khả năng cạnh tranh của Viên Viên, tôi mua trọn một bộ sách giáo khoa tiểu học Thụy Điển. Giở ra xem, trời ơi, chương trình 6 năm tiểu học còn ít hơn chương trình lớp 1 ở Trung Quốc. Tôi còn nhắn mẹ tôi gửi từ nhà sang một bộ sách giáo khoa tiểu học của Trung Quốc, ngày nào tôi cũng ở nhà dạy Viên Viên học theo bộ sách này.
Năm Viên Viên 6 tuổi, cháu vào tiểu học. Hôm khai giảng, tôi mua cho cháu một chiếc cặp sách đẹp nhất, mặc cho cháu bộ quần áo bò rất đắt tiền. Thế nhưng khi đến trường, tôi thấy các trẻ em khác đều mang theo một chiếc ống lớn màu sắc sặc sỡ. Lễ Khai giảng ở đây rất đặc biệt. Vì lớp học rộng mà mỗi lớp chỉ có 15 học sinh nên tất cả phụ huynh đều cùng con em mình vào lớp ngồi bên nhau. Thầy giáo điểm danh, đến tên ai thì học sinh đó lên đứng trên bục giảng. Tất cả lũ trẻ đều cầm những chiếc ống mầu to đẹp, em nào cũng đắc ý lắm. Chỉ có một mình Viên Viên chẳng cầm gì cả, trông thật không ăn nhập. Có mấy cháu trai liếc nhìn Viên Viên ồ lên cười giễu cợt: “Các cậu xem kìa, bạn ấy không có ống màu !” Thầy giáo vội bước tới dặn các em không được chê cười bạn, nhưng lũ trẻ vẫn cứ nhìn Viên Viên như nhìn một người ngoài hành tinh. Tôi thật sự lo con gái mình không chịu đựng nổi tình trạng ấy. May sao lần này thì Viên Viên nói to: “Nhưng mà tớ có cặp sách đẹp nhất đây này !” Nói rồi cháu tháo chiếc cặp đeo sau lưng xuống, giơ cao lên đầu. Tất cả các phụ huynh đều thấy đây đúng là chiếc cặp sách đẹp nhất và đắt tiền nhất lớp. Nhìn thấy con ứng xử như thế, tôi vững dạ hẳn lên. Lần này Viên Viên thắng to rồi, một điềm tốt đây !
Ngay từ những ngày học đầu tiên, Viên Viên đã tỏ ra giỏi nhất lớp. Trong khi các bạn khác còn chưa đếm được từ 1 đến 10 thì Viên Viên đã biết làm 4 phép tính. Trong khi nhiều bạn bắt đầu học từ chữ cái abc đầu tiên thì Viên Viên đã có thể đọc thơ lưu loát bằng tiếng Thụy Điển. Cô giáo phụ trách lớp là Ma-rin rất mến Viên Viên, trước đây cô đã từng theo chồng sang Trung Quốc mấy tháng khi chồng làm việc ở Công ty Hoá dầu Liêu Ninh. Giờ lên lớp, khi có vấn đề nào các em khác không trả lời được, cô đều gọi Viên Viên trả lời thay.
Hồi ở Trung Quốc, Viên Viên đã học qua lớp hội hoạ nên cháu có thể vẽ được đủ thứ người, vật, cảnh, trong khi nhiều bạn ở đây còn chưa biết cầm bút vẽ. Bức tranh nào của cháu cũng được thầy giáo mỹ thuật lấy làm mẫu để giảng cho các học sinh khác, sau đó đem treo trong phòng dạy vẽ của nhà trường.
Lòng tự tin của Viên Viên được phát huy, cháu trở nên cởi mở, hoạt bát, được chọn là đại diện duy nhất của khối lớp 1, thường thay mặt khối phản ánh ý kiến của học sinh đối với nhà trường. Cô Ma-rin rất vui, gọi điện thoại cho tôi khen: “Con gái bà rất xuất sắc, rất đáng yêu !”
