Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Việt Nam làm gì để tự vệ?

Tiến sĩ Alexander Vuving

Tiến sĩ Alexander Vuving

Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Mỹ

Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào thì anh ta có thể đánh mình, và làm sao để mình không bị anh ta đánh?

Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam là Trung Quốc.

Quy luật lịch sử

Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam? Tương lai không thể nói trước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khả năng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai.

Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớn và một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.

Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa.

Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sau đúng một tháng.

Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, Trung Quốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.

Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.

Thế và Thời

Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời. Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quán trong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thế của đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.

Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc đánh Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết chấm dứt can thiệp quân sự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và Quốc hội Mỹ cấm Chính phủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho Việt Nam Cộng hòa chới với không nơi nương tựa.

Trong khi đó thế của Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trở thành một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 10-1971) và từ địa vị kẻ thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trở thành đối tác của Mỹ (với Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972).

Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quân vào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khi thế của Trung Quốc đi lên.

Một tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô ký liên minh quân sự (tháng 11-1978) thì Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay vì chiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.

Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980 đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan) và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây.

Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từ năm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tây và Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Á cũng như toàn thế giới.

Bài nói tại Vladivostok của lãnh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ý Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để bình thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên.

Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vào đã thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.

Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị cô lập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa" chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ở quần đảo Trường Sa.

Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 có thể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ở Trường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịch năm 1988.

Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc.

Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lập phần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳn chỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vào ASEAN và chưa bình thường hóa quan hệ được với Mỹ.

Việt Nam làm gì?

Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh? Lý thuyết quan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính: 1) cùng chung một nhà, 2) ràng buộc bằng lợi ích, 3) ràng buộc bằng thể chế, 4) răn đe quân sự, 5) răn đe ngoại giao.

Phương pháp "cùng chung một nhà" xem ra không ổn vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, Trung Quốc rất thiếu cảm tình với Việt Nam và kinh nghiệm quan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới. Thứ hai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh. Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.

Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốc đánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rất cao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu con đường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ Trung Đông, châu Âu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếu Trung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản và trung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế được thì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không có lợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớn hơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.

Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ra tay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuân thủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ. Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽ có cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh cho hành động của mình.

Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng để trừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểm riêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tây đánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruzia rồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựa trên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chế quốc tế theo cách giải thích riêng của họ.

Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng là di tích lịch sử nhắc lại trận quân Lê Lợi chém Liễu Thăng hồi thế kỷ 15

Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làm với Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân để răn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thông thường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đe chiến thuật đối với Trung Quốc.

Còn lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao". Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước.

Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giới quan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họ thì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đó cũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý định đánh Việt Nam.

Bài học lịch sử

Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phân tích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốc đánh, Việt Nam phải làm được ba điều.

Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêm bạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xích lại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn. Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thế giới.

Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được

Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.

Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu là chỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao.

Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh.

Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.

Việt Nam làm gì để tự vệ?

Tiến sĩ Alexander Vuving

Tiến sĩ Alexander Vuving

Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Mỹ

Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào thì anh ta có thể đánh mình, và làm sao để mình không bị anh ta đánh?

Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam là Trung Quốc.

Quy luật lịch sử

Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam? Tương lai không thể nói trước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khả năng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai.

Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớn và một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.

Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa.

Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sau đúng một tháng.

Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, Trung Quốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.

Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.

Thế và Thời

Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời. Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quán trong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thế của đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.

Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc đánh Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết chấm dứt can thiệp quân sự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và Quốc hội Mỹ cấm Chính phủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho Việt Nam Cộng hòa chới với không nơi nương tựa.

Trong khi đó thế của Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trở thành một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 10-1971) và từ địa vị kẻ thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trở thành đối tác của Mỹ (với Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972).

Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quân vào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khi thế của Trung Quốc đi lên.

Một tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô ký liên minh quân sự (tháng 11-1978) thì Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay vì chiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.

Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980 đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan) và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây.

Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từ năm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tây và Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Á cũng như toàn thế giới.

Bài nói tại Vladivostok của lãnh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ý Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để bình thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên.

Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vào đã thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.

Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị cô lập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa" chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ở quần đảo Trường Sa.

Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 có thể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ở Trường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịch năm 1988.

Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc.

Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lập phần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳn chỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vào ASEAN và chưa bình thường hóa quan hệ được với Mỹ.

Việt Nam làm gì?

Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh? Lý thuyết quan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính: 1) cùng chung một nhà, 2) ràng buộc bằng lợi ích, 3) ràng buộc bằng thể chế, 4) răn đe quân sự, 5) răn đe ngoại giao.