Hai năm Viên Viên lớn lên ở Thụy Điển, tôi càng nhận thức rõ sự khác biệt về quan niệm giữa phương Đông với phương Tây. Tại đây, người ta chú trọng cạnh tranh, dùng thực lực để chứng minh tất cả. Khi còn ở nhà trẻ, vì không có thực lực nên Viên Viên bị thiệt nhiều quyền lợi; nhưng khi lên tiểu học, vì có thực lực mạnh nên cháu được hưởng mọi thứ xứng đáng được.
Trong kỳ thi trước lễ Giáng Sinh, Viên Viên là học sinh duy nhất trong trường đạt điểm tối đa tất cả các môn. Hôm họp phụ huynh sau kỳ thi, cô Ma-rin phát biểu khen ngợi Viên Viên và ngỏ ý mong các vị phụ huynh dạy con mình noi gương Viên Viên. Tôi thấy các phụ huynh nhao nhao trao đổi bàn tán với nhau. Thấy thế, cô Ma-rin gọi Viên Viên lên bục, và nói: “Xin quý vị nói tên bất kỳ một bài thơ nhi đồng nổi tiếng nào, cô bé này sẽ lập tức đọc bài thơ đó cho quý vị nghe.” Có hai phụ huynh ra hai đề, Viên Viên đọc thuộc lòng ngay hai bài thơ đó với giọng trong trẻo lưu loát. Cô Ma-rin lại đề nghị các phụ huynh ra đề toán phép nhân số có 2 con số, Viên Viên cũng trả lời đúng tất. Mọi người tán thưởng vỗ tay nhiệt liệt.
Hai năm Viên Viên lớn lên ở Thụy Điển, tôi càng nhận thức rõ sự khác biệt về quan niệm giữa phương Đông với phương Tây. Tại đây, người ta chú trọng cạnh tranh, dùng thực lực để chứng minh tất cả. Khi còn ở nhà trẻ, vì không có thực lực nên Viên Viên bị thiệt nhiều quyền lợi; nhưng khi lên tiểu học, vì có thực lực mạnh nên cháu được hưởng mọi thứ xứng đáng được. /.
Huy Đường, theo tạp chí Tri Âm (Trung Quốc)- Đăng trên Tiasang.com.vn |
Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2009
Hoa cúc quỳ
Đã nở rồi, những cánh cúc quỳ mỏng manh.
Người xưa kể rằng, nàng Bờ Nga Ang, người con gái Ja-rai duyên dáng, không may trở thành nô lệ. Chàng dũng sĩ của nàng đã vượt bảy sông, bảy núi, bảy rừng đi tìm người yêu, nhưng tìm được nàng, khi cùng nàng trở về chỉ mới nhìn thấy bóng núi thân thuộc thì nàng đã kiệt sức. Theo ước nguyện của nàng, chàng nuốt đau thương vào ngực, đưa thi thể người yêu lên dàn lửa, rồi lên đỉnh núi cao nhất, gửi nắm tro tàn nhờ gió đưa về quê nhà. Mỗi hạt tro về với đất mẹ lại hồi sinh, nảy thành chồi non, đâm cành đơm nụ, bung hoa... Đó là hoa Bờ Nga Ang, tên của người con gái...
Người thời nay nhìn hoa, thấy tiềm ẩn trong những cánh hoa mong manh ấy là một sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Hoa như của phận nghèo, không dám chen chân những nơi đất đai màu mỡ. Nơi đất khô cằn, đồi cao, ven rừng, ven suối... một nhánh bén rễ vượt lên rồi thành vạt, thành dải tựa vào nhau. Cách tồn tại của hoa, sắc màu của hoa cứ như một lời đồng cảm với phận nghèo. Mà cũng lạ, giữa cái lạnh cao nguyên, gặp màu hoa thấy ấm.
Tôi yêu cúc quỳ vì ở loài hoa ấy, mọi thứ đều được đẩy đến đỉnh điểm, không có sự nửa vời. Lá xanh, thì xanh đến thẫm lại. Hoa vàng thì vàng chói lọi, như gom vào đó mọi sợi nắng trời. Dù phát, dù đốt, dù cái kiệt khát của mùa khô có làm cúc quỳ gục xuống, thì chỉ là để đợi mùa mưa, cơn mưa đầu mùa dứt, mầm sống lại bật lên rời rợi. Và những cơn gió chạy trên thảo nguyên như ngựa lồng, cũng chỉ làm cúc quỳ thêm kiêu hãnh bừng lên mà thôi. Tôi yêu mùi hương của loài hoa ấy, hơi hăng hắc, đăng đắng, mà dịu dàng tinh khiết như khí trời, cái mùi của đồng cỏ, của sương mai, của nắng, của đất bazan. Nó gợi cho người ta cảm giác thanh lọc, hoài niệm.
Không biết có nơi nào nhiều cúc quỳ như Tây Nguyên của tôi. Cúc quỳ có mặt ở mọi nơi, có lần giấc mơ của tôi vàng rực một màu cúc quỳ. Cúc quỳ vô tư đến mức có khi làm người ta bực mình vì chỉ cần lơ là một chút là cúc quỳ lấn vào tận sân nhà, không chịu bằng lòng chỉ là loài hoa tô điểm cho hàng rào, làm sinh động cho đồng cỏ, thêm sắc màu cho những con đường ngàn ngàn cỏ hoa. Và khi gió bắt đầu chạy ràn rạt trên đồng cỏ thì chỉ cần bẵng đi một chút là cúc quỳ đã đồng loạt nở bung. Một sáng ra đường, bất ngờ thấy sắc vàng ấm áp, biết là những cơn gió lạnh sắp về, đã chớm mùa khô, và hơi xuân đã ẩn mình đâu đó.
Không biết có nơi nào cũng mọc loài hoa bình dị mà rực rỡ như cúc quỳ Tây Nguyên của tôi? Những ngọn núi, những thung lũng, những triền đồi bạt ngàn hoang dại, gió cuốn thành lớp lớp sóng hoa vàng. Mỏng manh mà mãnh liệt. Trong mỗi bông hoa cúc quỳ vàng, có phải đang đập nhịp trái tim yêu tha thiết của nàng Bờ Nga Ang?
Về mà thương, ơi cúc quỳ...
Chụp bằng dế Sony Ericson K800i trên đường đi viếng nghĩa trang Buôn Ma Thuột
| |
( simplevietnam, Phương hạ, Mít đặc) |
Hoa cúc quỳ
Đã nở rồi, những cánh cúc quỳ mỏng manh.
Người xưa kể rằng, nàng Bờ Nga Ang, người con gái Ja-rai duyên dáng, không may trở thành nô lệ. Chàng dũng sĩ của nàng đã vượt bảy sông, bảy núi, bảy rừng đi tìm người yêu, nhưng tìm được nàng, khi cùng nàng trở về chỉ mới nhìn thấy bóng núi thân thuộc thì nàng đã kiệt sức. Theo ước nguyện của nàng, chàng nuốt đau thương vào ngực, đưa thi thể người yêu lên dàn lửa, rồi lên đỉnh núi cao nhất, gửi nắm tro tàn nhờ gió đưa về quê nhà. Mỗi hạt tro về với đất mẹ lại hồi sinh, nảy thành chồi non, đâm cành đơm nụ, bung hoa... Đó là hoa Bờ Nga Ang, tên của người con gái...
Người thời nay nhìn hoa, thấy tiềm ẩn trong những cánh hoa mong manh ấy là một sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Hoa như của phận nghèo, không dám chen chân những nơi đất đai màu mỡ. Nơi đất khô cằn, đồi cao, ven rừng, ven suối... một nhánh bén rễ vượt lên rồi thành vạt, thành dải tựa vào nhau. Cách tồn tại của hoa, sắc màu của hoa cứ như một lời đồng cảm với phận nghèo. Mà cũng lạ, giữa cái lạnh cao nguyên, gặp màu hoa thấy ấm.
Tôi yêu cúc quỳ vì ở loài hoa ấy, mọi thứ đều được đẩy đến đỉnh điểm, không có sự nửa vời. Lá xanh, thì xanh đến thẫm lại. Hoa vàng thì vàng chói lọi, như gom vào đó mọi sợi nắng trời. Dù phát, dù đốt, dù cái kiệt khát của mùa khô có làm cúc quỳ gục xuống, thì chỉ là để đợi mùa mưa, cơn mưa đầu mùa dứt, mầm sống lại bật lên rời rợi. Và những cơn gió chạy trên thảo nguyên như ngựa lồng, cũng chỉ làm cúc quỳ thêm kiêu hãnh bừng lên mà thôi. Tôi yêu mùi hương của loài hoa ấy, hơi hăng hắc, đăng đắng, mà dịu dàng tinh khiết như khí trời, cái mùi của đồng cỏ, của sương mai, của nắng, của đất bazan. Nó gợi cho người ta cảm giác thanh lọc, hoài niệm.