Phương pháp "cùng chung một nhà" xem ra không ổn vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, Trung Quốc rất thiếu cảm tình với Việt Nam và kinh nghiệm quan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới. Thứ hai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh. Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ "gắn bó như môi với răng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nẫng tay trên người "đồng chí anh em" Bắc Việt.

Phương pháp "ràng buộc bằng lợi ích" sẽ không ngăn được Trung Quốc đánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rất cao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu con đường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ Trung Đông, châu Âu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếu Trung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản và trung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế được thì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không có lợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớn hơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.

Phương pháp "ràng buộc bằng thể chế" càng khó ngăn cản Trung Quốc ra tay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuân thủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ. Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽ có cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh cho hành động của mình.

Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng để trừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểm riêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tây đánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruzia rồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựa trên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chế quốc tế theo cách giải thích riêng của họ.

Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng là di tích lịch sử nhắc lại trận quân Lê Lợi chém Liễu Thăng hồi thế kỷ 15

Phương pháp "răn đe quân sự" không phải là cách mà Việt Nam có thể làm với Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân để răn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thông thường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đe chiến thuật đối với Trung Quốc.

Còn lại duy nhất phương pháp "răn đe ngoại giao". Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước.

Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giới quan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họ thì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đó cũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý định đánh Việt Nam.

Bài học lịch sử

Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phân tích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốc đánh, Việt Nam phải làm được ba điều.

Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêm bạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xích lại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn. Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thế giới.

Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được

Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.

Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu là chỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao.

Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh.

Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

Entry for March 24, 2009

Thế là việc quyết định phá giá đồng VND theo đề xuất của các chuyên gia Havard tư vấn đã được thực hiện. Mới cafe sáng qua nghe mấy vị lãnh đạo ngân hàng nói về việc đánh USD, chắc là dân kinh doanh tài chính đều dự báo được việc này. Thế mới biết là hiện nay để kinh doanh có lãi thì cứ việc làm ngược lại với thông tin dự đoán của báo chí và phát biểu của quan chức nhà nước là được. TT, rồi CT H Đ tư vấn tiền tệ quốc gia đều khẳng định không phá giá đồng nội tệ. Báo chí thì mới hô tiền vào CK, hôm CK xuống thì có nhận xét khẳng định "đây là một cuộc bulltrap lớn mà các đại gia thực hiện được nhờ thông tin hỗ trợ từ Mỹ", đến rạng sáng nay TT Mỹ tăng khủng thì lập tức nói có GĐ NH bán nhà để đầu tư CK từ vài tuần trước. Đúng là hài vãi!!

Entry for March 24, 2009

Thế là việc quyết định phá giá đồng VND theo đề xuất của các chuyên gia Havard tư vấn đã được thực hiện. Mới cafe sáng qua nghe mấy vị lãnh đạo ngân hàng nói về việc đánh USD, chắc là dân kinh doanh tài chính đều dự báo được việc này. Thế mới biết là hiện nay để kinh doanh có lãi thì cứ việc làm ngược lại với thông tin dự đoán của báo chí và phát biểu của quan chức nhà nước là được. TT, rồi CT H Đ tư vấn tiền tệ quốc gia đều khẳng định không phá giá đồng nội tệ. Báo chí thì mới hô tiền vào CK, hôm CK xuống thì có nhận xét khẳng định "đây là một cuộc bulltrap lớn mà các đại gia thực hiện được nhờ thông tin hỗ trợ từ Mỹ", đến rạng sáng nay TT Mỹ tăng khủng thì lập tức nói có GĐ NH bán nhà để đầu tư CK từ vài tuần trước. Đúng là hài vãi!!

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Tháng ba, mùa Tây Nguyên chan chứa tình...

http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/bannhachomnay/6347/index.aspx

Tháng ba, mùa Tây Nguyên chan chứa tình...

http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/bannhachomnay/6347/index.aspx

Ngành dầu khí và vấn đề an toàn năng lượng quốc gia

Bài này đăng trên Tuanvietnam, copy về để đọc sợ nó bị xóa bất tử.
--------------------------------------------------------------------
(TuanVietNam) - Mối đe dọa chính đối với an ninh năng lượng là khả năng bị thắt chặt nguồn cung ứng một cách bất ngờ khiến giá tăng đột biến, tạo ra cú sốc chi phí làm tổn hại, thậm chí tê liệt hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của đất nước. Vì thế, đảm bảo khả năng sử dụng năng lượng với giá rẻ và ổn định là mục tiêu cốt lõi của chiến lược an ninh năng lượng ở mỗi quốc gia - Bài viết của Ts. Trần Vinh Dự.

Bài liên quan:

Ngành đóng tàu trong khủng hoảng

Dự trữ dầu và khí đốt dưới lòng đất và biển của Việt Nam là một bảo đảm thiết yếu đối với an ninh năng lượng của đất nước. Trong trường hợp giá dầu nhiên liệu thế giới tăng đột biến như hồi 2007 - 2008, nguồn thu từ dầu mỏ khai thác được trong nước có thể dùng để trợ giá cho nguồn xăng dầu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, trữ lượng dầu thô và khí đốt đã được tìm thấy của Việt Nam có vẻ như đang cạn dần.
Nguồn dầu thô của Việt Nam đang cạn dần

Nguồn dầu lửa và khí đốt của Việt Nam tập trung chủ yếu trên biển Đông. Theo số liệu thu thập vào tháng 6/2007 thì hiện Việt Nam sản xuất khoảng 362 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày.

So với Việt Nam, sản lượng dầu mỏ do Trung Quốc sản xuất gấp 10,6 lần, do Indonesia sản xuất gấp 3 lần, do Ấn Độ sản xuất gấp 2,3 lần, do Malaysia sản xuất gấp 2 lần. Trong số các nước ASEAN có biển, Việt Nam đứng gần với Thái, chỉ trên Brunei và Singapore.

Bắt đầu từ khoảng 2004, sản lượng khai thác được của Việt Nam đã bắt đầu đi theo đà suy giảm rõ rệt. Năm 2004 được 20.35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18.84 triệu tấn, năm 2006 còn 17.25 triệu tấn và năm 2007 ước lượng chỉ có 16.12 triệu tấn.

Nếu không tìm ra được các nguồn dầu lửa mới, và nếu không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ còn khoảng 3 triệu tấn/năm vào năm 2025.

Nói cách khác, nếu không tìm thấy các nguồn dầu mỏ mới, Việt Nam sẽ gần như cạn kiệt nguồn dầu lửa trong vòng khoảng 15 năm.

Trong khi các nguồn dầu và khí đốt được tìm thấy đang cạn dần, để tìm kiếm các nguồn mới đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các dự án tìm kiếm và khai thác phức tạp hơn nhiều. Thí dụ, các nguồn dầu chưa được tìm thấy phân bổ chủ yếu ở các vùng nước sâu xa bờ, không thuận tiện về vận chuyển, lại thường xuyên bị Trung Quốc phản đối và tìm cách phá hoại.

Ts. Trần Vinh Dự tốt nghiệp Đại học tổng hợp Texas-Austin và hiện đang làm chuyên gia tư vấn kinh tế tại ERS Group Inc - một tập đoàn chuyên tư vấn cho Chính phủ Mỹ và các đại công ty trong nhóm Fortune 500 trong các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, lao động, tài chính, đầu tư và năng lượng.
Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông như một góc nhìn và một tư liệu thú vị cần tham chiếu.

Việc khai thác nhiên liệu ở vùng Nam Côn Sơn lại gặp phải vấn đề áp suất cao, nhiệt độ cao, vừa khó giải quyết về mặt kỹ thuật vừa tốn kém. Thêm nữa, các vùng thăm dò - khai thác ở miền Bắc thường có tỉ lệ CO2 rất cao (70-90%) gây ra thách thức lớn về mặt kỹ thuật và môi trường. Có một số vùng có trữ lượng dầu đủ lớn để có ý nghĩa về thương mại, nhưng lại phân bố dưới nền đá granite. Với những vùng này, việc thăm dò và khai thác là đặc biệt phức tạp.

Hiểm họa của an ninh năng lượng có thể đến từ cấu trúc thị trường

Ngoài các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu, một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của khủng hoảng năng lượng đến từ cấu trúc thị trường cung cấp năng lượng của quốc gia. Khi cấu trúc thị trường năng lượng bất hợp lý, tình hình giá năng lượng trong nước tăng cao có thể xảy ra mà không cần các tác động từ bên ngoài. Trường hợp này có thể xảy ra trong các thị trường năng lượng tự do nhưng không được điều tiết tốt, hoặc trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý.

Trong các thị trường tự do nhưng không được điều tiết tốt, các doanh nghiệp có thể đơn phương hoặc thỏa thuận với nhau để “làm giá”. Công cụ chính của họ là siết chặt nguồn cung, tạo ra khan hiếm năng lượng giả tạo và đẩy giá lên.

Trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý, nhà nước là người quyết định mức giá cả. Vì thế, bề ngoài thì có vẻ như việc tăng giá vô lý là không thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại khác.

Nhà nước quyết định giá nhưng trên cơ sở chi phí mà các doanh nghiệp báo cáo. Nếu thị trường là thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nên họ ít có khả năng khai báo chi phí cao bừa bãi. Nhưng nếu thị trường chỉ gồm một vài doanh nghiệp, hoặc cực đoan là chỉ có một doanh nghiệp độc quyền, thì doanh nghiệp này có thể tùy tiện khai báo chi phí kinh doanh. Khi định giá, nhà nước sẽ phải đảm bảo những doanh nghiệp này có mức lợi nhuận nhất định.

Nói cách khác, bằng cách đội chi phí kinh doanh lên, doanh nghiệp có thể buộc nhà nước phải tăng giá xăng dầu trong nước. Vấn đề này tồn tại khá lâu ở Mỹ trong các thập kỷ 60-80. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ Mỹ thử nhiều công cụ để xác định giá, nhưng tóm lại là càng quản lý chặt thì giá càng tăng.

Thị trường nhiên liệu của Việt Nam kém hiệu quả

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là công ty độc quyền ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí, bao gồm cả thượng nguồn (khai thác, tinh lọc và bán buôn), hạ nguồn (bán lẻ) và phân phối. Kể từ tháng 1/2007, PetroVietnam đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa chức năng, bao gồm cả các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục, khách sạn, văn phòng, du lịch và các lĩnh vực khác.

Chính phủ Việt Nam quản lý mặt bằng giá trên thị trường năng lượng. Trong những thời điểm nhất định, Chính phủ sử dụng ngân sách để hỗ trợ giá. Trong các thời điểm khác, Chính phủ có thể tạm thời thả nổi giá năng lượng.

Vì các đặc điểm này, thị trường dầu khí của Việt Nam có thể rơi vào bẫy giá cả của doanh nghiệp khi họ đẩy chi phí lên cao.

Để xem thị trường dầu khí của Việt Nam hoạt động hiệu quả đến đâu, chúng tôi thử so sánh mức giá xăng bán lẻ ở Việt Nam và ở Mỹ trong các năm từ 2002 tới 2008.

Trong suốt thời gian này, chỉ có hồi tháng 3/2007 là giá xăng ở Mỹ cao xấp xỉ ở Việt Nam. Với các tháng còn lại, giá xăng ở Mỹ đều thấp hơn ở Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 11/2008, giá xăng ở Mỹ chỉ có 2,42 USD một gallon trong khi ở Việt Nam là 3,76 USD một gallon - bằng 1,5 lần giá xăng ở Mỹ.

Có thể lý giải mức chênh lệnh này do chênh lệch về chi phí vận tải. Một khối lượng lớn xăng dầu bán lẻ trên thị trường Mỹ được sản xuất từ trong nước. Vì thế, tính trung bình chi phí vận tải trên một gallon có thể rẻ hơn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ước tính của Giáo sư David Dapice hồi năm 2002, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam của năm 2002 không thể cao hơn mức 11 USD/ tấn, có nghĩa là chỉ có 3.5 cents/gallon. Cứ giả sử mức chi phí này tăng gấp đôi tính từ năm 2002, như vậy chi phí vận tải chỉ là 7 cents tính trên một gallon. Trong khi đó, tính trung bình, chênh lệch về giá giữa một gallon xăng A92 ở Việt Nam và một gallon xăng A92 ở Mỹ lên tới hơn 40 cents.

Như vậy, mặc dù được nhà nước quản lý về giá, được hỗ trợ giá trong các thời điểm giá nhiên liệu thế giới tăng cao, được ưu đãi về chính sách thuế, giá xăng dầu bán lẻ ở Việt Nam vẫn cao hơn ở Mỹ khoảng 10%.

Vì thị trường xăng dầu ở Mỹ là thị trường tự do và không được trợ giá, sự chênh lệch này có thể dẫn tới kết luận rằng thị trường nhiên liệu của Việt Nam hoạt động không mấy hiệu quả.

Chiến lược đầu tư không trên cơ sở hiệu quả kinh tế

Nói đến ngành dầu khí của Việt Nam, không thể không nhắc tới dự án lọc dầu Dung Quất. Về mặt chiến lược, có lẽ khi đứng ra quyết định thi hành dự án này, Chính phủ đã nhắm tới xây dựng năng lực cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước mà không cần phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Công suất tối đa của nhà máy này cho phép lọc được 6,5 tấn dầu mỗi năm, đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Dung Quất sẽ giảm bớt nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam, nhưng không giúp Việt Nam tránh được các cú sốc về giá trên thị trường thế giới. Hơn nữa, theo khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc, Phó Trưởng ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thì giá xăng dầu mà nhà máy này bán ra khó có thể thấp hơn giá nhập khẩu.

Và điều này bắt nguồn từ một thực tế được Gs. Harvard David Dapice nói tới từ hồi năm 2003. Theo tính toán của ông, chi phí để xây dựng nhà máy này quá lớn (1.5 tỉ USD hồi năm 2003, hiện nay đã là 3,15 tỉ USD) và Việt Nam phải đi vay với lãi suất tương đối cao để xây dựng. Trong khi đó, giá trị gia tăng của một tấn dầu sau khi lọc không cao (khoảng 11 USD cho một tấn).

Với công suất lọc 6,5 triệu tấn một năm, và với giá trị gia tăng là 11 USD/ tấn, Dung Quất chỉ có thể tạo ra được một giá trị gia tăng là 72 triệu USD mỗi năm. Trong khi chi phí cho nhà máy này, bao gồm tiền lãi phải trả hàng năm lên tới 200 triệu USD. Như vậy mỗi năm nhà nước phải bù lỗ khoảng 130 triệu USD.

Và đó mới chỉ là con số tiền lỗ dựa theo cách tính của Gs. David Dapice khi chi phí cố định của Dung Quất là 1,5 tỉ USD. Hiện nay chi phí này đã lên tới 3,15 tỉ USD. Số tiền phải bù lỗ hàng năm nếu tính lại sẽ khoảng 280 triệu USD mỗi năm.

Trong khi số liệu nguồn về giá trị gia tăng trên một tấn dầu được lọc mà Gs. David Dapice sử dụng có thể không còn đúng tính đến thời điểm này, phép tính sơ lược của ông cũng là một chỉ báo đáng được quan tâm. Cùng với khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc về việc Dung Quất không thể bán giá xăng dầu rẻ hơn giá nhập khẩu, có thể khẳng định nhà máy này sẽ không có lãi khi đi vào vận hành.

Như vậy, mặc dù chiến lược đầu tư vào xây dựng năng lực lọc dầu của quốc gia có vẻ như đúng đắn, việc thực hiện nó đã không được như mong đợi. Dự án Dung Quất không phải là dự án hiệu quả xét trên khía cạnh chi phí - lợi ích. Và ảnh hưởng của quyết định thiếu sáng suốt này sẽ lâu dài đối với Việt Nam.

Tóm lại, an ninh năng lượng của Việt Nam đang và sẽ là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nguồn dầu thô phát hiện được của Việt Nam đang cạn dần. Các nguồn dầu mới nếu có tìm được thì cũng ở trong những địa bàn phức tạp, khó khai thác. Năng lực lọc dầu của Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ trong nước và vì thế về dài hạn Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục dựa vào nguồn xăng dầu nhập khẩu. Trong khi đó, những vấn đề như cấu trúc thị trường kém hiệu quả cùng với các chiến lược đầu tư không dựa trên hiệu quả kinh tế sẽ tiếp tục là những gánh nặng cho người tiêu dùng Việt Nam, và cũng là sức cản cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ngành dầu khí và vấn đề an toàn năng lượng quốc gia

Bài này đăng trên Tuanvietnam, copy về để đọc sợ nó bị xóa bất tử.
--------------------------------------------------------------------
(TuanVietNam) - Mối đe dọa chính đối với an ninh năng lượng là khả năng bị thắt chặt nguồn cung ứng một cách bất ngờ khiến giá tăng đột biến, tạo ra cú sốc chi phí làm tổn hại, thậm chí tê liệt hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của đất nước. Vì thế, đảm bảo khả năng sử dụng năng lượng với giá rẻ và ổn định là mục tiêu cốt lõi của chiến lược an ninh năng lượng ở mỗi quốc gia - Bài viết của Ts. Trần Vinh Dự.

Bài liên quan:

Ngành đóng tàu trong khủng hoảng

Dự trữ dầu và khí đốt dưới lòng đất và biển của Việt Nam là một bảo đảm thiết yếu đối với an ninh năng lượng của đất nước. Trong trường hợp giá dầu nhiên liệu thế giới tăng đột biến như hồi 2007 - 2008, nguồn thu từ dầu mỏ khai thác được trong nước có thể dùng để trợ giá cho nguồn xăng dầu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, trữ lượng dầu thô và khí đốt đã được tìm thấy của Việt Nam có vẻ như đang cạn dần.
Nguồn dầu thô của Việt Nam đang cạn dần

Nguồn dầu lửa và khí đốt của Việt Nam tập trung chủ yếu trên biển Đông. Theo số liệu thu thập vào tháng 6/2007 thì hiện Việt Nam sản xuất khoảng 362 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày.

So với Việt Nam, sản lượng dầu mỏ do Trung Quốc sản xuất gấp 10,6 lần, do Indonesia sản xuất gấp 3 lần, do Ấn Độ sản xuất gấp 2,3 lần, do Malaysia sản xuất gấp 2 lần. Trong số các nước ASEAN có biển, Việt Nam đứng gần với Thái, chỉ trên Brunei và Singapore.

Bắt đầu từ khoảng 2004, sản lượng khai thác được của Việt Nam đã bắt đầu đi theo đà suy giảm rõ rệt. Năm 2004 được 20.35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18.84 triệu tấn, năm 2006 còn 17.25 triệu tấn và năm 2007 ước lượng chỉ có 16.12 triệu tấn.

Nếu không tìm ra được các nguồn dầu lửa mới, và nếu không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ còn khoảng 3 triệu tấn/năm vào năm 2025.

Nói cách khác, nếu không tìm thấy các nguồn dầu mỏ mới, Việt Nam sẽ gần như cạn kiệt nguồn dầu lửa trong vòng khoảng 15 năm.

Trong khi các nguồn dầu và khí đốt được tìm thấy đang cạn dần, để tìm kiếm các nguồn mới đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các dự án tìm kiếm và khai thác phức tạp hơn nhiều. Thí dụ, các nguồn dầu chưa được tìm thấy phân bổ chủ yếu ở các vùng nước sâu xa bờ, không thuận tiện về vận chuyển, lại thường xuyên bị Trung Quốc phản đối và tìm cách phá hoại.

Ts. Trần Vinh Dự tốt nghiệp Đại học tổng hợp Texas-Austin và hiện đang làm chuyên gia tư vấn kinh tế tại ERS Group Inc - một tập đoàn chuyên tư vấn cho Chính phủ Mỹ và các đại công ty trong nhóm Fortune 500 trong các vấn đề liên quan tới cạnh tranh, lao động, tài chính, đầu tư và năng lượng.
Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông như một góc nhìn và một tư liệu thú vị cần tham chiếu.

Việc khai thác nhiên liệu ở vùng Nam Côn Sơn lại gặp phải vấn đề áp suất cao, nhiệt độ cao, vừa khó giải quyết về mặt kỹ thuật vừa tốn kém. Thêm nữa, các vùng thăm dò - khai thác ở miền Bắc thường có tỉ lệ CO2 rất cao (70-90%) gây ra thách thức lớn về mặt kỹ thuật và môi trường. Có một số vùng có trữ lượng dầu đủ lớn để có ý nghĩa về thương mại, nhưng lại phân bố dưới nền đá granite. Với những vùng này, việc thăm dò và khai thác là đặc biệt phức tạp.

Hiểm họa của an ninh năng lượng có thể đến từ cấu trúc thị trường

Ngoài các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu, một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của khủng hoảng năng lượng đến từ cấu trúc thị trường cung cấp năng lượng của quốc gia. Khi cấu trúc thị trường năng lượng bất hợp lý, tình hình giá năng lượng trong nước tăng cao có thể xảy ra mà không cần các tác động từ bên ngoài. Trường hợp này có thể xảy ra trong các thị trường năng lượng tự do nhưng không được điều tiết tốt, hoặc trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý.

Trong các thị trường tự do nhưng không được điều tiết tốt, các doanh nghiệp có thể đơn phương hoặc thỏa thuận với nhau để “làm giá”. Công cụ chính của họ là siết chặt nguồn cung, tạo ra khan hiếm năng lượng giả tạo và đẩy giá lên.

Trong các thị trường năng lượng do nhà nước quản lý, nhà nước là người quyết định mức giá cả. Vì thế, bề ngoài thì có vẻ như việc tăng giá vô lý là không thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại khác.

Nhà nước quyết định giá nhưng trên cơ sở chi phí mà các doanh nghiệp báo cáo. Nếu thị trường là thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nên họ ít có khả năng khai báo chi phí cao bừa bãi. Nhưng nếu thị trường chỉ gồm một vài doanh nghiệp, hoặc cực đoan là chỉ có một doanh nghiệp độc quyền, thì doanh nghiệp này có thể tùy tiện khai báo chi phí kinh doanh. Khi định giá, nhà nước sẽ phải đảm bảo những doanh nghiệp này có mức lợi nhuận nhất định.

Nói cách khác, bằng cách đội chi phí kinh doanh lên, doanh nghiệp có thể buộc nhà nước phải tăng giá xăng dầu trong nước. Vấn đề này tồn tại khá lâu ở Mỹ trong các thập kỷ 60-80. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ Mỹ thử nhiều công cụ để xác định giá, nhưng tóm lại là càng quản lý chặt thì giá càng tăng.

Thị trường nhiên liệu của Việt Nam kém hiệu quả

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là công ty độc quyền ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí, bao gồm cả thượng nguồn (khai thác, tinh lọc và bán buôn), hạ nguồn (bán lẻ) và phân phối. Kể từ tháng 1/2007, PetroVietnam đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa chức năng, bao gồm cả các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục, khách sạn, văn phòng, du lịch và các lĩnh vực khác.

Chính phủ Việt Nam quản lý mặt bằng giá trên thị trường năng lượng. Trong những thời điểm nhất định, Chính phủ sử dụng ngân sách để hỗ trợ giá. Trong các thời điểm khác, Chính phủ có thể tạm thời thả nổi giá năng lượng.

Vì các đặc điểm này, thị trường dầu khí của Việt Nam có thể rơi vào bẫy giá cả của doanh nghiệp khi họ đẩy chi phí lên cao.

Để xem thị trường dầu khí của Việt Nam hoạt động hiệu quả đến đâu, chúng tôi thử so sánh mức giá xăng bán lẻ ở Việt Nam và ở Mỹ trong các năm từ 2002 tới 2008.

Trong suốt thời gian này, chỉ có hồi tháng 3/2007 là giá xăng ở Mỹ cao xấp xỉ ở Việt Nam. Với các tháng còn lại, giá xăng ở Mỹ đều thấp hơn ở Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 11/2008, giá xăng ở Mỹ chỉ có 2,42 USD một gallon trong khi ở Việt Nam là 3,76 USD một gallon - bằng 1,5 lần giá xăng ở Mỹ.

Có thể lý giải mức chênh lệnh này do chênh lệch về chi phí vận tải. Một khối lượng lớn xăng dầu bán lẻ trên thị trường Mỹ được sản xuất từ trong nước. Vì thế, tính trung bình chi phí vận tải trên một gallon có thể rẻ hơn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ước tính của Giáo sư David Dapice hồi năm 2002, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam của năm 2002 không thể cao hơn mức 11 USD/ tấn, có nghĩa là chỉ có 3.5 cents/gallon. Cứ giả sử mức chi phí này tăng gấp đôi tính từ năm 2002, như vậy chi phí vận tải chỉ là 7 cents tính trên một gallon. Trong khi đó, tính trung bình, chênh lệch về giá giữa một gallon xăng A92 ở Việt Nam và một gallon xăng A92 ở Mỹ lên tới hơn 40 cents.

Như vậy, mặc dù được nhà nước quản lý về giá, được hỗ trợ giá trong các thời điểm giá nhiên liệu thế giới tăng cao, được ưu đãi về chính sách thuế, giá xăng dầu bán lẻ ở Việt Nam vẫn cao hơn ở Mỹ khoảng 10%.

Vì thị trường xăng dầu ở Mỹ là thị trường tự do và không được trợ giá, sự chênh lệch này có thể dẫn tới kết luận rằng thị trường nhiên liệu của Việt Nam hoạt động không mấy hiệu quả.

Chiến lược đầu tư không trên cơ sở hiệu quả kinh tế

Nói đến ngành dầu khí của Việt Nam, không thể không nhắc tới dự án lọc dầu Dung Quất. Về mặt chiến lược, có lẽ khi đứng ra quyết định thi hành dự án này, Chính phủ đã nhắm tới xây dựng năng lực cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước mà không cần phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Công suất tối đa của nhà máy này cho phép lọc được 6,5 tấn dầu mỗi năm, đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Dung Quất sẽ giảm bớt nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam, nhưng không giúp Việt Nam tránh được các cú sốc về giá trên thị trường thế giới. Hơn nữa, theo khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc, Phó Trưởng ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thì giá xăng dầu mà nhà máy này bán ra khó có thể thấp hơn giá nhập khẩu.

Và điều này bắt nguồn từ một thực tế được Gs. Harvard David Dapice nói tới từ hồi năm 2003. Theo tính toán của ông, chi phí để xây dựng nhà máy này quá lớn (1.5 tỉ USD hồi năm 2003, hiện nay đã là 3,15 tỉ USD) và Việt Nam phải đi vay với lãi suất tương đối cao để xây dựng. Trong khi đó, giá trị gia tăng của một tấn dầu sau khi lọc không cao (khoảng 11 USD cho một tấn).

Với công suất lọc 6,5 triệu tấn một năm, và với giá trị gia tăng là 11 USD/ tấn, Dung Quất chỉ có thể tạo ra được một giá trị gia tăng là 72 triệu USD mỗi năm. Trong khi chi phí cho nhà máy này, bao gồm tiền lãi phải trả hàng năm lên tới 200 triệu USD. Như vậy mỗi năm nhà nước phải bù lỗ khoảng 130 triệu USD.

Và đó mới chỉ là con số tiền lỗ dựa theo cách tính của Gs. David Dapice khi chi phí cố định của Dung Quất là 1,5 tỉ USD. Hiện nay chi phí này đã lên tới 3,15 tỉ USD. Số tiền phải bù lỗ hàng năm nếu tính lại sẽ khoảng 280 triệu USD mỗi năm.

Trong khi số liệu nguồn về giá trị gia tăng trên một tấn dầu được lọc mà Gs. David Dapice sử dụng có thể không còn đúng tính đến thời điểm này, phép tính sơ lược của ông cũng là một chỉ báo đáng được quan tâm. Cùng với khẳng định của ông Đinh Văn Ngọc về việc Dung Quất không thể bán giá xăng dầu rẻ hơn giá nhập khẩu, có thể khẳng định nhà máy này sẽ không có lãi khi đi vào vận hành.

Như vậy, mặc dù chiến lược đầu tư vào xây dựng năng lực lọc dầu của quốc gia có vẻ như đúng đắn, việc thực hiện nó đã không được như mong đợi. Dự án Dung Quất không phải là dự án hiệu quả xét trên khía cạnh chi phí - lợi ích. Và ảnh hưởng của quyết định thiếu sáng suốt này sẽ lâu dài đối với Việt Nam.

Tóm lại, an ninh năng lượng của Việt Nam đang và sẽ là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nguồn dầu thô phát hiện được của Việt Nam đang cạn dần. Các nguồn dầu mới nếu có tìm được thì cũng ở trong những địa bàn phức tạp, khó khai thác. Năng lực lọc dầu của Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ trong nước và vì thế về dài hạn Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục dựa vào nguồn xăng dầu nhập khẩu. Trong khi đó, những vấn đề như cấu trúc thị trường kém hiệu quả cùng với các chiến lược đầu tư không dựa trên hiệu quả kinh tế sẽ tiếp tục là những gánh nặng cho người tiêu dùng Việt Nam, và cũng là sức cản cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

Đình Lạc Giao - Buôn Ma Thuột

Ở Buôn Ma Thuột, trên địa phận của phường Thống
Lễ tế đinh Lạc giao
Nhất, có một ngôi đình mang tên là đình Lạc Giao được lập vào năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ. Ngôi đình ban đầu làm bằng tranh tre, năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn

Làng Lạc Giao hình thành bắt đầu từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi…

Ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này. Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột.

Tài liệu của đình Lạc Giao ghi: ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà (Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M'Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là lễ tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó.

Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Việc đình Lạc Giao được Bảo Đại ban sắc tứ Thần Hoàng làng, mang ý nghĩa lớn lao, như nhắc nhở mọi người dân đang sinh sống nhớ lấy cội nguồn quê hương và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trên vùng đất mới.

Đình Lạc Giao là bằng chứng của mối quan hệ bang giao tốt đẹp Kinh- Thượng và còn là nơi bảo lưu truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắc Lắc. Hằng năm cứ đến ngày 27-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình hết sức trang trọng về những chiến sĩ Nam tiến và đồng bào đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp 12-1945.


Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket (Bài Trần Xuân Toàn - Báo Bình Định; ảnh mới của Mít Đặc)

Đình Lạc Giao - Buôn Ma Thuột

Ở Buôn Ma Thuột, trên địa phận của phường Thống
Lễ tế đinh Lạc giao
Nhất, có một ngôi đình mang tên là đình Lạc Giao được lập vào năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ. Ngôi đình ban đầu làm bằng tranh tre, năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn

Làng Lạc Giao hình thành bắt đầu từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi…

Ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này. Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột.

Tài liệu của đình Lạc Giao ghi: ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà (Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M'Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là lễ tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó.

Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Việc đình Lạc Giao được Bảo Đại ban sắc tứ Thần Hoàng làng, mang ý nghĩa lớn lao, như nhắc nhở mọi người dân đang sinh sống nhớ lấy cội nguồn quê hương và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trên vùng đất mới.

Đình Lạc Giao là bằng chứng của mối quan hệ bang giao tốt đẹp Kinh- Thượng và còn là nơi bảo lưu truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắc Lắc. Hằng năm cứ đến ngày 27-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình hết sức trang trọng về những chiến sĩ Nam tiến và đồng bào đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp 12-1945.


Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket (Bài Trần Xuân Toàn - Báo Bình Định; ảnh mới của Mít Đặc)