Không biết có nơi nào nhiều cúc quỳ như Tây Nguyên của tôi. Cúc quỳ có mặt ở mọi nơi, có lần giấc mơ của tôi vàng rực một màu cúc quỳ. Cúc quỳ vô tư đến mức có khi làm người ta bực mình vì chỉ cần lơ là một chút là cúc quỳ lấn vào tận sân nhà, không chịu bằng lòng chỉ là loài hoa tô điểm cho hàng rào, làm sinh động cho đồng cỏ, thêm sắc màu cho những con đường ngàn ngàn cỏ hoa. Và khi gió bắt đầu chạy ràn rạt trên đồng cỏ thì chỉ cần bẵng đi một chút là cúc quỳ đã đồng loạt nở bung. Một sáng ra đường, bất ngờ thấy sắc vàng ấm áp, biết là những cơn gió lạnh sắp về, đã chớm mùa khô, và hơi xuân đã ẩn mình đâu đó.
Không biết có nơi nào cũng mọc loài hoa bình dị mà rực rỡ như cúc quỳ Tây Nguyên của tôi? Những ngọn núi, những thung lũng, những triền đồi bạt ngàn hoang dại, gió cuốn thành lớp lớp sóng hoa vàng. Mỏng manh mà mãnh liệt. Trong mỗi bông hoa cúc quỳ vàng, có phải đang đập nhịp trái tim yêu tha thiết của nàng Bờ Nga Ang?
Về mà thương, ơi cúc quỳ...
Chụp bằng dế Sony Ericson K800i trên đường đi viếng nghĩa trang Buôn Ma Thuột
| |
( simplevietnam, Phương hạ, Mít đặc) |
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
(Tuỳ bút chính trị - 2006)
Nguyễn Khải
1.
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ. Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui. Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình. Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lác rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện sui sẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
2.
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào. Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh. Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.
3.
Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. Phải cải tạo họ bằng các chuyến đi thực tế, bằng các lớp học chính trị ngắn hoặc dài ngày, và bằng cả những lần được gặp gỡ thân mật với lãnh tụ để có thêm lòng tin vào những lý do phải tự phủ định, để khẳng định sự nghiệp vĩ đại của quần chúng. Phải bỏ hẳn những tư tưởng triết học và thế giới quan phù hợp với cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá của riêng mình, đã được chứng minh qua những trải nghiệp của bản thân để nhập vào dòng tư tưởng chính thống, cái triết học chính thống, cách nhìn nhận và đánh giá chính thống, xét cho cùng chả liên quan bao nhiêu tới cái tâm sự đang ấp ủ, tới những điều cần phải viết, và trên hết, máu thịt hơn hết là những phát hiện độc đáo của riêng mình trong lịch sử, trong văn hoá, trong nhân sinh. Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì nên một số đã phải đổi nghề, bỏ nghề sáng tạo sang nghề cạo giấy, làm một anh công chức hiền lành, mẫu mực, vừa có quyền vừa có lợi. Cái danh cái lợi cũng có sức quyến rũ người ta lắm, qua nhiều năm tháng nó đã trở thành ý nghĩa quan trọng nhất để sống, sống với vợ con, với bạn bè, với xóm làng, với xã hội. Còn một số nhỏ vì không làm nghề gì khác ngoài cái nghề văn chương nên đã đầu quân về các nhà xuất bản, tuần báo, tạp chí tiếp tục làm nghề nhưng phải viết trong khuôn phép đã quy định, cũng có đôi lúc đã tự buông thả theo những cảm xúc tự nhiên hoặc bất chợt bị mê hoặc bởi những hình tượng nghệ thuật quá đẹp đã trở thành những nạn nhân oan uổng của nhiều vụ án văn tự, nghĩ lại mà tiếc cho nhiều người, mộng mơ nhiều thì tài năng cũng nhiều đều bị thui chột ngay từ những năm còn trẻ.
4.
Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời. Cái tiêu chuẩn mới có tên gọi là “mặc kệ nó”. Nó là người khác, là nhà nước, là bất cứ ai, bất cứ việc gì không có quan hệ trực tiếp tới các lợi ích cá nhân mình. Cái cá thể sau một thời gian dài nhập vào cái tập thể đã tự tách ra khỏi nó để tìm lại mình. Nhưng cách tìm lại ấy thường thuộc về phía tiêu cực của con người, lấy lợi ích bản thân làm mục tiêu nên không tạo ra được sự thăng hoa, sự tự do chân chính, là môi trường cho mọi sáng tạo độc đáo, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại ở yếu tố tiền phong của nó. Ở đây tôi muốn nói thêm, tự do được nuôi dưỡng tự nhiên trong môi trường dân chủ là tự do của cống hiến, còn tự do vừa thoát ách chuyên chế thường có tính phá hoại, trả thù, để bù lại những năm tháng bị tước đoạt. Cứ so sánh về tự do của một xã hội dân chủ nhiều trăm năm như Hoa Kỳ và tự do vừa giành được của nước Nga Xô Viết là đủ rõ. Vì nó không được chuẩn bị, không được giáo dục, mọi bản năng của con người được xổng ra nhất loạt sẽ gây hỗn loạn cho cộng đồng, nhiều hơn là xây dựng. Dân chủ và tự do phải có thời gian để làm quen, để học cách sử dụng và bảo vệ, phân được ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng. thành pháp luật, thành tập quán mới có thể đơm hoa kết trái được.
5.
Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp. Ở xã hội tư bản mà chúng ta vốn có thành kiến là rất xấu xa lại thường hay cho những tiếng kêu cứu, bảo vệ những giá trị truyền thống của cá nhân, vì đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người được sống no đủ, trong tiện nghi mà vẫn đối địch với nó, muốn thoát ly khỏi nó vì không được thoả mãn những nhu cầu về tinh thần. Ta hay lấy những chuyện đó để làm chứng một cách hả hê cho sự tha hoá của con người sống dưới chế độ tư bản. Vậy các công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa thì sao? Chả có ai kêu ca gì. Nhà văn là người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống tinh thần của đồng loại cũng không kêu. Có một nhà văn Nga [Vladimir Dudinzev / Владимир Дудинцев - chú thích của Diễn Đàn] viết cuốn sách Người ta không chỉ sống bằng bánh mì [Не хлебом единым - chú thích của Diễn Đàn] bị cả giới văn nghệ Liên Xô phê phán. Ông đã viết sai vì các nước xã hội chủ nghĩa rất coi trọng cuộc sống tinh thần của các công dân. Họ đọc sách rất nhiều, trên xe điện, xe buýt, trong công viên, đứng xếp hàng từng dãy dài mua thực phẩm, mua vé xem vũ kịch, nghe âm nhạc họ đều mở sách đọc rất chăm chú, tưởng đâu như cuộc sống đích thực của họ là ở các trang sách. Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại. Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại… Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình. Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè. Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được!
(Còn tiếp http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm)
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
(Tuỳ bút chính trị - 2006)
Nguyễn Khải
1.
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ. Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui. Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình. Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lác rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện sui sẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
2.
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào. Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh. Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.
3.
Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. Phải cải tạo họ bằng các chuyến đi thực tế, bằng các lớp học chính trị ngắn hoặc dài ngày, và bằng cả những lần được gặp gỡ thân mật với lãnh tụ để có thêm lòng tin vào những lý do phải tự phủ định, để khẳng định sự nghiệp vĩ đại của quần chúng. Phải bỏ hẳn những tư tưởng triết học và thế giới quan phù hợp với cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá của riêng mình, đã được chứng minh qua những trải nghiệp của bản thân để nhập vào dòng tư tưởng chính thống, cái triết học chính thống, cách nhìn nhận và đánh giá chính thống, xét cho cùng chả liên quan bao nhiêu tới cái tâm sự đang ấp ủ, tới những điều cần phải viết, và trên hết, máu thịt hơn hết là những phát hiện độc đáo của riêng mình trong lịch sử, trong văn hoá, trong nhân sinh. Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì nên một số đã phải đổi nghề, bỏ nghề sáng tạo sang nghề cạo giấy, làm một anh công chức hiền lành, mẫu mực, vừa có quyền vừa có lợi. Cái danh cái lợi cũng có sức quyến rũ người ta lắm, qua nhiều năm tháng nó đã trở thành ý nghĩa quan trọng nhất để sống, sống với vợ con, với bạn bè, với xóm làng, với xã hội. Còn một số nhỏ vì không làm nghề gì khác ngoài cái nghề văn chương nên đã đầu quân về các nhà xuất bản, tuần báo, tạp chí tiếp tục làm nghề nhưng phải viết trong khuôn phép đã quy định, cũng có đôi lúc đã tự buông thả theo những cảm xúc tự nhiên hoặc bất chợt bị mê hoặc bởi những hình tượng nghệ thuật quá đẹp đã trở thành những nạn nhân oan uổng của nhiều vụ án văn tự, nghĩ lại mà tiếc cho nhiều người, mộng mơ nhiều thì tài năng cũng nhiều đều bị thui chột ngay từ những năm còn trẻ.
4.
Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời. Cái tiêu chuẩn mới có tên gọi là “mặc kệ nó”. Nó là người khác, là nhà nước, là bất cứ ai, bất cứ việc gì không có quan hệ trực tiếp tới các lợi ích cá nhân mình. Cái cá thể sau một thời gian dài nhập vào cái tập thể đã tự tách ra khỏi nó để tìm lại mình. Nhưng cách tìm lại ấy thường thuộc về phía tiêu cực của con người, lấy lợi ích bản thân làm mục tiêu nên không tạo ra được sự thăng hoa, sự tự do chân chính, là môi trường cho mọi sáng tạo độc đáo, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại ở yếu tố tiền phong của nó. Ở đây tôi muốn nói thêm, tự do được nuôi dưỡng tự nhiên trong môi trường dân chủ là tự do của cống hiến, còn tự do vừa thoát ách chuyên chế thường có tính phá hoại, trả thù, để bù lại những năm tháng bị tước đoạt. Cứ so sánh về tự do của một xã hội dân chủ nhiều trăm năm như Hoa Kỳ và tự do vừa giành được của nước Nga Xô Viết là đủ rõ. Vì nó không được chuẩn bị, không được giáo dục, mọi bản năng của con người được xổng ra nhất loạt sẽ gây hỗn loạn cho cộng đồng, nhiều hơn là xây dựng. Dân chủ và tự do phải có thời gian để làm quen, để học cách sử dụng và bảo vệ, phân được ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng. thành pháp luật, thành tập quán mới có thể đơm hoa kết trái được.
5.
Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp. Ở xã hội tư bản mà chúng ta vốn có thành kiến là rất xấu xa lại thường hay cho những tiếng kêu cứu, bảo vệ những giá trị truyền thống của cá nhân, vì đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người được sống no đủ, trong tiện nghi mà vẫn đối địch với nó, muốn thoát ly khỏi nó vì không được thoả mãn những nhu cầu về tinh thần. Ta hay lấy những chuyện đó để làm chứng một cách hả hê cho sự tha hoá của con người sống dưới chế độ tư bản. Vậy các công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa thì sao? Chả có ai kêu ca gì. Nhà văn là người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống tinh thần của đồng loại cũng không kêu. Có một nhà văn Nga [Vladimir Dudinzev / Владимир Дудинцев - chú thích của Diễn Đàn] viết cuốn sách Người ta không chỉ sống bằng bánh mì [Не хлебом единым - chú thích của Diễn Đàn] bị cả giới văn nghệ Liên Xô phê phán. Ông đã viết sai vì các nước xã hội chủ nghĩa rất coi trọng cuộc sống tinh thần của các công dân. Họ đọc sách rất nhiều, trên xe điện, xe buýt, trong công viên, đứng xếp hàng từng dãy dài mua thực phẩm, mua vé xem vũ kịch, nghe âm nhạc họ đều mở sách đọc rất chăm chú, tưởng đâu như cuộc sống đích thực của họ là ở các trang sách. Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại. Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại… Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình. Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè. Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được!
(Còn tiếp http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm)