Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Chợ mới Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột xôn xao chợ mới

TP- Một dự án xây chợ mới văn minh hiện đại đang triển khai, dự kiến khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng Buôn Ma Thuột.

Phối cảnh chợ mới BMT

Buôn Ma Thuột được Chính phủ công nhận là đô thị loại II từ đầu năm 2005.

Không xứng tầm với đô thị ngày càng khang trang đẹp đẽ này, khu chợ trung tâm thành phố xây dựng từ hơn 20 năm trước đang không ngừng xuống cấp lạc hậu, cũ kỹ. Chớm mưa sình lầy nhớp nháp, mùa khô ngột ngạt bụi mù. Lối đi bị lấn chiếm chật chội, bể nước cứu hỏa khô khốc, bao lời cảnh báo phòng chống cháy nổ cũng bằng thừa!

Nhu cầu xây chợ mới chậm được đáp ứng do thiếu nguồn ngân sách và chưa có phương thức hữu hiệu hợp lý để triển khai. Từ năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra thông báo giao cho UBND thành phố Buôn Ma Thuột (TP BMT) làm chủ đầu tư chợ trung tâm theo hình thức BT ( xây dựng- chuyển giao).

Theo đó, UBND TP BMT cho thi tuyển kiến trúc, lập phương án đền bù, tiến hành kêu gọi đầu tư bằng cách gửi thư mời đến một số đối tác, lập tờ trình số 168 “ tiến cử” đơn vị duy nhất là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và kinh doanh chợ BMT, đề nghị lãnh đạo tỉnh cho phép Cty vừa được thành lập này được xây dựng chợ BMT theo phương thức BO (đầu tư-kinh doanh). Ngày 30/10/2006, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn đồng ý !

Như vậy, quá trình chuẩn bị cho việc xây chợ đã có một khoảng thời gian khá dài để triển khai. Tuy nhiên, để mọi việc suôn sẻ thì chính quyền phải tạo được sự đồng thuận về phương án đền bù, tái định cư từ các hộ tiểu thương có quyền lợi liên quan.

Nhiều cuộc họp lớn nhỏ đã được tổ chức nhưng sự thiếu rõ ràng nhất quán trong công tác điều hành đã làm nảy sinh phản ứng, bất bình.

Từ giữa năm 2007 đến nay, nhiều hộ trên tổng số 118 hộ dân ở chợ đã liên tục khiếu nại đến báo Tiền phong về cách làm “thiếu công bằng, minh bạch” của chính quyền địa phương. Nội dung chính xoay quanh những vấn đề sau:

1. Hàng năm tỉnh đều ban hành khung giá đất, Ban giải tỏa đền bù không sử dụng khung giá này mà tham mưu ra bảng giá mới cao hơn, đòi đền đất cũ giá nào thì tính đất mới giá đó.

Hàng trăm hộ ở vị trí cũ diện tích bình quân 20-30 m2, sắp tới chuyển sang lô tái định cư diện tích gấp 3-5 lần, nhiều lô áp giá 40 triệu đồng/m2, tức nhận đền bù có mấy trăm triệu đồng mà nộp tiền đất mới đến mấy tỉ đồng, tiền đâu mà đóng?

2. Cách áp giá đền bù chưa công bằng thoả đáng. Có đoạn phố nhiều năm qua người dân khổ sở vì chính quyền không giải tỏa nổi nạn họp chợ tràn lan trước nhà họ, nay lại tiếp tục bị định giá thấp hơn đoạn phố thông thoáng.

3. Trong tổng số 118 hộ phải di dời, có một số hộ không được bố trí tái định cư chỉ vì họ không đăng ký hộ khẩu, dù nơi ở cũ của họ được Nhà nước công nhận chủ quyền sở hữu và họ vẫn thực hiện đủ mọi nghĩa vụ thuế suốt hàng chục năm qua.

4. Bán đất thì tính sát giá thị trường, nhưng đền bù vật kiến trúc thì lại tính theo mức ban hành cũ có 1,1 triệu/1m2 xây dựng, trong khi giá xây dựng mới đã gấp 2-3 lần. Người dân nhận tiền đó làm sao đủ tạo dựng nhà mới?

Kỹ sư Trần Văn Tam - giám đốc CTCPĐTXD&KD chợ BMT cho biết: Chúng tôi không liên quan gì đến việc đền bù giải tỏa.

Giữa năm 2008, sau khi nhận được toàn bộ diện tích 2 khu chợ B, C đã dọn sạch mặt bằng, chúng tôi mới triển khai xây chợ mới theo quy cách 2 khối nhà cấp I, 5 tầng, thiết kế tiện nghi hiện đại và an toàn, dự kiến tổng vốn xây dựng theo thời giá hiện nay khoảng 240 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010 hoàn tất. Nhận đầu tư công trình này, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. May ra từ 12 đến 15 năm sau mới có thể hoàn vốn.

Đại diện báo Tiền phong đặt lại câu hỏi với lãnh đạo TP BMT về những vấn đề trên. Ông Lê Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND TP xác nhận những điều dân thắc mắc là có cơ sở, tuy nhiên thành phố mới đưa ra ý kiến thăm dò dư luận.

Những gút mắc cần tháo gỡ các bộ phận liên quan sẽ tiếp tục bàn bạc, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh rồi mới quyết định.

Dự kiến sang đầu tháng 5/2008 sẽ bắt đầu dời chợ A sang khu chợ tạm để chia lô cho dân nhận đất tái định cư, tự xây dựng theo quy hoạch thành phố đưa ra.

Hoàng Thiên Nga

Chợ mới Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột xôn xao chợ mới

TP- Một dự án xây chợ mới văn minh hiện đại đang triển khai, dự kiến khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng Buôn Ma Thuột.

Phối cảnh chợ mới BMT

Buôn Ma Thuột được Chính phủ công nhận là đô thị loại II từ đầu năm 2005.

Không xứng tầm với đô thị ngày càng khang trang đẹp đẽ này, khu chợ trung tâm thành phố xây dựng từ hơn 20 năm trước đang không ngừng xuống cấp lạc hậu, cũ kỹ. Chớm mưa sình lầy nhớp nháp, mùa khô ngột ngạt bụi mù. Lối đi bị lấn chiếm chật chội, bể nước cứu hỏa khô khốc, bao lời cảnh báo phòng chống cháy nổ cũng bằng thừa!

Nhu cầu xây chợ mới chậm được đáp ứng do thiếu nguồn ngân sách và chưa có phương thức hữu hiệu hợp lý để triển khai. Từ năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra thông báo giao cho UBND thành phố Buôn Ma Thuột (TP BMT) làm chủ đầu tư chợ trung tâm theo hình thức BT ( xây dựng- chuyển giao).

Theo đó, UBND TP BMT cho thi tuyển kiến trúc, lập phương án đền bù, tiến hành kêu gọi đầu tư bằng cách gửi thư mời đến một số đối tác, lập tờ trình số 168 “ tiến cử” đơn vị duy nhất là Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và kinh doanh chợ BMT, đề nghị lãnh đạo tỉnh cho phép Cty vừa được thành lập này được xây dựng chợ BMT theo phương thức BO (đầu tư-kinh doanh). Ngày 30/10/2006, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn đồng ý !

Như vậy, quá trình chuẩn bị cho việc xây chợ đã có một khoảng thời gian khá dài để triển khai. Tuy nhiên, để mọi việc suôn sẻ thì chính quyền phải tạo được sự đồng thuận về phương án đền bù, tái định cư từ các hộ tiểu thương có quyền lợi liên quan.

Nhiều cuộc họp lớn nhỏ đã được tổ chức nhưng sự thiếu rõ ràng nhất quán trong công tác điều hành đã làm nảy sinh phản ứng, bất bình.

Từ giữa năm 2007 đến nay, nhiều hộ trên tổng số 118 hộ dân ở chợ đã liên tục khiếu nại đến báo Tiền phong về cách làm “thiếu công bằng, minh bạch” của chính quyền địa phương. Nội dung chính xoay quanh những vấn đề sau:

1. Hàng năm tỉnh đều ban hành khung giá đất, Ban giải tỏa đền bù không sử dụng khung giá này mà tham mưu ra bảng giá mới cao hơn, đòi đền đất cũ giá nào thì tính đất mới giá đó.

Hàng trăm hộ ở vị trí cũ diện tích bình quân 20-30 m2, sắp tới chuyển sang lô tái định cư diện tích gấp 3-5 lần, nhiều lô áp giá 40 triệu đồng/m2, tức nhận đền bù có mấy trăm triệu đồng mà nộp tiền đất mới đến mấy tỉ đồng, tiền đâu mà đóng?

2. Cách áp giá đền bù chưa công bằng thoả đáng. Có đoạn phố nhiều năm qua người dân khổ sở vì chính quyền không giải tỏa nổi nạn họp chợ tràn lan trước nhà họ, nay lại tiếp tục bị định giá thấp hơn đoạn phố thông thoáng.

3. Trong tổng số 118 hộ phải di dời, có một số hộ không được bố trí tái định cư chỉ vì họ không đăng ký hộ khẩu, dù nơi ở cũ của họ được Nhà nước công nhận chủ quyền sở hữu và họ vẫn thực hiện đủ mọi nghĩa vụ thuế suốt hàng chục năm qua.

4. Bán đất thì tính sát giá thị trường, nhưng đền bù vật kiến trúc thì lại tính theo mức ban hành cũ có 1,1 triệu/1m2 xây dựng, trong khi giá xây dựng mới đã gấp 2-3 lần. Người dân nhận tiền đó làm sao đủ tạo dựng nhà mới?

Kỹ sư Trần Văn Tam - giám đốc CTCPĐTXD&KD chợ BMT cho biết: Chúng tôi không liên quan gì đến việc đền bù giải tỏa.

Giữa năm 2008, sau khi nhận được toàn bộ diện tích 2 khu chợ B, C đã dọn sạch mặt bằng, chúng tôi mới triển khai xây chợ mới theo quy cách 2 khối nhà cấp I, 5 tầng, thiết kế tiện nghi hiện đại và an toàn, dự kiến tổng vốn xây dựng theo thời giá hiện nay khoảng 240 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010 hoàn tất. Nhận đầu tư công trình này, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. May ra từ 12 đến 15 năm sau mới có thể hoàn vốn.

Đại diện báo Tiền phong đặt lại câu hỏi với lãnh đạo TP BMT về những vấn đề trên. Ông Lê Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND TP xác nhận những điều dân thắc mắc là có cơ sở, tuy nhiên thành phố mới đưa ra ý kiến thăm dò dư luận.

Những gút mắc cần tháo gỡ các bộ phận liên quan sẽ tiếp tục bàn bạc, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh rồi mới quyết định.

Dự kiến sang đầu tháng 5/2008 sẽ bắt đầu dời chợ A sang khu chợ tạm để chia lô cho dân nhận đất tái định cư, tự xây dựng theo quy hoạch thành phố đưa ra.

Hoàng Thiên Nga

Cảnh giác với đầu tư gián tiếp

Minh họa: NOP
Câu chuyện lạm phát đã được bàn đến nhiều trong mấy tháng qua. Hậu quả của lạm phát là đã rõ. Chẳng khác gì con virus trong cơ thể con người, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ hoành hành làm tê liệt toàn thân.

Còn trong cơ thể kinh tế, con virus này có khả năng làm cho tiềm năng phát triển đất nước bị suy kém dẫn đến tình hình không còn khả năng “cất cánh”.

Nguyên nhân của lạm phát cũng đã được nói đến nhiều. Về mặt lý thuyết, các phân tích nguyên nhân đều đúng. Từ giá xăng dầu, lương thực tăng nhanh đến việc các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) gián tiếp đầu tư vào chứng khoán, quỹ đầu tư, cũng như trực tiếp vào dự án, đến việc khó nhận diện hơn như việc “nhập khẩu lạm phát” từ Trung Quốc. Nhưng lạm phát của chúng ta hiện nay không phải là vấn đề có tính đột biến mà một vài “công cụ” có thể giúp thoát nguy. Cơn nguy lạm phát hiện nay là hậu quả của một hệ thống không có khả năng đối phó với những thách thức của vận hội mới, của giai đoạn “ra khơi” hội nhập toàn cầu.

Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế lâu nay như chúng ta đã thấy nhưng đồng thời cũng là nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang phải đối đầu. Con dao hai lưỡi này nếu biết sử dụng và có cơ hội sẽ tạo ra những giá trị có hiệu ứng xã hội cao, thì đó là mặt tích cực. Nếu không được như vậy thì chính nó là lưỡi dao cực kỳ nguy hiểm có thể làm đứt tay người sử dụng, làm chảy máu, cạn lực. Hoàn cảnh này đã từng xảy ra với các nước chậm phát triển và thường thì các nhà lãnh đạo yếu kém của các nước này kêu gào đây là biến tướng của chế độ “thực dân mới” để biện hộ cho sự bất lực của họ đối với người dân sau khi sự đã rồi.

Với chế độ thực dân cũ, hình ảnh tiêu biểu là một ông chủ thô bạo, phè phỡn làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người lao động. Đây là hình ảnh dễ gây phẫn nộ trong người dân bản địa. Hình ảnh của thực dân mới hoàn toàn ngược lại: sang trọng, chuyên nghiệp, bài bản, tuân thủ triệt để luật chơi theo thỏa thuận và rất hồn nhiên. Thực dân cũ chủ trương giữ cho dân sống èo uột để dễ trị. Thực dân mới cho ta cái ảo giác sung mãn, sang trọng vì đã được hội nhập vào cuộc chơi với người sang, đưa ta vào cơn nghiện tán gia bại sản nếu ta thiếu bản lĩnh. Hiệp định WTO đã đưa ta vào một vòng xoáy mới với nhiều ràng buộc về luật chơi. Chúng ta đã quan tâm nhiều đến những biện pháp làm sao để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh mà hình như lờ đi những ràng buộc vô hình khác cho phép tự trói mình.

Đã hơn 20 năm chúng ta quen xem đầu tư nước ngoài như một cứu cánh để thoát nghèo và lối suy nghĩ này đã trở thành một quán tính. Chúng ta tận dụng mọi cơ hội để kêu gọi đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Chỉ mới đây thôi, Nhà nước còn đứng ra vay mượn vốn nước ngoài cho một số công ty quốc doanh làm ăn không hiệu quả. Nhưng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế đời thường, chúng ta có thể đưa đồng vốn từ ngoài vào để khởi động nhưng cũng phải nhanh chóng vượt ra khỏi sự lệ thuộc vào nó để khẳng định được tính độc lập (kinh tế cũng như chính trị).

Nguồn vốn nước ngoài đáng lẽ vào thời điểm sau 20 năm đổi mới chỉ còn một chỗ đứng khiêm tốn trong bài toán phát triển đất nước của chúng ta, thế nhưng tình trạng còn bị lệ thuộc vào nó như hiện nay cũng đồng nghĩa với mất độc lập và quyền quyết định vận mệnh của mình. Chỉ trong vòng hơn một năm từ ngày trở thành thành viên của WTO, giờ đây chúng ta đã đứng trước một nguy cơ đánh mất chủ quyền kinh tế có lẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển đất nước.

Các nhà ĐTNN đang rút ruột đồng tiền dành dụm của dân ta qua cuộc chơi chứng khoán, lên đến hàng chục tỉ USD. Đến khi sức đầu tư trong nước bị hút cạn kiệt thì các nhà ĐTNN sẽ bỏ đi với những khoản lợi khổng lồ, để lại đằng sau một tình hình bi đát: đồng tiền mất giá, sức cạnh tranh tàn lụi, không còn đồng vốn để làm lại cuộc đời, người trong nhà bây giờ trở lại tranh giành khốc liệt với nhau những gì xương xẩu còn lại.

Có thể nói, chơi Chứng khoán Việt Nam cũng như đánh bạc, đặc biệt chúng ta đang chơi một cách “không giống ai cả”. Đánh bạc là một cuộc chơi mà trong đó người chơi chịu một rủi ro tương đối cao và về lâu về dài rất khó lấy lại phần thắng. Mặc dù có thể lý giải về hiện tượng này, nhưng nhà đầu tư nhỏ nào cũng cho rằng đây vẫn là một canh bạc chưa có hồi kết. Rõ ràng có một sự khác nhau khá lớn giữa canh bạc này ở Việt Nam và ở các nước, như Mỹ chẳng hạn.

Ở Việt Nam, canh bạc được chơi trong phòng kín, người đầu tư (góp vốn cho các tay chơi) không hề biết ai chơi ra sao, ai thắng ai thua, và khi nào đến hồi kết. Còn ở Mỹ, canh bạc ở một thị trường chuẩn mực hơn, là một canh bạc “mở”, mọi người được đứng chung quanh để xem. Vậy mà ở Las Vegas người chơi xì-dách chỉ có cơ hội thắng dưới 30% và hiếm có ai làm giàu bền vững từ đánh bạc. Suy cho cùng chơi chứng khoán ở đâu cũng là đánh bạc cả (ngay cả ở Mỹ), chỉ có khác là ở mức độ chủ động tương đối của người chơi và kết quả đầu tư.

Ở Việt Nam, khi có sự mất cân bằng giữa cung và cầu cổ phiếu trên TTCK, một số vốn lớn nhàn rỗi trong dân (hàng tỉ USD, thường được gọi là “tiền lâu nay được cất dưới gầm giường” - “money under the mattress”) bây giờ mới có cơ hội đầu tư chính thức qua một phương tiện được đa số chấp nhận là TTCK. Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã bắt đầu tạo cơ hội dễ dàng cho một số nhà ĐTNN (dù chỉ mới là những nhà đầu tư cơ hội nhỏ) có thể tham gia. Những yếu tố này đã làm cho TTCK trong nước đột biến khởi sắc, kích động mạnh lên tâm lý bầy đàn của đa số người đầu tư.

Trên thương trường, người thắng cuối cùng bao giờ cũng là người có đủ thế lực để gây ảnh hưởng đến cuộc chơi, và là người có thông tin nhiều hơn đại đa số. Trong cuộc chơi này, những nhà ĐTNN đang cầm con bài tẩy. Đây là những nhà đầu tư cơ hội ngắn hạn. Khi họ đã đạt được một chỉ số lợi nhuận nhất định thì họ sẽ “rút” vì cái có được từ việc chấp nhận rủi ro sẽ không tương xứng với lợi nhuận có thể kiếm thêm nếu tiếp tục ở lại. Đó là những người đánh bạc khôn ngoan, họ có khả năng tạo nên thị trường và chủ động được nó, biết dùng cái đầu để trục lợi từ những người a dua không biết tính toán.

Khi những nhà ĐTNN rút ra khỏi cuộc chơi thì một số nhà đầu tư lớn trong nước sẽ theo bước. Kết cuộc, nhà đầu tư nhỏ chậm chân sẽ là những người chung tiền cho cuộc chơi, ngoại trừ một số nhỏ đã cao chạy xa bay trước, đã bán cổ phiếu để mua nhà đất, lấy vốn ra làm ăn lâu dài. Cụ thể, các nhà ĐTNN cứ tiếp tục nhồi giá; giá lên khi họ mua, kéo theo những khoản tiền của những nhà đầu tư nhỏ muốn ăn theo nhiều gấp 2-3 lần số tiền họ đã đầu tư. Đến đỉnh họ bán, lấy lời, đợi giá rớt đến đáy họ mua vào, tiếp tục chu kỳ mua bán mà họ chủ động.

Các nhà ĐTNN này lại được sự tiếp sức của đồng đôla Mỹ đang mất giá. Họ đang thu gom đồng đôla Mỹ với giá rất bèo ở ngoài (lãi suất 4-5%/năm), vào Việt Nam đổi ra tiền đồng rồi đưa vào quỹ tiết kiệm kiếm lãi 11%/năm, lãi suất chênh lệch lên đến 6-7%, trong khi họ không phải chịu một rủi ro tỷ giá nào cả nhờ vào các chủ trương neo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lâu nay.

Có thể hình dung một lượng vốn rất lớn (lên đến vài trăm ngàn tỉ đồng) đang được tích lũy cho cuộc tổng công kích mới khi thị trường Chứng khoán đã tuột đến đáy. Lúc đó VN-Index sẽ được đẩy lên lại vượt ngưỡng 1.000 điểm; các đại gia buôn tiền có dịp lại bán ra, thu lời, làm rớt giá. Các nhà đầu tư nhỏ sẽ hết vốn, cạn lực, canh bạc đến lúc tàn. Khi ấy các đại gia sẽ tung nguồn lợi khổng lồ đang giữ bằng tiền đồng ra thị trường để mua vào tiền đôla Mỹ rồi đi sang một canh bạc khác màu mỡ hơn. Với lượng tiền đồng khổng lồ này xuất hiện trên thị trường, vượt ngoài lực cản của Ngân hàng Nhà nước, sẽ có khả năng xuất hiện siêu lạm phát.

Trước một thế bị động như hiện nay, bài giải không hề đơn giản, ngay cả khi cả Nhà nước và nhân dân đều ý thức nỗi nguy và đồng lòng hợp sức thoát nguy. Ác thay, một phần lợi nhuận khổng lồ từ buôn tiền đã có tác động làm tê liệt hệ thần kinh báo động và ứng xử nhanh chóng của hệ thống. Cơn bão đang ập đến nhanh. Sống còn của ta tùy thuộc vào nội lực của chúng ta, tùy thuộc vào sự tỉnh táo chuẩn bị đối phó để hy vọng còn sức gượng dậy sau cơn bão.

Theo TRẦN SĨ CHƯƠNG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Đăng lại trên diễn đàn Vietstock

Cái này giống nội dung bài "Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?" quá. Có khác là một bài không được phổ biến, còn cái này lại đăng công khai. Một sự thật không thể chối cãi rồi chăng? Đọc mà bủn rủn chân tay!

Cảnh giác với đầu tư gián tiếp

Minh họa: NOP
Câu chuyện lạm phát đã được bàn đến nhiều trong mấy tháng qua. Hậu quả của lạm phát là đã rõ. Chẳng khác gì con virus trong cơ thể con người, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ hoành hành làm tê liệt toàn thân.

Còn trong cơ thể kinh tế, con virus này có khả năng làm cho tiềm năng phát triển đất nước bị suy kém dẫn đến tình hình không còn khả năng “cất cánh”.

Nguyên nhân của lạm phát cũng đã được nói đến nhiều. Về mặt lý thuyết, các phân tích nguyên nhân đều đúng. Từ giá xăng dầu, lương thực tăng nhanh đến việc các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) gián tiếp đầu tư vào chứng khoán, quỹ đầu tư, cũng như trực tiếp vào dự án, đến việc khó nhận diện hơn như việc “nhập khẩu lạm phát” từ Trung Quốc. Nhưng lạm phát của chúng ta hiện nay không phải là vấn đề có tính đột biến mà một vài “công cụ” có thể giúp thoát nguy. Cơn nguy lạm phát hiện nay là hậu quả của một hệ thống không có khả năng đối phó với những thách thức của vận hội mới, của giai đoạn “ra khơi” hội nhập toàn cầu.

Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế lâu nay như chúng ta đã thấy nhưng đồng thời cũng là nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang phải đối đầu. Con dao hai lưỡi này nếu biết sử dụng và có cơ hội sẽ tạo ra những giá trị có hiệu ứng xã hội cao, thì đó là mặt tích cực. Nếu không được như vậy thì chính nó là lưỡi dao cực kỳ nguy hiểm có thể làm đứt tay người sử dụng, làm chảy máu, cạn lực. Hoàn cảnh này đã từng xảy ra với các nước chậm phát triển và thường thì các nhà lãnh đạo yếu kém của các nước này kêu gào đây là biến tướng của chế độ “thực dân mới” để biện hộ cho sự bất lực của họ đối với người dân sau khi sự đã rồi.

Với chế độ thực dân cũ, hình ảnh tiêu biểu là một ông chủ thô bạo, phè phỡn làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người lao động. Đây là hình ảnh dễ gây phẫn nộ trong người dân bản địa. Hình ảnh của thực dân mới hoàn toàn ngược lại: sang trọng, chuyên nghiệp, bài bản, tuân thủ triệt để luật chơi theo thỏa thuận và rất hồn nhiên. Thực dân cũ chủ trương giữ cho dân sống èo uột để dễ trị. Thực dân mới cho ta cái ảo giác sung mãn, sang trọng vì đã được hội nhập vào cuộc chơi với người sang, đưa ta vào cơn nghiện tán gia bại sản nếu ta thiếu bản lĩnh. Hiệp định WTO đã đưa ta vào một vòng xoáy mới với nhiều ràng buộc về luật chơi. Chúng ta đã quan tâm nhiều đến những biện pháp làm sao để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh mà hình như lờ đi những ràng buộc vô hình khác cho phép tự trói mình.

Đã hơn 20 năm chúng ta quen xem đầu tư nước ngoài như một cứu cánh để thoát nghèo và lối suy nghĩ này đã trở thành một quán tính. Chúng ta tận dụng mọi cơ hội để kêu gọi đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Chỉ mới đây thôi, Nhà nước còn đứng ra vay mượn vốn nước ngoài cho một số công ty quốc doanh làm ăn không hiệu quả. Nhưng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế đời thường, chúng ta có thể đưa đồng vốn từ ngoài vào để khởi động nhưng cũng phải nhanh chóng vượt ra khỏi sự lệ thuộc vào nó để khẳng định được tính độc lập (kinh tế cũng như chính trị).

Nguồn vốn nước ngoài đáng lẽ vào thời điểm sau 20 năm đổi mới chỉ còn một chỗ đứng khiêm tốn trong bài toán phát triển đất nước của chúng ta, thế nhưng tình trạng còn bị lệ thuộc vào nó như hiện nay cũng đồng nghĩa với mất độc lập và quyền quyết định vận mệnh của mình. Chỉ trong vòng hơn một năm từ ngày trở thành thành viên của WTO, giờ đây chúng ta đã đứng trước một nguy cơ đánh mất chủ quyền kinh tế có lẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển đất nước.

Các nhà ĐTNN đang rút ruột đồng tiền dành dụm của dân ta qua cuộc chơi chứng khoán, lên đến hàng chục tỉ USD. Đến khi sức đầu tư trong nước bị hút cạn kiệt thì các nhà ĐTNN sẽ bỏ đi với những khoản lợi khổng lồ, để lại đằng sau một tình hình bi đát: đồng tiền mất giá, sức cạnh tranh tàn lụi, không còn đồng vốn để làm lại cuộc đời, người trong nhà bây giờ trở lại tranh giành khốc liệt với nhau những gì xương xẩu còn lại.

Có thể nói, chơi Chứng khoán Việt Nam cũng như đánh bạc, đặc biệt chúng ta đang chơi một cách “không giống ai cả”. Đánh bạc là một cuộc chơi mà trong đó người chơi chịu một rủi ro tương đối cao và về lâu về dài rất khó lấy lại phần thắng. Mặc dù có thể lý giải về hiện tượng này, nhưng nhà đầu tư nhỏ nào cũng cho rằng đây vẫn là một canh bạc chưa có hồi kết. Rõ ràng có một sự khác nhau khá lớn giữa canh bạc này ở Việt Nam và ở các nước, như Mỹ chẳng hạn.

Ở Việt Nam, canh bạc được chơi trong phòng kín, người đầu tư (góp vốn cho các tay chơi) không hề biết ai chơi ra sao, ai thắng ai thua, và khi nào đến hồi kết. Còn ở Mỹ, canh bạc ở một thị trường chuẩn mực hơn, là một canh bạc “mở”, mọi người được đứng chung quanh để xem. Vậy mà ở Las Vegas người chơi xì-dách chỉ có cơ hội thắng dưới 30% và hiếm có ai làm giàu bền vững từ đánh bạc. Suy cho cùng chơi chứng khoán ở đâu cũng là đánh bạc cả (ngay cả ở Mỹ), chỉ có khác là ở mức độ chủ động tương đối của người chơi và kết quả đầu tư.

Ở Việt Nam, khi có sự mất cân bằng giữa cung và cầu cổ phiếu trên TTCK, một số vốn lớn nhàn rỗi trong dân (hàng tỉ USD, thường được gọi là “tiền lâu nay được cất dưới gầm giường” - “money under the mattress”) bây giờ mới có cơ hội đầu tư chính thức qua một phương tiện được đa số chấp nhận là TTCK. Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã bắt đầu tạo cơ hội dễ dàng cho một số nhà ĐTNN (dù chỉ mới là những nhà đầu tư cơ hội nhỏ) có thể tham gia. Những yếu tố này đã làm cho TTCK trong nước đột biến khởi sắc, kích động mạnh lên tâm lý bầy đàn của đa số người đầu tư.

Trên thương trường, người thắng cuối cùng bao giờ cũng là người có đủ thế lực để gây ảnh hưởng đến cuộc chơi, và là người có thông tin nhiều hơn đại đa số. Trong cuộc chơi này, những nhà ĐTNN đang cầm con bài tẩy. Đây là những nhà đầu tư cơ hội ngắn hạn. Khi họ đã đạt được một chỉ số lợi nhuận nhất định thì họ sẽ “rút” vì cái có được từ việc chấp nhận rủi ro sẽ không tương xứng với lợi nhuận có thể kiếm thêm nếu tiếp tục ở lại. Đó là những người đánh bạc khôn ngoan, họ có khả năng tạo nên thị trường và chủ động được nó, biết dùng cái đầu để trục lợi từ những người a dua không biết tính toán.

Khi những nhà ĐTNN rút ra khỏi cuộc chơi thì một số nhà đầu tư lớn trong nước sẽ theo bước. Kết cuộc, nhà đầu tư nhỏ chậm chân sẽ là những người chung tiền cho cuộc chơi, ngoại trừ một số nhỏ đã cao chạy xa bay trước, đã bán cổ phiếu để mua nhà đất, lấy vốn ra làm ăn lâu dài. Cụ thể, các nhà ĐTNN cứ tiếp tục nhồi giá; giá lên khi họ mua, kéo theo những khoản tiền của những nhà đầu tư nhỏ muốn ăn theo nhiều gấp 2-3 lần số tiền họ đã đầu tư. Đến đỉnh họ bán, lấy lời, đợi giá rớt đến đáy họ mua vào, tiếp tục chu kỳ mua bán mà họ chủ động.

Các nhà ĐTNN này lại được sự tiếp sức của đồng đôla Mỹ đang mất giá. Họ đang thu gom đồng đôla Mỹ với giá rất bèo ở ngoài (lãi suất 4-5%/năm), vào Việt Nam đổi ra tiền đồng rồi đưa vào quỹ tiết kiệm kiếm lãi 11%/năm, lãi suất chênh lệch lên đến 6-7%, trong khi họ không phải chịu một rủi ro tỷ giá nào cả nhờ vào các chủ trương neo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lâu nay.

Có thể hình dung một lượng vốn rất lớn (lên đến vài trăm ngàn tỉ đồng) đang được tích lũy cho cuộc tổng công kích mới khi thị trường Chứng khoán đã tuột đến đáy. Lúc đó VN-Index sẽ được đẩy lên lại vượt ngưỡng 1.000 điểm; các đại gia buôn tiền có dịp lại bán ra, thu lời, làm rớt giá. Các nhà đầu tư nhỏ sẽ hết vốn, cạn lực, canh bạc đến lúc tàn. Khi ấy các đại gia sẽ tung nguồn lợi khổng lồ đang giữ bằng tiền đồng ra thị trường để mua vào tiền đôla Mỹ rồi đi sang một canh bạc khác màu mỡ hơn. Với lượng tiền đồng khổng lồ này xuất hiện trên thị trường, vượt ngoài lực cản của Ngân hàng Nhà nước, sẽ có khả năng xuất hiện siêu lạm phát.

Trước một thế bị động như hiện nay, bài giải không hề đơn giản, ngay cả khi cả Nhà nước và nhân dân đều ý thức nỗi nguy và đồng lòng hợp sức thoát nguy. Ác thay, một phần lợi nhuận khổng lồ từ buôn tiền đã có tác động làm tê liệt hệ thần kinh báo động và ứng xử nhanh chóng của hệ thống. Cơn bão đang ập đến nhanh. Sống còn của ta tùy thuộc vào nội lực của chúng ta, tùy thuộc vào sự tỉnh táo chuẩn bị đối phó để hy vọng còn sức gượng dậy sau cơn bão.

Theo TRẦN SĨ CHƯƠNG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Đăng lại trên diễn đàn Vietstock

Cái này giống nội dung bài "Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?" quá. Có khác là một bài không được phổ biến, còn cái này lại đăng công khai. Một sự thật không thể chối cãi rồi chăng? Đọc mà bủn rủn chân tay!

Hàng độc

Photobucket Ghế trang trí bằng vỏ ốc Photobucket Xe máy ốp vỏ dừa

Sign by Danasoft -

Hàng độc

Photobucket Ghế trang trí bằng vỏ ốc Photobucket Xe máy ốp vỏ dừa

Sign by Danasoft -

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Lá thư bất kính, gửi Giê-su Ki-tô

Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn


ROMELIA ALARCÓN FOLGAR (1900-1970)



Romelia Alarcón Folgar, nhà thơ và nhà văn, sinh tại Cobán, Guatemala, năm 1900. Tác phẩm của bà nổi tiếng ở châu Mỹ La-tinh, và đặc biệt ở Argentina nơi bà xuất bản tập thơ Día vegetal (Ngày thực vật, 1958). Ngoài tập thơ này, trong số hơn 15 tập thơ của bà, những tập được biết đến nhiều nhất là: Viento de colores (Gió muôn màu, 1957), Claridad (Sự trong trẻo, 1960), Plataforma de cristal (Đài thuỷ tinh, 1964), Tiempo inmóvil (Thời gian bất động, 1965), Pasos sobre la yerba (Những bước chân trên cỏ, 1966), và Casa de pájaros (Nhà của chim, 1967). Bà đã xuất bản 4 tập truyện, trong đó cuốn được yêu thích nhất là Sin brújula (Không định hướng, 1964), một tập truyện hiện thực thần kỳ. Tiếc thay, cho đến nay, chưa một tác phẩm thơ hay văn xuôi nào của Romelia Alarcón Folgar được dịch ra ngoại ngữ.




Lá thư bất kính, gửi Giê-su Ki-tô


Ki-tô,


ông hãy xuống khỏi thập giá và rửa hai bàn tay của ông,

rửa hai đầu gối và hông,

chải tóc,

mang dép vào

và hoà những bước chân của ông vào những bước chân

của những kẻ đang tìm kiếm ông

trên những sườn núi và trên biển cả,

trên khắp đồng bằng,

trong không khí,

bên những hàng rào kẽm gai dọc theo những con đường.


Ông có thể giải quyết bất cứ điều gì,

mọi sự đều dễ dàng đối với ông,

thế thì...

Ông còn chờ gì nữa?

Tại sao ông không bước xuống khỏi thập giá ngay bây giờ?

Vất bỏ những ngụ ngôn, cầm lấy những viên đạn

và những mảnh san hô bén ngót hận cừu

trong tay.


Và hãy làm cho phố phường khắp nơi tràn ngập những con người được tự do

và ánh mặt trời giờ ngọ,

những vườn cây, những chim bồ câu và những hoa hồng

đang nở rộ

và những tiếng kèn đồng báo hiệu

những buổi sáng yên bình.


Ki-tô,

hãy bước xuống khỏi cây thập tự

nơi hàng ngàn người

bị đóng đinh bên cạnh ông:

hãy rửa tay của ông và tay của họ,

đầu gối của ông và đầu gối của họ,

hông của ông và hông của họ;

hãy rửa vầng trán của ông và vầng trán của họ

những vầng trán đội vương miện kết bằng gai nhọn.


Đừng tiếp tục đứng lặng im trên ngôi tử đạo:

hãy biểu lộ căm hờn

hãy bước xuống khỏi thập giá

và hoà mình với những con người đã mến yêu ông.



-------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “Epístola Irreverente A Jesucristo”, đăng trong thi tuyển Parabla Virtual — Antologia de poesía hispanoamericana [http://www.palabravirtual.com/index.php?ir=ver_poema1.php&pid=5364]

Lá thư bất kính, gửi Giê-su Ki-tô

Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn


ROMELIA ALARCÓN FOLGAR (1900-1970)



Romelia Alarcón Folgar, nhà thơ và nhà văn, sinh tại Cobán, Guatemala, năm 1900. Tác phẩm của bà nổi tiếng ở châu Mỹ La-tinh, và đặc biệt ở Argentina nơi bà xuất bản tập thơ Día vegetal (Ngày thực vật, 1958). Ngoài tập thơ này, trong số hơn 15 tập thơ của bà, những tập được biết đến nhiều nhất là: Viento de colores (Gió muôn màu, 1957), Claridad (Sự trong trẻo, 1960), Plataforma de cristal (Đài thuỷ tinh, 1964), Tiempo inmóvil (Thời gian bất động, 1965), Pasos sobre la yerba (Những bước chân trên cỏ, 1966), và Casa de pájaros (Nhà của chim, 1967). Bà đã xuất bản 4 tập truyện, trong đó cuốn được yêu thích nhất là Sin brújula (Không định hướng, 1964), một tập truyện hiện thực thần kỳ. Tiếc thay, cho đến nay, chưa một tác phẩm thơ hay văn xuôi nào của Romelia Alarcón Folgar được dịch ra ngoại ngữ.




Lá thư bất kính, gửi Giê-su Ki-tô


Ki-tô,


ông hãy xuống khỏi thập giá và rửa hai bàn tay của ông,

rửa hai đầu gối và hông,

chải tóc,

mang dép vào

và hoà những bước chân của ông vào những bước chân

của những kẻ đang tìm kiếm ông

trên những sườn núi và trên biển cả,

trên khắp đồng bằng,

trong không khí,

bên những hàng rào kẽm gai dọc theo những con đường.


Ông có thể giải quyết bất cứ điều gì,

mọi sự đều dễ dàng đối với ông,

thế thì...

Ông còn chờ gì nữa?

Tại sao ông không bước xuống khỏi thập giá ngay bây giờ?

Vất bỏ những ngụ ngôn, cầm lấy những viên đạn

và những mảnh san hô bén ngót hận cừu

trong tay.


Và hãy làm cho phố phường khắp nơi tràn ngập những con người được tự do

và ánh mặt trời giờ ngọ,

những vườn cây, những chim bồ câu và những hoa hồng

đang nở rộ

và những tiếng kèn đồng báo hiệu

những buổi sáng yên bình.


Ki-tô,

hãy bước xuống khỏi cây thập tự

nơi hàng ngàn người

bị đóng đinh bên cạnh ông:

hãy rửa tay của ông và tay của họ,

đầu gối của ông và đầu gối của họ,

hông của ông và hông của họ;

hãy rửa vầng trán của ông và vầng trán của họ

những vầng trán đội vương miện kết bằng gai nhọn.


Đừng tiếp tục đứng lặng im trên ngôi tử đạo:

hãy biểu lộ căm hờn

hãy bước xuống khỏi thập giá

và hoà mình với những con người đã mến yêu ông.



-------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “Epístola Irreverente A Jesucristo”, đăng trong thi tuyển Parabla Virtual — Antologia de poesía hispanoamericana [http://www.palabravirtual.com/index.php?ir=ver_poema1.php&pid=5364]

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Triển lãm "Gặp gỡ sáng tạo Tây Nguyên"

Triển lãm sáng tạo Tây Nguyên 2008 là sáng kiến của Cty cafe Trung Nguyên và kinh phí, tổ chức cũng do cty này đảm nhận, diễn ra chính thức vào chiều ngày 28/04/2008. Nội dung chủ yếu là về chủ đề "Thành phố thiên đường cà phê" - một ý tưởng và cũng là dự án của Trung Nguyên, đã được sự ủng hộ của địa phương và chính phủ.

Photobucket Băng rôn của triển lãm giăng trên cây Long Não ngàn tuổi

Photobucket Biệt điện Bao Đại, nơi diễn ra triển lãm

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket PhotobucketTranh, ảnh chuẩn bị triển lãm

Photobucket Họa sĩ hoàn thiện tác phẩm Photobucket Chuẩn bị ánh sáng Photobucket Nghệ sĩ ăn mặc thời trang chưa!

Photobucket Có hẳn toilet phục vụ cho khách!


Triển lãm "Gặp gỡ sáng tạo Tây Nguyên"

Triển lãm sáng tạo Tây Nguyên 2008 là sáng kiến của Cty cafe Trung Nguyên và kinh phí, tổ chức cũng do cty này đảm nhận, diễn ra chính thức vào chiều ngày 28/04/2008. Nội dung chủ yếu là về chủ đề "Thành phố thiên đường cà phê" - một ý tưởng và cũng là dự án của Trung Nguyên, đã được sự ủng hộ của địa phương và chính phủ.

Photobucket Băng rôn của triển lãm giăng trên cây Long Não ngàn tuổi

Photobucket Biệt điện Bao Đại, nơi diễn ra triển lãm

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket PhotobucketTranh, ảnh chuẩn bị triển lãm

Photobucket Họa sĩ hoàn thiện tác phẩm Photobucket Chuẩn bị ánh sáng Photobucket Nghệ sĩ ăn mặc thời trang chưa!

Photobucket Có hẳn toilet phục vụ cho khách!


Gạo!

Hôm 27/4, tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam giá gạo bất ngờ “nhảy” lên gấp đôi so với các ngày trước đó khiến người dân đổ xô đi mua gạo.

Trong khi đó, tại các chợ giá gạo nhảy giá liên tục theo giờ, còn nhiều siêu thị thì đã hết gạo bán từ sáng hôm qua.

Một vựa gạo tại TPHCM còn đầy gạo nhưng vẫn đóng cửa với lý do hết gạo

TP HCM: Gạo tăng giá theo giờ

7 giờ sáng hôm qua, tại chợ Tân Thuận Đông, phường Tân Thuận Đông, quận 7, giá các loại gạo đã đột ngột tăng lên gấp đôi, thậm chí có loại gạo tăng gấp 2,5 lần trước đó.

Chị Lê Nguyễn Đông Phương, ở đường Trần Trọng Cung, quận 7 đang ghé mua gạo ở đại lý gạo Phương tại chợ Tân Thuận Đông cho biết: “Mới ngày 20/4 tôi mua gạo thơm Mỹ cũng tại đại lý này chỉ 11.000 đồng/kg nhưng bây giờ đã lên 21.000đồng/kg. Giá tăng thật khủng khiếp!”.

“Chỉ sau một đêm giá gạo tăng gấp đôi”- đó là đề tài mà nhiều người đi chợ và siêu thị bàn tán ngay trong ngày hôm qua. Tại siêu thị Coop-mart Nguyễn Đình Chiểu vào sáng 27/4 đã không còn một kg gạo nào, nhân viên của siêu thị này cho biết đã hết gạo từ 21 giờ tối 26/4.

Tình cảnh cũng xảy ra tại siêu thị Coop-mart Đinh Tiên Hoàng, Cống Quỳnh và siêu thị Big C Miền Đông trên đường Tô Hiến Thành. Trong khi đó, tại các chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, chợ Xóm Chiếu, quận 4, chợ Gò Vấp... gạo cũng tăng lên khủng khiếp nhưng hầu hết đại lý chỉ còn lại một vài loại gạo cao cấp như thơm Mỹ hoặc Nàng Thơm Chợ Đào, còn các loại khác đều khan hiếm.

Tại chợ “công nhân” Bùi Văn Ba, ở quận 7- nơi có vài chục nghìn công nhân khu chế xuất Tân Thuận sinh sống, giá gạo tăng lên từng giờ khiến không ít công nhân điêu đứng.

Chị Bùi Thị Minh- công nhân Cty TNHH Long Thắng ở khu chế xuất Tân Thuận cho biết: “Mới đây giá các loại thực phẩm tăng công nhân tụi em đã khóc dở nay giá gạo tăng tụi em càng vất vả hơn. Giá cả, chi phí sinh hoạt tăng nhưng lương thì vẫn giậm chân tại chỗ”.

Tại vựa gạo Thanh Phong ở 27- 29 Tô Hiến Thành, quận 10, hàng chục người mua phải chờ đợi vì chủ vựa gạo không bán chờ...điều chỉnh giá! Các vựa gạo khác cũng đóng cửa cho dù các xe tải chở gạo vẫn tấp vào đây để chuyển gạo vào kho. Trước tình cảnh này, nhiều người không kìm được tức giận mắng xối xả các chủ vựa gạo.

Anh Nguyễn Hoàng Phương, chủ đại lý gạo Tân Hưng ở cạnh chợ Tô Hiến Thành, quận cho biết: Từ ngày 26/4, giá gạo đã có hiện tượng tăng lên như gạo Nàng Thơm Chợ Đào từ 10.000đồng/kg tăng lên 18.000đồng/kg. Nhưng sáng 27/4 nó đã vượt qua giá mới với 21.000đồng/kg.

Các loại gạo khác như gạo lai sữa, trước ngày 26/4 chỉ có 8.500đồng/kg, và hôm qua, 27/4 đã có giá mới 19.000đồng/kg. Các loại gạo tài nguyên cũng tăng lên 19.800đồng/kg thay vì 9.000đồng/kg cách đây 2 ngày; gạo Tám Xoan Hà Nội cũng tăng 10.000kg thành 19.000đồng/kg trong sáng qua.

Anh Phương khẳng định: “Vựa gạo cấp 1 của chúng tôi không tự làm giá mà do hợp đồng cung cấp gạo với tôi ở Sóc Trăng, Cà Mau gọi điện bảo gạo khan hiếm và bắn giá mới nên tôi phải điều chỉnh giá thôi”?!.

Anh Phương nhận định: Rất có thể các tỉnh phải trữ gạo để khỏi phá vỡ hợp đồng xuất gạo với các đối tác lớn mới xảy ra tình trạng này?!

Chị Hoa chủ đại lý gạo Miền Tây ở chợ Bùi Văn Ba, quận 7 cho biết: Bán hết hôm nay là phải đóng sạp vì gạo ở các vựa không cung cấp nữa. Theo chị Hoa thì chị lấy gạo ở Tân Trụ- Long An nhưng mới đây người ta thông báo giá gạo đã lên 1-2.000đồng/kg nữa nên chị không dám mạo hiểm mua gạo tích trữ. Hơn nữa giờ gạo cũng khan hiếm nên chưa chắc các vựa bỏ lại nhiều.

Tại chợ Tân Thuận Đông, sau 2 giờ chúng tôi trở lại, các chủ đại lý đã lấy giấy A4 để ghi giá mới cắm lên mỗi loại gạo. Hầu hết đều tăng lên 1-3.000đồng/kg. Chủ đại lý gạo Đức Thành ở khu phố 4, Tân Thuận Đông cho biết 5 loại gạo đã hết hàng do nơi cung cấp chưa vận chuyển đến được.

Theo tìm hiểu của Tiền phong, ở đường Lô Hiến Thành có gần 10 vựa gạo cấp 1- cung cấp gạo cho TPHCM và các tỉnh lân cận. Nơi đây mỗi ngày nhập hàng trăm tấn gạo các loại sau đó phân phối lại cho đại lý.

Tuy nhiên vào sáng 27/4, khi chúng tôi sở thị tại các vựa gạo nơi đây, vẫn còn đầy gạo chất trong kho, nhưng tất cả đều không bán và nại lý do hết gạo do các tỉnh chặn lại không cho gạo lên TP hoặc đã có nơi khác đặt rồi.

ĐBSCL: Vựa, lúa gạo cũng bị “khủng hoảng”

Tại TP Cần Thơ, sáng ngày 27/4, tất cả các cửa hàng bán gạo đều có rất đông người mua. Giá gạo đã tăng chóng mặt trong 2 ngày qua. Cụ thể: Gạo thơm Long An cuối tháng 3 giá 9.000 đồng/kg thì ngày 26/4 vọt lên 13.000 đồng/kg, sáng 27/4 giá 15.000 đồng/kg.

Gạo bong trắng tháng 3 giá 7.500 đồng/kg nay 12.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái Lan, gạo cũ của Mỹ đều đã tăng gần gấp đôi so với cuối tháng 3/2008.

Chị Nguyễn Thị Bé Tư, chủ một đại lý gạo trên đường Mậu Thân (Ninh Kiều, Cần Thơ) nói:

“Rất nhiều nhà máy xay xát đã tăng giá gạo giao cho đại lý, dù đặt cọc tiền theo giá cũ nhưng họ vẫn buộc chúng tôi mua với giá mới cao hơn nhiều. Lý do họ giải thích là do gạo đã xuất khẩu hết”.

Đại lý gạo Ngọc Sơn tại Trung tâm Thương mại Cái Khế đang có đông người xếp hàng mua gạo, bà Nguyễn Thị Thuận, chủ đại lý cho biết một số loại gạo đã hết hàng, nhà máy xay xát cũng từ chối không cung cấp tiếp.

“Họ kêu bị khan hiếm lúa xay xát nên không có khả năng cung cấp gạo nữa. Vì thế giá gạo tăng lên từng ngày, thậm chí từng giờ”, bà Thuận nói.

Hiện tại ở Cần Thơ, người mua gạo với số lượng lớn tăng một cách bất thường. Đa phần người mua gạo mang theo bao tải lớn, mua gạo để dự trữ.

Tại tỉnh Tiền Giang, sáng 27/4 giá gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên 16.000đ/kg. Rẻ nhất là gạo 64 giá 12.500đ/kg. Các lọai tấm cũng có giá xấp xỉ 10.000 đ/kg. Dù giá gạo tăng cao nhưng một hộ bán gạo ở chợ Tân Hiệp cho biết: “Ngày 26/4, tôi bán được lượng gạo lớn nhất trong hơn 6 năm bán gạo tại đây”.

Thị trường lúa gạo xáo động lớn nhất trong hai ngày qua phải kể đến Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tại tỉnh Sóc Trăng, sáng ngày 26/4, giá gạo Tài Nguyên ở TP Sóc Trăng đã bất ngờ vọt lên 20.000 đ/kg, ở thị trấn huyện lỵ Mỹ Tú 18.000 đ/kg. Gạo thường 14.000 đ/kg. So với một ngày trước đó, tất cả tăng gần 2 lần.

Nhiều cửa hàng còn treo bảng “hết gạo” khiến những người cần mua gạo nhốn nháo. Tuy nhiên, đến trưa và chiều thì các cửa hàng đã tung gạo ra bán và giá hạ xuống 15.000 đ/kg với gạo Tài Nguyên, 10.500 đ/kg với gạo thường.

Tối 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thành Hiệp phải trên đài truyền hình của tỉnh trấn an dư luận. Ông Hiệp cho biết, vụ lúa Đông Xuân ở Sóc Trăng đạt năng suất cao, hơn 6 tấn/ha và lượng lúa gạo hàng hóa trong tỉnh còn rất lớn, không thể xảy ra tình trạng khan hiếm.

Ông Hiệp cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nếu phát hiện lúa gạo “găm hàng” thì tịch thu.

Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều cơ sở kinh doanh gạo vẫn treo bảng “hết gạo” bên cạnh một số cơ sở khác chỉ bán số lượng ít, tối đa cho mỗi người 5 - 10 kg. Cảnh xếp hàng chờ mua gạo đã diễn ra. Giá gạo tăng từng giờ.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh này vừa thu hoạch dứt điểm hơn 33.000 ha lúa Đông Xuân với năng suất gần 6 tấn/ha. Lượng lúa gạo dự trữ trong kho cũng như trong dân còn khá lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa lấn át được tin đồn thổi là giá gạo sẽ tăng lên 200.000 đ/kg trong thời gian tới.

Giá lúa khô ở ĐBSCL cũng đã lên đến 6.100 đ/kg vào sáng 27/4, tăng gần 20% so với một tháng trước.

(Theo_Tien_Phong)

28/04

Nhiều quầy bán lẻ gạo TP HCM bắt đầu vắng khách và giảm giá. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long đều hạ nhiệt cơn "sốt" gạo so với hôm qua. Mức giảm trung bình từ 3.000 - 4.000 đồng mỗi kg. Theo các chuyên gia, giá gạo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những ngày tới

Khảo sát giá gạo chung tại các chợ bán lẻ tại Sài Gòn vẫn còn cao hơn so với vài ngày trước. Gạo thơm chợ Đào là 15.000 đồng, tám thơm Hà Nội: 21.000 đồng, thơm Nhật 19.000 đồng, Thái nhập khẩu 19.000 đồng. Các loại gạo giá mềm hơn là: bụi Tân Hồng 12.000 đồng một kg, thơm Long An, bụi sữa, hương lài 15.000 đồng.

Tuy nhiên, tại chợ đầu mối gạo Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Nhỏ (quận 6) TP HCM, không còn hiện tượng sốt gạo và tăng giá liên tục nữa. Giá gạo tại đây đã chững lại hoặc giảm trung bình từ 3.000 - 5.000 đồng mỗi kg.

Nhiều cửa hàng gạo tại các chợ: Bà Chiểu, Phạm Văn Hai, Xã Tây đã không còn treo những bảng giá 24.000 - 25.000 đồng mỗi kg như hôm 27/4.

Siêu thị TP HCM đông nghịt khách hàng đến mua gạo sáng 28/4. Ảnh: Thiên Chương.

Giá gạo cũng đồng loạt giảm nhẹ tại nhiều tỉnh thành phía Nam. Sau khi nhịn mua gạo cả ngày hôm qua do giá tăng vọt quá nhiều, trưa 28/4, chị Nguyễn Thị Lan cư ngụ tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang mới xách giỏ ra chợ mua gạo.

Mua 20 cân, gấp đôi thói quen bình thường, chị Lan nói với VnE: "Hôm nay giá gạo Gò Cát, loại nở, ngọt cơm chỉ còn 14.000 đồng mỗi kg, giảm được 4.000 đồng so với hôm qua nên tôi mua mạnh tay một chút".

Theo vị khách này, ngày thường loại gạo Gò Cát nổi tiếng của Tiềng Giang không tới 13.000 đồng mỗi kg nhưng hôm 27/4 đã bất ngờ lên đến 18.000 đồng, khiến nhiều người hoang mang. Những loại gạo khác như nàng hương, chợ đào đã chạm ngưỡng 20.000 đồng mỗi kg trong ngày hôm qua, hiện nay cũng giảm 3.000 -4.000 đồng mỗi kg.

Tương tự, tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Quảng Nam, Đà Nẵng gạo thơm đã không còn ở mức giá 20.000 - 21.000 đồng mỗi kg như cách đây 1-2 hôm mà đã giảm nhẹ xuống, còn ở mức trung bình 17.000 đồng.

Giải thích về việc tăng giá mặt hàng thiết yếu, gới buôn gạo miền Tây cho rằng, cơn "sốt" bất thường này đã lan truyền từ TP HCM, gây hiệu ứng dây chuyền cho nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Mọi người vây quanh bảng giá gạo để xem. Ảnh: Thiên Chương.

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân và Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng đã triệu tập khẩn cuộc họp thứ hai để bàn cách chống đầu cơ và hạ nhiệt cơn "sốt" gạo. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Thương mại phối hợp Lực lượng quản lý thị trường thành phố, Sở Tài Chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Công An thành phố thường xuyên kiểm tra giá gạo trên thị trường nhằm chống tình trạng đầu cơ, tạo thị trường ảo...

Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị các đơn vị kinh doanh gạo phải đảm bảo cung ứng lượng gạo trong những ngày nghỉ và lễ.

Giám đốc Sở Thương mại TP HCM Phạm Hoàng Hà cho biết, sáng nay, giá gạo tại chợ Trần Chánh Chiếu đã giảm 6.000 đồng mỗi kg, sắp tới sẽ không có tình trạng cơi giá gạo lên như mấy ngày qua.

Trưởng ban quản lý vật giá Sở Tài chính TP HCM Nguyễn Quốc Chiến nhận định, trong vài ngày nữa thị trường gạo sẽ giảm giá rõ rệt hơn vì lượng hàng đổ về thành phố từ các tỉnh thành sẽ rất dồi dào.

Ông Huỳnh Văn Thông, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam cho hay, hiện nay lượng gạo trong kho là rất lớn khoảng 450.000 tấn, đảm bảo khả năng cung cấp gạo cho người dân. Còn Tổng Giám đốc Saigon Coop, Nguyễn Ngọc Hòa cũng khẳng định các đơn vị lương thực liên kết với Saigon Co.op sẽ cung cấp khoảng 5.000 tấn gạo cho Saigon Co.op và giá bán sẽ vẫn giữ theo giá cũ.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, TP HCM bỗng dưng lâm vào thế "sốt" gạo, một phần do trước đó Coopmark đã hạn chế số lượng bán ra cho mỗi khách hàng, làm bùng lên nỗi hoang mang trong dư luận.

"Đáng lý ra nhận thấy tình hình khác thường, Coopmark phải có trách nhiệm báo ngay cho các sở ngành liên quan để có biện pháp khắc phục kịp thời thì sự việc đã không diễn ra như sáng 27/4", một chuyên gia kinh tế nhận định.

Vũ Lê // (Theo_VnExpress.net)


Gạo!

Hôm 27/4, tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam giá gạo bất ngờ “nhảy” lên gấp đôi so với các ngày trước đó khiến người dân đổ xô đi mua gạo.

Trong khi đó, tại các chợ giá gạo nhảy giá liên tục theo giờ, còn nhiều siêu thị thì đã hết gạo bán từ sáng hôm qua.

Một vựa gạo tại TPHCM còn đầy gạo nhưng vẫn đóng cửa với lý do hết gạo

TP HCM: Gạo tăng giá theo giờ

7 giờ sáng hôm qua, tại chợ Tân Thuận Đông, phường Tân Thuận Đông, quận 7, giá các loại gạo đã đột ngột tăng lên gấp đôi, thậm chí có loại gạo tăng gấp 2,5 lần trước đó.

Chị Lê Nguyễn Đông Phương, ở đường Trần Trọng Cung, quận 7 đang ghé mua gạo ở đại lý gạo Phương tại chợ Tân Thuận Đông cho biết: “Mới ngày 20/4 tôi mua gạo thơm Mỹ cũng tại đại lý này chỉ 11.000 đồng/kg nhưng bây giờ đã lên 21.000đồng/kg. Giá tăng thật khủng khiếp!”.

“Chỉ sau một đêm giá gạo tăng gấp đôi”- đó là đề tài mà nhiều người đi chợ và siêu thị bàn tán ngay trong ngày hôm qua. Tại siêu thị Coop-mart Nguyễn Đình Chiểu vào sáng 27/4 đã không còn một kg gạo nào, nhân viên của siêu thị này cho biết đã hết gạo từ 21 giờ tối 26/4.

Tình cảnh cũng xảy ra tại siêu thị Coop-mart Đinh Tiên Hoàng, Cống Quỳnh và siêu thị Big C Miền Đông trên đường Tô Hiến Thành. Trong khi đó, tại các chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, chợ Xóm Chiếu, quận 4, chợ Gò Vấp... gạo cũng tăng lên khủng khiếp nhưng hầu hết đại lý chỉ còn lại một vài loại gạo cao cấp như thơm Mỹ hoặc Nàng Thơm Chợ Đào, còn các loại khác đều khan hiếm.

Tại chợ “công nhân” Bùi Văn Ba, ở quận 7- nơi có vài chục nghìn công nhân khu chế xuất Tân Thuận sinh sống, giá gạo tăng lên từng giờ khiến không ít công nhân điêu đứng.

Chị Bùi Thị Minh- công nhân Cty TNHH Long Thắng ở khu chế xuất Tân Thuận cho biết: “Mới đây giá các loại thực phẩm tăng công nhân tụi em đã khóc dở nay giá gạo tăng tụi em càng vất vả hơn. Giá cả, chi phí sinh hoạt tăng nhưng lương thì vẫn giậm chân tại chỗ”.

Tại vựa gạo Thanh Phong ở 27- 29 Tô Hiến Thành, quận 10, hàng chục người mua phải chờ đợi vì chủ vựa gạo không bán chờ...điều chỉnh giá! Các vựa gạo khác cũng đóng cửa cho dù các xe tải chở gạo vẫn tấp vào đây để chuyển gạo vào kho. Trước tình cảnh này, nhiều người không kìm được tức giận mắng xối xả các chủ vựa gạo.

Anh Nguyễn Hoàng Phương, chủ đại lý gạo Tân Hưng ở cạnh chợ Tô Hiến Thành, quận cho biết: Từ ngày 26/4, giá gạo đã có hiện tượng tăng lên như gạo Nàng Thơm Chợ Đào từ 10.000đồng/kg tăng lên 18.000đồng/kg. Nhưng sáng 27/4 nó đã vượt qua giá mới với 21.000đồng/kg.

Các loại gạo khác như gạo lai sữa, trước ngày 26/4 chỉ có 8.500đồng/kg, và hôm qua, 27/4 đã có giá mới 19.000đồng/kg. Các loại gạo tài nguyên cũng tăng lên 19.800đồng/kg thay vì 9.000đồng/kg cách đây 2 ngày; gạo Tám Xoan Hà Nội cũng tăng 10.000kg thành 19.000đồng/kg trong sáng qua.

Anh Phương khẳng định: “Vựa gạo cấp 1 của chúng tôi không tự làm giá mà do hợp đồng cung cấp gạo với tôi ở Sóc Trăng, Cà Mau gọi điện bảo gạo khan hiếm và bắn giá mới nên tôi phải điều chỉnh giá thôi”?!.

Anh Phương nhận định: Rất có thể các tỉnh phải trữ gạo để khỏi phá vỡ hợp đồng xuất gạo với các đối tác lớn mới xảy ra tình trạng này?!

Chị Hoa chủ đại lý gạo Miền Tây ở chợ Bùi Văn Ba, quận 7 cho biết: Bán hết hôm nay là phải đóng sạp vì gạo ở các vựa không cung cấp nữa. Theo chị Hoa thì chị lấy gạo ở Tân Trụ- Long An nhưng mới đây người ta thông báo giá gạo đã lên 1-2.000đồng/kg nữa nên chị không dám mạo hiểm mua gạo tích trữ. Hơn nữa giờ gạo cũng khan hiếm nên chưa chắc các vựa bỏ lại nhiều.

Tại chợ Tân Thuận Đông, sau 2 giờ chúng tôi trở lại, các chủ đại lý đã lấy giấy A4 để ghi giá mới cắm lên mỗi loại gạo. Hầu hết đều tăng lên 1-3.000đồng/kg. Chủ đại lý gạo Đức Thành ở khu phố 4, Tân Thuận Đông cho biết 5 loại gạo đã hết hàng do nơi cung cấp chưa vận chuyển đến được.

Theo tìm hiểu của Tiền phong, ở đường Lô Hiến Thành có gần 10 vựa gạo cấp 1- cung cấp gạo cho TPHCM và các tỉnh lân cận. Nơi đây mỗi ngày nhập hàng trăm tấn gạo các loại sau đó phân phối lại cho đại lý.

Tuy nhiên vào sáng 27/4, khi chúng tôi sở thị tại các vựa gạo nơi đây, vẫn còn đầy gạo chất trong kho, nhưng tất cả đều không bán và nại lý do hết gạo do các tỉnh chặn lại không cho gạo lên TP hoặc đã có nơi khác đặt rồi.

ĐBSCL: Vựa, lúa gạo cũng bị “khủng hoảng”

Tại TP Cần Thơ, sáng ngày 27/4, tất cả các cửa hàng bán gạo đều có rất đông người mua. Giá gạo đã tăng chóng mặt trong 2 ngày qua. Cụ thể: Gạo thơm Long An cuối tháng 3 giá 9.000 đồng/kg thì ngày 26/4 vọt lên 13.000 đồng/kg, sáng 27/4 giá 15.000 đồng/kg.

Gạo bong trắng tháng 3 giá 7.500 đồng/kg nay 12.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái Lan, gạo cũ của Mỹ đều đã tăng gần gấp đôi so với cuối tháng 3/2008.

Chị Nguyễn Thị Bé Tư, chủ một đại lý gạo trên đường Mậu Thân (Ninh Kiều, Cần Thơ) nói:

“Rất nhiều nhà máy xay xát đã tăng giá gạo giao cho đại lý, dù đặt cọc tiền theo giá cũ nhưng họ vẫn buộc chúng tôi mua với giá mới cao hơn nhiều. Lý do họ giải thích là do gạo đã xuất khẩu hết”.

Đại lý gạo Ngọc Sơn tại Trung tâm Thương mại Cái Khế đang có đông người xếp hàng mua gạo, bà Nguyễn Thị Thuận, chủ đại lý cho biết một số loại gạo đã hết hàng, nhà máy xay xát cũng từ chối không cung cấp tiếp.

“Họ kêu bị khan hiếm lúa xay xát nên không có khả năng cung cấp gạo nữa. Vì thế giá gạo tăng lên từng ngày, thậm chí từng giờ”, bà Thuận nói.

Hiện tại ở Cần Thơ, người mua gạo với số lượng lớn tăng một cách bất thường. Đa phần người mua gạo mang theo bao tải lớn, mua gạo để dự trữ.

Tại tỉnh Tiền Giang, sáng 27/4 giá gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên 16.000đ/kg. Rẻ nhất là gạo 64 giá 12.500đ/kg. Các lọai tấm cũng có giá xấp xỉ 10.000 đ/kg. Dù giá gạo tăng cao nhưng một hộ bán gạo ở chợ Tân Hiệp cho biết: “Ngày 26/4, tôi bán được lượng gạo lớn nhất trong hơn 6 năm bán gạo tại đây”.

Thị trường lúa gạo xáo động lớn nhất trong hai ngày qua phải kể đến Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tại tỉnh Sóc Trăng, sáng ngày 26/4, giá gạo Tài Nguyên ở TP Sóc Trăng đã bất ngờ vọt lên 20.000 đ/kg, ở thị trấn huyện lỵ Mỹ Tú 18.000 đ/kg. Gạo thường 14.000 đ/kg. So với một ngày trước đó, tất cả tăng gần 2 lần.

Nhiều cửa hàng còn treo bảng “hết gạo” khiến những người cần mua gạo nhốn nháo. Tuy nhiên, đến trưa và chiều thì các cửa hàng đã tung gạo ra bán và giá hạ xuống 15.000 đ/kg với gạo Tài Nguyên, 10.500 đ/kg với gạo thường.

Tối 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thành Hiệp phải trên đài truyền hình của tỉnh trấn an dư luận. Ông Hiệp cho biết, vụ lúa Đông Xuân ở Sóc Trăng đạt năng suất cao, hơn 6 tấn/ha và lượng lúa gạo hàng hóa trong tỉnh còn rất lớn, không thể xảy ra tình trạng khan hiếm.

Ông Hiệp cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nếu phát hiện lúa gạo “găm hàng” thì tịch thu.

Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều cơ sở kinh doanh gạo vẫn treo bảng “hết gạo” bên cạnh một số cơ sở khác chỉ bán số lượng ít, tối đa cho mỗi người 5 - 10 kg. Cảnh xếp hàng chờ mua gạo đã diễn ra. Giá gạo tăng từng giờ.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh này vừa thu hoạch dứt điểm hơn 33.000 ha lúa Đông Xuân với năng suất gần 6 tấn/ha. Lượng lúa gạo dự trữ trong kho cũng như trong dân còn khá lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa lấn át được tin đồn thổi là giá gạo sẽ tăng lên 200.000 đ/kg trong thời gian tới.

Giá lúa khô ở ĐBSCL cũng đã lên đến 6.100 đ/kg vào sáng 27/4, tăng gần 20% so với một tháng trước.

(Theo_Tien_Phong)

28/04

Nhiều quầy bán lẻ gạo TP HCM bắt đầu vắng khách và giảm giá. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long đều hạ nhiệt cơn "sốt" gạo so với hôm qua. Mức giảm trung bình từ 3.000 - 4.000 đồng mỗi kg. Theo các chuyên gia, giá gạo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những ngày tới

Khảo sát giá gạo chung tại các chợ bán lẻ tại Sài Gòn vẫn còn cao hơn so với vài ngày trước. Gạo thơm chợ Đào là 15.000 đồng, tám thơm Hà Nội: 21.000 đồng, thơm Nhật 19.000 đồng, Thái nhập khẩu 19.000 đồng. Các loại gạo giá mềm hơn là: bụi Tân Hồng 12.000 đồng một kg, thơm Long An, bụi sữa, hương lài 15.000 đồng.

Tuy nhiên, tại chợ đầu mối gạo Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Nhỏ (quận 6) TP HCM, không còn hiện tượng sốt gạo và tăng giá liên tục nữa. Giá gạo tại đây đã chững lại hoặc giảm trung bình từ 3.000 - 5.000 đồng mỗi kg.

Nhiều cửa hàng gạo tại các chợ: Bà Chiểu, Phạm Văn Hai, Xã Tây đã không còn treo những bảng giá 24.000 - 25.000 đồng mỗi kg như hôm 27/4.

Siêu thị TP HCM đông nghịt khách hàng đến mua gạo sáng 28/4. Ảnh: Thiên Chương.

Giá gạo cũng đồng loạt giảm nhẹ tại nhiều tỉnh thành phía Nam. Sau khi nhịn mua gạo cả ngày hôm qua do giá tăng vọt quá nhiều, trưa 28/4, chị Nguyễn Thị Lan cư ngụ tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang mới xách giỏ ra chợ mua gạo.

Mua 20 cân, gấp đôi thói quen bình thường, chị Lan nói với VnE: "Hôm nay giá gạo Gò Cát, loại nở, ngọt cơm chỉ còn 14.000 đồng mỗi kg, giảm được 4.000 đồng so với hôm qua nên tôi mua mạnh tay một chút".

Theo vị khách này, ngày thường loại gạo Gò Cát nổi tiếng của Tiềng Giang không tới 13.000 đồng mỗi kg nhưng hôm 27/4 đã bất ngờ lên đến 18.000 đồng, khiến nhiều người hoang mang. Những loại gạo khác như nàng hương, chợ đào đã chạm ngưỡng 20.000 đồng mỗi kg trong ngày hôm qua, hiện nay cũng giảm 3.000 -4.000 đồng mỗi kg.

Tương tự, tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Quảng Nam, Đà Nẵng gạo thơm đã không còn ở mức giá 20.000 - 21.000 đồng mỗi kg như cách đây 1-2 hôm mà đã giảm nhẹ xuống, còn ở mức trung bình 17.000 đồng.

Giải thích về việc tăng giá mặt hàng thiết yếu, gới buôn gạo miền Tây cho rằng, cơn "sốt" bất thường này đã lan truyền từ TP HCM, gây hiệu ứng dây chuyền cho nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Mọi người vây quanh bảng giá gạo để xem. Ảnh: Thiên Chương.

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân và Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng đã triệu tập khẩn cuộc họp thứ hai để bàn cách chống đầu cơ và hạ nhiệt cơn "sốt" gạo. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Thương mại phối hợp Lực lượng quản lý thị trường thành phố, Sở Tài Chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Công An thành phố thường xuyên kiểm tra giá gạo trên thị trường nhằm chống tình trạng đầu cơ, tạo thị trường ảo...

Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị các đơn vị kinh doanh gạo phải đảm bảo cung ứng lượng gạo trong những ngày nghỉ và lễ.

Giám đốc Sở Thương mại TP HCM Phạm Hoàng Hà cho biết, sáng nay, giá gạo tại chợ Trần Chánh Chiếu đã giảm 6.000 đồng mỗi kg, sắp tới sẽ không có tình trạng cơi giá gạo lên như mấy ngày qua.

Trưởng ban quản lý vật giá Sở Tài chính TP HCM Nguyễn Quốc Chiến nhận định, trong vài ngày nữa thị trường gạo sẽ giảm giá rõ rệt hơn vì lượng hàng đổ về thành phố từ các tỉnh thành sẽ rất dồi dào.

Ông Huỳnh Văn Thông, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam cho hay, hiện nay lượng gạo trong kho là rất lớn khoảng 450.000 tấn, đảm bảo khả năng cung cấp gạo cho người dân. Còn Tổng Giám đốc Saigon Coop, Nguyễn Ngọc Hòa cũng khẳng định các đơn vị lương thực liên kết với Saigon Co.op sẽ cung cấp khoảng 5.000 tấn gạo cho Saigon Co.op và giá bán sẽ vẫn giữ theo giá cũ.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, TP HCM bỗng dưng lâm vào thế "sốt" gạo, một phần do trước đó Coopmark đã hạn chế số lượng bán ra cho mỗi khách hàng, làm bùng lên nỗi hoang mang trong dư luận.

"Đáng lý ra nhận thấy tình hình khác thường, Coopmark phải có trách nhiệm báo ngay cho các sở ngành liên quan để có biện pháp khắc phục kịp thời thì sự việc đã không diễn ra như sáng 27/4", một chuyên gia kinh tế nhận định.

Vũ Lê // (Theo_VnExpress.net)


Doãn Hoàng Giang: Sự công phẫn làm nên những nghệ sĩ lớn


Đạo diễn Doãn Hoàng Giang

NSND, đạo diễn Doãn Hoàng Giang là một cây đại thụ của sân khấu Việt Nam . Lẽ thường, cây càng lớn càng hứng chịu nhiều dông bão. Đã sang ngưỡng thất thập nhưng đạo diễn này vẫn quần quật làm việc như một con trâu cày. Có lẽ với ông, sân khấu cũng cần thiết như nước để uống, như khí trời để thở.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi rất tâm tình với ông.

Học diễn viên nhưng Doãn Hoàng Giang lại thành danh trên cương vị đạo diễn?

- Xuất thân từ trường dòng, gia đình có người đi Nam năm 1954, tôi vào đời với một cái lý lịch nhiều “tì vết”. Là người tạo ra chương trình Sân khấu truyền thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam , có tiết mục mang sang Triều Tiên thi giành huy chương vàng mà tôi không hề biết cái phòng bá âm như thế nào. Năm 1960, khi đăng ký học khoa đạo diễn ở trường Sân khấu Điện ảnh, tôi bị đẩy sang khoa diễn viên.

Người ta nói những người sau khi tốt nghiệp khoa đạo diễn sẽ trở thành lãnh đạo đoàn, phải có tầm tư tưởng lớn, lý lịch phải vững vàng… Hết giờ lên lớp diễn viên, tôi lại qua lớp đạo diễn, chầu chực ngoài cửa sổ như một “con chó tiền rưỡi” nghe thầy giảng bài. Tôi “cà” những tay học đạo diễn lúc đó cho tôi trả bài hộ, từ xử lý không gian, thời gian… cho đến viết kịch bản, dựng vở. Mỗi lần nghe Hà Nội làm vở mới, kể cả những vở do các đạo diễn Liên Xô sang dàn dựng, tôi đều tìm đến xem. Xem và tự nhủ rằng phải vượt qua họ.

Phải chăng vì thế mà trong nhiều vở diễn của ông đều có hình ảnh xấu về những “cán bộ tổ chức”?

- Tôi đã từng xung phong đi đắp đê, vác gỗ, vác đất…, chấp nhận làm những công việc mạt hạng để cải tạo cái lý lịch của mình. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều cán bộ tổ chức, miệng thì thao thao rao giảng đạo đức trong khi thò tay xuống gầm bàn mân mó đùi diễn viên. Tôi mang nỗi ấm ức của mình trút vào Hà Mi của tôi, Hoa cỏ dại, Đôi mắt...

Năm 1964, khi được Nhà hát Kịch Trung ương mời về dựng vở, vô tình chạm mặt với ông cán bộ tổ chức xét lý lịch mình ngày trước dính kỷ luật phải ra gác cổng, tôi còn cư xử trẻ con đến mức văng tục. Ông ta trố mắt nhìn tôi vì ngạc nhiên. Hóa ra ông không biết tôi như tôi đã biết ông. Lúc còn tại vị, cứ lý lịch nào có “tì vết” là ông quăng vào sọt. Ông được dạy như vậy. Ngẫm lại, nếu cuộc đời mình cứ thuận buồm xuôi gió, chưa chắc mình đã có đủ dũng khí và nỗi đau đời để làm nghề. Nói một cách hoa mỹ thì mình phải ơn cái thời khốn nạn đó.

Về phương diện thị giác, Doãn Hoàng Giang được nhiều người thừa nhận là một đạo diễn tiên phong với những sân khấu nhiều tầng nấc. Đó cũng là một cách để ông tạo ra sự khác biệt?

- Nếu dựng những vở chỉ có vài nhân vật, đi lại quanh quẩn trong buồng riêng thì sân khấu không đòi hỏi nhiều tầng nấc. Đồng ý làm việc với tôi là phải chấp nhận bộn bề công việc. Tôi thích dựng những đại cảnh. Chẳng hạn khi dựng vở Bài ca Điện Biên, tôi sử dụng 350 diễn viên. Về mặt tạo hình, nếu chứa một khối lượng lớn diễn viên như vậy trên cùng một mặt phẳng là rất bất lợi.

Hay trong Nhân danh công lý, tôi dựng một cây cầu vắt ngang sân khấu tượng trưng cho cán cân công lý, những người có quyền lực thì bước qua còn những kẻ cơ hội thì luồn qua. Không cẩn thận thì công lý nước mình chỉ là sợi dây căng ngang đường để ngăn người lương thiện. Vào sân vận động cũng thế, hàng rào chỉ ngăn được người những cổ động viên lương thiện, đâu có cản được bọn hooligan…

Nếu công lý là cái dây thì chúng ta bế tắc?

- Pháp luật không phải là cái dây, mà phải là một bức tường thành không một ai có thể dùng quyền lực hoặc tiền bạc để lót đường bước qua. Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có cơ quan lập pháp, nhưng cái để người ta phân biệt nước này văn minh hơn nước kia là do hành pháp. Vụ viên thiếu úy cảnh sát múa kiếm ở Đà Nẵng, con trai phó bí thư huyện ủy Thủ Thừa (Long An) đánh cảnh sát giao thông gây phẫn nộ trong nhân dân nhưng có vẻ như cũng đang chìm dần.

Từ uất ức cá nhân cho đến những nỗi đau đời, ông đều ném lên sân khấu. Đến giờ, ông đã ném hết chưa?

- Chưa. Ném những cái cũ lên thì cái mới lại xuất hiện. Thế mới khổ. Làm nghệ sĩ là phải biết công phẫn. Chính sự công phẫn làm nên những nghệ sĩ lớn.

Những vở diễn không chỉ tồn tại trên sân khấu, mà trong cuộc sống thường ngày, nhiều khi con người ta cũng phải “diễn”. Theo ông, sân khấu hiện nay đã trở thành một tấm gương phản ánh đủ đầy hiện thực cuộc sống?

- Chưa. Có một câu nói rằng từ khối óc đến bàn tay là một bi kịch của nhà văn. Óc anh nghĩ rất nhiều, nghĩ rất hay nhưng khi viết ra thì không được hay như anh nghĩ. Đạo diễn cũng vậy, từ khối óc đến sàn diễn là một bi kịch.

Ngoài kịch nói, ông còn nhảy sang “cách tân” chèo. Có vẻ như ông là người khá ôm đồm?

- Thực ra khi bắt tay vào làm chèo thì tôi cũng chưa biết “chéo chẹo chèo cheo” là thế nào, cứ cắm đầu làm, chuyện “cách tân” là sau này người ta gán cho tôi. Việc tôi quyết định làm chèo xuất phát từ thực tế lúc đó là khán giả quay lưng lại với bộ môn nghệ thuật này, nhất là đối tượng thanh niên. Vở đầu tiên là Một tình yêu sẽ đến, tôi làm cho Đoàn chèo Hà Tây, sau khi chia tay Nguyệt Ánh, người vợ đầu tiên. Lấy tên vở như vậy vừa là một cách để tự vỗ về mình, vừa là tâm nguyện tình yêu với chèo sẽ trở lại với thanh niên. Một nền nghệ thuật mà để thanh niên quay lưng lại thì kể như vứt đi.

Ông có cực đoan quá không? Không lẽ người già không phải là khán giả?

- Mục đích tối thượng của tôi là phục vụ thanh niên. Còn các cụ đến rạp, tôi cảm ơn. Cụ đã từng là một cô gái đẹp nhưng giờ thì đã trở thành một bà già móm mém. Con kính trọng cụ nhưng con không yêu cụ. Con có thể lạy cụ nhưng con không lấy cụ. Con phải yêu một cô gái trẻ, đẹp, đầy sức sống để cùng con sinh con đẻ cái, để tạo thành một thế hệ mới. Tôi nghĩ không một nền nghệ thuật nào nhằm để phục vụ các ông bà già. Bởi lẽ người già không còn nhiều sức lực và thời gian để phá hoại hoặc ngược lại là cống hiến và xây dựng xã hội.

Romeo và Juliet, Hamlet… - những tác phẩm lớn của nhân loại - đều tập trung vào đối tượng thanh niên. Nghệ thuật chân chính bao hàm tính định hướng và giáo dục cho giới trẻ. Một thế hệ trẻ mà tốt thì họ còn mấy chục năm để làm tốt. Ngược lại thì họ cũng còn bằng ấy thời gian để phá hoại xã hội. Đó là lý do khiến tôi muốn kéo thanh niên quay lại với chèo, yêu chèo. Thứ hai, tiết tấu của chèo cổ lỗ, cứ i a í a, mà tôi giễu nhại là vừa diễn vừa nghĩ. Lối tiết tấu mà năm bảy phút không cho người xem biết một thông tin gì mới thì những khán giả trẻ chắc chắn sẽ nản. Thứ ba, cha ông để lại cho chúng ta một nền nghệ thuật cũng giống như để lại một mẫu ruộng, con cháu có hiếu là phải từ đó làm thành trăm, thành ngàn mẫu ruộng.

Người ta nói Doãn Hoàng Giang là người đầu tiên ở Việt Nam đưa “hát nhép” lên chiếu chèo. Ông sẽ “biện hộ” cho mình như thế nào?

- Tôi coi đó là một sự sáng tạo. Anh có biết Lâm Bằng không? Đẹp lắm, diễn rất hay mà không hát được. Không lẽ mình bỏ một cô bé đẹp thế? Tôi bố trí ba em hát thật giỏi đứng sau cánh gà, nhìn miệng Lâm Bằng mà “đớp” theo. Khán giả bàng hoàng, không hiểu Giang nhào nặn thế nào mà Lâm Bằng hát hay thế.

Trong nghề có người biết cô bé không hát được, xộc vào sau sân khấu mới hay Giang giở trò ma. Tôi nói các ông thắc mắc cái gì? Các ông vừa được xem cái đẹp, vừa được nghe giọng hát hay, còn muốn gì nữa. Nghệ thuật là sự hòa quyện của những tinh hoa. Trong điện ảnh, diễn viên lồng tiếng đầy ra đấy, sao không thấy ai phàn nàn. Còn ca sĩ bây giờ, có người làm biếng, chạy show nhiều quá, ra sân khấu là cỡn lên, hát nhép thì mới đáng bị phê phán.

Cũng vì chèo mà ông từng bị nhiều người xem là kẻ đốt đền?

- Khi mở cửa bán vé, tôi treo một bức trướng mười mấy mét từ trên nóc rạp xuống, đề rằng: “Chèo là một bộ môn nghệ thuật của cha ông, vốn quý của cha ông, nhưng để phục vụ cho đời sống đương đại thì còn có một số nhược điểm. Tôi mong góp một tiếng nói cho chèo hiện đại”. Hai bên cửa rạp, tôi dán những bản photo bài viết phê phán mình, to uỵch. Cách làm này bây giờ được gọi là PR. Trai thanh gái lịch kéo đến rạp ùn ùn như kiến, sướng lắm. Đến nỗi, một số người viết bài phê phán tôi phải đến năn nỉ tôi gỡ xuống.

Người ta nói tôi nhảy lên bàn thờ ông cha vứt cái nọ quăng cái kia là lầm lẫn. Tôi tôn trọng di vật ông cha để lại như bước vào một viện bảo tàng. Những chiếc cọc nhọn khi xưa vua Ngô Quyền sử dụng để đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là bằng chứng của một thời oanh liệt. Chúng ta cứ trải lụa đỏ, bày nó trong tủ kính cho thật trang trọng nhưng không dùng nó nữa. Thời thế bây giờ đã khác, kẻ thù cũng đã khác.

Có vẻ như chúng ta sống hơi nhiều bằng hoài niệm?

- Khi tương lai anh mờ mịt, khi hiện tại anh tầm thường thì anh sẽ vuốt ve mình bằng vàng son quá khứ. Nếu bây giờ tôi vẫn cứ “lau chùi” Nhân danh công lý, Hà Mi của tôi, Nàng Sita… thì có nghĩa là Doãn Hoàng Giang chẳng có cái gì. Thanh niên nhìn về tương lai, người trung niên nhìn hiện tại và người già nhìn về quá khứ.

Doãn Hoàng Giang không còn trẻ, vậy đang nhìn về đâu?

- Tương lai. Đỉnh cao vẫn chờ tôi ở phía trước. Những gì tôi đã làm chưa là cái gì. Nói có vẻ kiểu cách thì tôi còn muốn phải khác nữa, còn muốn thay đổi nữa, còn muốn làm được nhiều nữa. Đi Tây, người ta hỏi: “Giang, nghệ thuật mày có cái gì?”. Trả lời: “Cha ông tao ghê lắm, có Xúy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa…”. Lại hỏi: “Tao hỏi mày cơ mà?” thì tôi sẽ trả lời họ như thế nào? Ai thích chèo cổ thì cứ làm chèo cổ, nhưng hãy để mặc tôi tìm kiếm một con đường nghệ thuật mới.

Thấy người Nhật đập đi một khu phố cổ, khách du lịch châu Âu đứng khóc hu hu. Người Nhật nói rằng việc gì mà mấy ông khóc, đáng ra chúng tôi mới là người phải rơi lệ. Nhưng chúng tôichấp nhận đánh đổi cái đó để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các ông muốn xem cổ, chúng tôi để nguyên một khu phố cổ cho xem.

Chúng ta cũng vậy thôi. Hãy cứ giữ lấy Hội An cho khách nước ngoài đến xem nhưng đừng bắt thành phố nào cũng phải như Hội An. Không lẽ cha ông chúng ta ở lều thì chúng ta cũng phải ở lều. Không thể xây dựng một cái mới nếu không đập đi cái cũ. Đôi khi, tôi có cảm giác như chúng ta lầm lẫn hai chữ “cha ông”. Cha ông có người tôi tôn kính, có người tôi học hỏi nhưng cũng có những người như Trần Ích Tắc, Lê Ngọa Triều thì tôi khinh miệt.

Nghĩa là với ông, 70 chưa phải là già?

Ngày trước cả gia đình tôi sống chen chúc trong một căn phòng 20m2, bây giờ dọn về nhà mới bốn tầng, rộng thênh mà vẫn thấy chẳng ra cái gì. Nghệ thuật cũng vậy thôi. Làm nghệ thuật mà nghĩ rằng mình đã vươn tới đỉnh cao thì coi như đã bắt đầu xuống dốc. Trái chín là trái sắp rụng, trăng tròn là trăng sắp khuyết.

Trên con đường nghệ thuật, tôi luôn nghĩ mình chỉ là trái ổi ương, là trăng 12, 13… Thực tình, tôi hầu như không có khái niệm về thời gian. Vào việc là quên hết tuổi tác, là thấy mình vẫn sung mãn như thằng Giang hồi 24, 25 tuổi. Nhiều khi vẫn cứ nhố nhăng, gặp em nào đẹp vẫn cứ ôm chầm chập, hôn chùn chụt, các em nhảy, mình cũng nhảy.

Làm thế nào mà ông giữ cho mình sự trẻ trung đến vậy?

- Tình yêu với cuộc sống, với sân khấu, với sân cỏ. Dù lên sân vận động hay ngồi xem truyền hình trực tiếp, tôi cũng cổ vũ, cũng gào thét chẳng kém gì thanh niên.

Nhiều người vẫn còn nhớ những bài bình luận bóng đá khá duyên dáng của ông trên báo Lao Động cách nay gần mười năm. Theo ông, “hai sân” này liệu có điểm tương đồng?

- Sân khấu và sân cỏ đều cần khán giả. Tôi đã từng làm bảng tổng kết gồm bảy điểm chính mà sân khấu cần học từ sân cỏ trên cơ sở một câu hỏi: Tại sao sân cỏ hấp dẫn? Tại sao từ người già, thanh niên cho đến trẻ nhỏ, không cứ đàn ông hay đàn bà, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo… đều hỉ nộ ái ố khi dõi theo từng đường banh. Sức hấp dẫn của sân cỏ có những quy luật của nó. Vì vậy, sân khấu muốn hấp dẫn được khán giả thì phải áp dụng các quy luật của sân cỏ. Tính xung đột được đẩy đến cao trào, yếu tố bất ngờ… Rồi sân cỏ cần ngôi sao, sân khấu cũng cần có ngôi sao. Đương nhiên, đó phải là những ngôi sao sáng bằng tài năng chứ không phải nhờ lăng xê. Sân khấu của tôi có 1% khán giả của sân cỏ là đã mãn nguyện rồi.

Nhiều người tỏ ra lo lắng về tình cảnh “tre đã già mà măng chưa mọc”của sân khấu Việt Nam. Đã có khá nhiều lời ngợi ca dành cho một vài đạo diễn trẻ tại Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu toàn quốc tổ chức tại TP.HCM cuối năm 2007. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cuộc thi này, ông nghĩ sao?

- Đời sống sân khấu nước mình buồn tẻ, quanh quẩn vẫn vài ba gương mặt cũ. Nhiều khi tôi thèm muốn cảm giác bị người ta vượt qua, thậm chí khiến mình phải dùng tiểu xảo, thò chân ra ngáng một cái cũng thấy sướng. Thế nên, mỗi lần hội diễn là mỗi lần tôi khắc khoải chờ đợi những gương mặt mới.

Cuộc thi vừa rồi có nhiều vở rất hay, qua đó nổi lên một vài gương mặt rất khá. Nhưng liệu họ có trở thành những ngôi sao sáng rực của sân khấu hay không thì còn phải chờ đợi. Thực tế không thiếu những người từng học ở nước ngoài, vận dụng các đòn miếng, về nước dựng một vở có thể khiến mọi người sững sờ nhưng đến vở thứ hai thì “hết võ”.

Trong bảng tổng kết cuộc thi, tôi có viết rằng rất mừng vì sự xuất hiện của các đạo diễn trẻ nhưng cũng rất băn khoăn là sau cuộc thi này, không biết họ có còn tiếp tục được đầu tư mạnh dạn cho các thể nghiệm mới, hay các vở diễn lại vẫn rơi vào tay các đạo diễn lớp trước.

Nhưng nếu những người như Doãn Hoàng Giang còn tiếp tục làm nghề thì phần bánh dành cho các đạo diễn trẻ sẽ vẫn tiếp tục nhỏ?

- Tử vi nói chừng nào Giang biết nói không thì đời Giang mới sướng. Một anh bạn họa sĩ hí họa tôi với cái bụng bự chà bá, trên bụng đề hai chữ “cả nể”. Có lẽ thời gian tới sẽ phải nói một loạt chữ không.

Người ta nói ông chạy show rất khỏe, khắp cả ba miền. Hẳn ông giàu lắm?

- Giàu thì không nhưng tôi thuộc loại sướng nhất Việt Nam.

Chỗ này ông hơi chủ quan thì phải?

- Có những người làm ra tiền mà ăn không dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Tôi làm việc như một con trâu cày, nên phải được ăn cỏ non, mùa rét phải được đắp bao tải ấm. Cái gì hay, cái gì đẹp tôi chơi. Tôi làm việc cật lực để “trả thù” cho cái thời “ngồi như con chó tiền rưỡi”, cái thời nhìn người ta đi xe đạp mà thèm khát, cái thời gặm bánh mì suốt hai năm trời để vùi đầu vào Thư viện quốc gia…

Ông là người háo thắng?

- Tôi yêu những câu thơ của Tagore: Ngọn cỏ tìm bạn bè dưới đất, cái cây tìm sự cô đơn trên trời/Cây càng vươn lên cao, càng vươn về nỗi cô đơn. Không háo thắng thì mình chỉ là cỏ dại. Không háo thắng không thành phẩm chất nghệ sĩ.

Kịch đến chèo, rồi tuồng, cải lương cho đến tấu hài, ông chẳng bỏ cái gì. Xem ra ông là người khá đa đoan?

- Tôi làm cái gì cũng mê, cũng đắm đuối, cũng toàn tâm toàn ý. Làm chèo thì chỉ biết chèo, quên béng những môn khác. Nhưng “em” nào ở gần mình cũng cảm thấy hình như anh Giang yêu mình nhất. Tôi đa đoan trong nghề, trong tình cảm cũng đa đoan.

Đa đoan nên đến bây giờ ông vẫn đi về một bóng?

- Kể từ khi ly hôn năm 1977, tôi quyết định không tục huyền. Thứ nhất là thương con, tôi muốn dành trọn vẹn sự săn sóc cho con trai của mình. Thứ hai, tôi không thích sự chắp nối. Để tự răn mình, tôi làm vở Người con cô đơn. Nội dung nói về một cặp vợ chồng bỏ nhau, mỗi người chạy theo hạnh phúc riêng, bỏ đứa con bơ vơ.

Tôi còn bê nguyên mẫu cái cầu thang ở ngôi nhà cũ khi thiết kế sân khấu. Tôi giữ gìn đến mức không bao giờ để con trai tôi nhìn thấy cha nó chở một người phụ nữ khác hoặc thậm chí là tiễn chân một người phụ nữ khác ra khỏi cửa, kể cả Nguyệt Ánh. Bây giờ con tôi đã có vợ, có con nhưng tôi vẫn nối điện thoại thường xuyên với nó. Tôi vẫn có cảm giác con tôi phải nằm trong tầm kiểm soát ngầm của tôi. Đứa trẻ khi bé chỉ nặng đôi tay, khi lớn nặng về tâm hồn.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

Doãn Hoàng Giang: Sự công phẫn làm nên những nghệ sĩ lớn


Đạo diễn Doãn Hoàng Giang

NSND, đạo diễn Doãn Hoàng Giang là một cây đại thụ của sân khấu Việt Nam . Lẽ thường, cây càng lớn càng hứng chịu nhiều dông bão. Đã sang ngưỡng thất thập nhưng đạo diễn này vẫn quần quật làm việc như một con trâu cày. Có lẽ với ông, sân khấu cũng cần thiết như nước để uống, như khí trời để thở.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi rất tâm tình với ông.

Học diễn viên nhưng Doãn Hoàng Giang lại thành danh trên cương vị đạo diễn?

- Xuất thân từ trường dòng, gia đình có người đi Nam năm 1954, tôi vào đời với một cái lý lịch nhiều “tì vết”. Là người tạo ra chương trình Sân khấu truyền thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam , có tiết mục mang sang Triều Tiên thi giành huy chương vàng mà tôi không hề biết cái phòng bá âm như thế nào. Năm 1960, khi đăng ký học khoa đạo diễn ở trường Sân khấu Điện ảnh, tôi bị đẩy sang khoa diễn viên.

Người ta nói những người sau khi tốt nghiệp khoa đạo diễn sẽ trở thành lãnh đạo đoàn, phải có tầm tư tưởng lớn, lý lịch phải vững vàng… Hết giờ lên lớp diễn viên, tôi lại qua lớp đạo diễn, chầu chực ngoài cửa sổ như một “con chó tiền rưỡi” nghe thầy giảng bài. Tôi “cà” những tay học đạo diễn lúc đó cho tôi trả bài hộ, từ xử lý không gian, thời gian… cho đến viết kịch bản, dựng vở. Mỗi lần nghe Hà Nội làm vở mới, kể cả những vở do các đạo diễn Liên Xô sang dàn dựng, tôi đều tìm đến xem. Xem và tự nhủ rằng phải vượt qua họ.

Phải chăng vì thế mà trong nhiều vở diễn của ông đều có hình ảnh xấu về những “cán bộ tổ chức”?

- Tôi đã từng xung phong đi đắp đê, vác gỗ, vác đất…, chấp nhận làm những công việc mạt hạng để cải tạo cái lý lịch của mình. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều cán bộ tổ chức, miệng thì thao thao rao giảng đạo đức trong khi thò tay xuống gầm bàn mân mó đùi diễn viên. Tôi mang nỗi ấm ức của mình trút vào Hà Mi của tôi, Hoa cỏ dại, Đôi mắt...

Năm 1964, khi được Nhà hát Kịch Trung ương mời về dựng vở, vô tình chạm mặt với ông cán bộ tổ chức xét lý lịch mình ngày trước dính kỷ luật phải ra gác cổng, tôi còn cư xử trẻ con đến mức văng tục. Ông ta trố mắt nhìn tôi vì ngạc nhiên. Hóa ra ông không biết tôi như tôi đã biết ông. Lúc còn tại vị, cứ lý lịch nào có “tì vết” là ông quăng vào sọt. Ông được dạy như vậy. Ngẫm lại, nếu cuộc đời mình cứ thuận buồm xuôi gió, chưa chắc mình đã có đủ dũng khí và nỗi đau đời để làm nghề. Nói một cách hoa mỹ thì mình phải ơn cái thời khốn nạn đó.

Về phương diện thị giác, Doãn Hoàng Giang được nhiều người thừa nhận là một đạo diễn tiên phong với những sân khấu nhiều tầng nấc. Đó cũng là một cách để ông tạo ra sự khác biệt?

- Nếu dựng những vở chỉ có vài nhân vật, đi lại quanh quẩn trong buồng riêng thì sân khấu không đòi hỏi nhiều tầng nấc. Đồng ý làm việc với tôi là phải chấp nhận bộn bề công việc. Tôi thích dựng những đại cảnh. Chẳng hạn khi dựng vở Bài ca Điện Biên, tôi sử dụng 350 diễn viên. Về mặt tạo hình, nếu chứa một khối lượng lớn diễn viên như vậy trên cùng một mặt phẳng là rất bất lợi.

Hay trong Nhân danh công lý, tôi dựng một cây cầu vắt ngang sân khấu tượng trưng cho cán cân công lý, những người có quyền lực thì bước qua còn những kẻ cơ hội thì luồn qua. Không cẩn thận thì công lý nước mình chỉ là sợi dây căng ngang đường để ngăn người lương thiện. Vào sân vận động cũng thế, hàng rào chỉ ngăn được người những cổ động viên lương thiện, đâu có cản được bọn hooligan…

Nếu công lý là cái dây thì chúng ta bế tắc?

- Pháp luật không phải là cái dây, mà phải là một bức tường thành không một ai có thể dùng quyền lực hoặc tiền bạc để lót đường bước qua. Bất kỳ quốc gia nào cũng cần có cơ quan lập pháp, nhưng cái để người ta phân biệt nước này văn minh hơn nước kia là do hành pháp. Vụ viên thiếu úy cảnh sát múa kiếm ở Đà Nẵng, con trai phó bí thư huyện ủy Thủ Thừa (Long An) đánh cảnh sát giao thông gây phẫn nộ trong nhân dân nhưng có vẻ như cũng đang chìm dần.

Từ uất ức cá nhân cho đến những nỗi đau đời, ông đều ném lên sân khấu. Đến giờ, ông đã ném hết chưa?

- Chưa. Ném những cái cũ lên thì cái mới lại xuất hiện. Thế mới khổ. Làm nghệ sĩ là phải biết công phẫn. Chính sự công phẫn làm nên những nghệ sĩ lớn.

Những vở diễn không chỉ tồn tại trên sân khấu, mà trong cuộc sống thường ngày, nhiều khi con người ta cũng phải “diễn”. Theo ông, sân khấu hiện nay đã trở thành một tấm gương phản ánh đủ đầy hiện thực cuộc sống?

- Chưa. Có một câu nói rằng từ khối óc đến bàn tay là một bi kịch của nhà văn. Óc anh nghĩ rất nhiều, nghĩ rất hay nhưng khi viết ra thì không được hay như anh nghĩ. Đạo diễn cũng vậy, từ khối óc đến sàn diễn là một bi kịch.

Ngoài kịch nói, ông còn nhảy sang “cách tân” chèo. Có vẻ như ông là người khá ôm đồm?

- Thực ra khi bắt tay vào làm chèo thì tôi cũng chưa biết “chéo chẹo chèo cheo” là thế nào, cứ cắm đầu làm, chuyện “cách tân” là sau này người ta gán cho tôi. Việc tôi quyết định làm chèo xuất phát từ thực tế lúc đó là khán giả quay lưng lại với bộ môn nghệ thuật này, nhất là đối tượng thanh niên. Vở đầu tiên là Một tình yêu sẽ đến, tôi làm cho Đoàn chèo Hà Tây, sau khi chia tay Nguyệt Ánh, người vợ đầu tiên. Lấy tên vở như vậy vừa là một cách để tự vỗ về mình, vừa là tâm nguyện tình yêu với chèo sẽ trở lại với thanh niên. Một nền nghệ thuật mà để thanh niên quay lưng lại thì kể như vứt đi.

Ông có cực đoan quá không? Không lẽ người già không phải là khán giả?

- Mục đích tối thượng của tôi là phục vụ thanh niên. Còn các cụ đến rạp, tôi cảm ơn. Cụ đã từng là một cô gái đẹp nhưng giờ thì đã trở thành một bà già móm mém. Con kính trọng cụ nhưng con không yêu cụ. Con có thể lạy cụ nhưng con không lấy cụ. Con phải yêu một cô gái trẻ, đẹp, đầy sức sống để cùng con sinh con đẻ cái, để tạo thành một thế hệ mới. Tôi nghĩ không một nền nghệ thuật nào nhằm để phục vụ các ông bà già. Bởi lẽ người già không còn nhiều sức lực và thời gian để phá hoại hoặc ngược lại là cống hiến và xây dựng xã hội.

Romeo và Juliet, Hamlet… - những tác phẩm lớn của nhân loại - đều tập trung vào đối tượng thanh niên. Nghệ thuật chân chính bao hàm tính định hướng và giáo dục cho giới trẻ. Một thế hệ trẻ mà tốt thì họ còn mấy chục năm để làm tốt. Ngược lại thì họ cũng còn bằng ấy thời gian để phá hoại xã hội. Đó là lý do khiến tôi muốn kéo thanh niên quay lại với chèo, yêu chèo. Thứ hai, tiết tấu của chèo cổ lỗ, cứ i a í a, mà tôi giễu nhại là vừa diễn vừa nghĩ. Lối tiết tấu mà năm bảy phút không cho người xem biết một thông tin gì mới thì những khán giả trẻ chắc chắn sẽ nản. Thứ ba, cha ông để lại cho chúng ta một nền nghệ thuật cũng giống như để lại một mẫu ruộng, con cháu có hiếu là phải từ đó làm thành trăm, thành ngàn mẫu ruộng.

Người ta nói Doãn Hoàng Giang là người đầu tiên ở Việt Nam đưa “hát nhép” lên chiếu chèo. Ông sẽ “biện hộ” cho mình như thế nào?

- Tôi coi đó là một sự sáng tạo. Anh có biết Lâm Bằng không? Đẹp lắm, diễn rất hay mà không hát được. Không lẽ mình bỏ một cô bé đẹp thế? Tôi bố trí ba em hát thật giỏi đứng sau cánh gà, nhìn miệng Lâm Bằng mà “đớp” theo. Khán giả bàng hoàng, không hiểu Giang nhào nặn thế nào mà Lâm Bằng hát hay thế.

Trong nghề có người biết cô bé không hát được, xộc vào sau sân khấu mới hay Giang giở trò ma. Tôi nói các ông thắc mắc cái gì? Các ông vừa được xem cái đẹp, vừa được nghe giọng hát hay, còn muốn gì nữa. Nghệ thuật là sự hòa quyện của những tinh hoa. Trong điện ảnh, diễn viên lồng tiếng đầy ra đấy, sao không thấy ai phàn nàn. Còn ca sĩ bây giờ, có người làm biếng, chạy show nhiều quá, ra sân khấu là cỡn lên, hát nhép thì mới đáng bị phê phán.

Cũng vì chèo mà ông từng bị nhiều người xem là kẻ đốt đền?

- Khi mở cửa bán vé, tôi treo một bức trướng mười mấy mét từ trên nóc rạp xuống, đề rằng: “Chèo là một bộ môn nghệ thuật của cha ông, vốn quý của cha ông, nhưng để phục vụ cho đời sống đương đại thì còn có một số nhược điểm. Tôi mong góp một tiếng nói cho chèo hiện đại”. Hai bên cửa rạp, tôi dán những bản photo bài viết phê phán mình, to uỵch. Cách làm này bây giờ được gọi là PR. Trai thanh gái lịch kéo đến rạp ùn ùn như kiến, sướng lắm. Đến nỗi, một số người viết bài phê phán tôi phải đến năn nỉ tôi gỡ xuống.

Người ta nói tôi nhảy lên bàn thờ ông cha vứt cái nọ quăng cái kia là lầm lẫn. Tôi tôn trọng di vật ông cha để lại như bước vào một viện bảo tàng. Những chiếc cọc nhọn khi xưa vua Ngô Quyền sử dụng để đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là bằng chứng của một thời oanh liệt. Chúng ta cứ trải lụa đỏ, bày nó trong tủ kính cho thật trang trọng nhưng không dùng nó nữa. Thời thế bây giờ đã khác, kẻ thù cũng đã khác.

Có vẻ như chúng ta sống hơi nhiều bằng hoài niệm?

- Khi tương lai anh mờ mịt, khi hiện tại anh tầm thường thì anh sẽ vuốt ve mình bằng vàng son quá khứ. Nếu bây giờ tôi vẫn cứ “lau chùi” Nhân danh công lý, Hà Mi của tôi, Nàng Sita… thì có nghĩa là Doãn Hoàng Giang chẳng có cái gì. Thanh niên nhìn về tương lai, người trung niên nhìn hiện tại và người già nhìn về quá khứ.

Doãn Hoàng Giang không còn trẻ, vậy đang nhìn về đâu?

- Tương lai. Đỉnh cao vẫn chờ tôi ở phía trước. Những gì tôi đã làm chưa là cái gì. Nói có vẻ kiểu cách thì tôi còn muốn phải khác nữa, còn muốn thay đổi nữa, còn muốn làm được nhiều nữa. Đi Tây, người ta hỏi: “Giang, nghệ thuật mày có cái gì?”. Trả lời: “Cha ông tao ghê lắm, có Xúy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa…”. Lại hỏi: “Tao hỏi mày cơ mà?” thì tôi sẽ trả lời họ như thế nào? Ai thích chèo cổ thì cứ làm chèo cổ, nhưng hãy để mặc tôi tìm kiếm một con đường nghệ thuật mới.

Thấy người Nhật đập đi một khu phố cổ, khách du lịch châu Âu đứng khóc hu hu. Người Nhật nói rằng việc gì mà mấy ông khóc, đáng ra chúng tôi mới là người phải rơi lệ. Nhưng chúng tôichấp nhận đánh đổi cái đó để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các ông muốn xem cổ, chúng tôi để nguyên một khu phố cổ cho xem.

Chúng ta cũng vậy thôi. Hãy cứ giữ lấy Hội An cho khách nước ngoài đến xem nhưng đừng bắt thành phố nào cũng phải như Hội An. Không lẽ cha ông chúng ta ở lều thì chúng ta cũng phải ở lều. Không thể xây dựng một cái mới nếu không đập đi cái cũ. Đôi khi, tôi có cảm giác như chúng ta lầm lẫn hai chữ “cha ông”. Cha ông có người tôi tôn kính, có người tôi học hỏi nhưng cũng có những người như Trần Ích Tắc, Lê Ngọa Triều thì tôi khinh miệt.

Nghĩa là với ông, 70 chưa phải là già?

Ngày trước cả gia đình tôi sống chen chúc trong một căn phòng 20m2, bây giờ dọn về nhà mới bốn tầng, rộng thênh mà vẫn thấy chẳng ra cái gì. Nghệ thuật cũng vậy thôi. Làm nghệ thuật mà nghĩ rằng mình đã vươn tới đỉnh cao thì coi như đã bắt đầu xuống dốc. Trái chín là trái sắp rụng, trăng tròn là trăng sắp khuyết.

Trên con đường nghệ thuật, tôi luôn nghĩ mình chỉ là trái ổi ương, là trăng 12, 13… Thực tình, tôi hầu như không có khái niệm về thời gian. Vào việc là quên hết tuổi tác, là thấy mình vẫn sung mãn như thằng Giang hồi 24, 25 tuổi. Nhiều khi vẫn cứ nhố nhăng, gặp em nào đẹp vẫn cứ ôm chầm chập, hôn chùn chụt, các em nhảy, mình cũng nhảy.

Làm thế nào mà ông giữ cho mình sự trẻ trung đến vậy?

- Tình yêu với cuộc sống, với sân khấu, với sân cỏ. Dù lên sân vận động hay ngồi xem truyền hình trực tiếp, tôi cũng cổ vũ, cũng gào thét chẳng kém gì thanh niên.

Nhiều người vẫn còn nhớ những bài bình luận bóng đá khá duyên dáng của ông trên báo Lao Động cách nay gần mười năm. Theo ông, “hai sân” này liệu có điểm tương đồng?

- Sân khấu và sân cỏ đều cần khán giả. Tôi đã từng làm bảng tổng kết gồm bảy điểm chính mà sân khấu cần học từ sân cỏ trên cơ sở một câu hỏi: Tại sao sân cỏ hấp dẫn? Tại sao từ người già, thanh niên cho đến trẻ nhỏ, không cứ đàn ông hay đàn bà, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo… đều hỉ nộ ái ố khi dõi theo từng đường banh. Sức hấp dẫn của sân cỏ có những quy luật của nó. Vì vậy, sân khấu muốn hấp dẫn được khán giả thì phải áp dụng các quy luật của sân cỏ. Tính xung đột được đẩy đến cao trào, yếu tố bất ngờ… Rồi sân cỏ cần ngôi sao, sân khấu cũng cần có ngôi sao. Đương nhiên, đó phải là những ngôi sao sáng bằng tài năng chứ không phải nhờ lăng xê. Sân khấu của tôi có 1% khán giả của sân cỏ là đã mãn nguyện rồi.

Nhiều người tỏ ra lo lắng về tình cảnh “tre đã già mà măng chưa mọc”của sân khấu Việt Nam. Đã có khá nhiều lời ngợi ca dành cho một vài đạo diễn trẻ tại Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu toàn quốc tổ chức tại TP.HCM cuối năm 2007. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cuộc thi này, ông nghĩ sao?

- Đời sống sân khấu nước mình buồn tẻ, quanh quẩn vẫn vài ba gương mặt cũ. Nhiều khi tôi thèm muốn cảm giác bị người ta vượt qua, thậm chí khiến mình phải dùng tiểu xảo, thò chân ra ngáng một cái cũng thấy sướng. Thế nên, mỗi lần hội diễn là mỗi lần tôi khắc khoải chờ đợi những gương mặt mới.

Cuộc thi vừa rồi có nhiều vở rất hay, qua đó nổi lên một vài gương mặt rất khá. Nhưng liệu họ có trở thành những ngôi sao sáng rực của sân khấu hay không thì còn phải chờ đợi. Thực tế không thiếu những người từng học ở nước ngoài, vận dụng các đòn miếng, về nước dựng một vở có thể khiến mọi người sững sờ nhưng đến vở thứ hai thì “hết võ”.

Trong bảng tổng kết cuộc thi, tôi có viết rằng rất mừng vì sự xuất hiện của các đạo diễn trẻ nhưng cũng rất băn khoăn là sau cuộc thi này, không biết họ có còn tiếp tục được đầu tư mạnh dạn cho các thể nghiệm mới, hay các vở diễn lại vẫn rơi vào tay các đạo diễn lớp trước.

Nhưng nếu những người như Doãn Hoàng Giang còn tiếp tục làm nghề thì phần bánh dành cho các đạo diễn trẻ sẽ vẫn tiếp tục nhỏ?

- Tử vi nói chừng nào Giang biết nói không thì đời Giang mới sướng. Một anh bạn họa sĩ hí họa tôi với cái bụng bự chà bá, trên bụng đề hai chữ “cả nể”. Có lẽ thời gian tới sẽ phải nói một loạt chữ không.

Người ta nói ông chạy show rất khỏe, khắp cả ba miền. Hẳn ông giàu lắm?

- Giàu thì không nhưng tôi thuộc loại sướng nhất Việt Nam.

Chỗ này ông hơi chủ quan thì phải?

- Có những người làm ra tiền mà ăn không dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Tôi làm việc như một con trâu cày, nên phải được ăn cỏ non, mùa rét phải được đắp bao tải ấm. Cái gì hay, cái gì đẹp tôi chơi. Tôi làm việc cật lực để “trả thù” cho cái thời “ngồi như con chó tiền rưỡi”, cái thời nhìn người ta đi xe đạp mà thèm khát, cái thời gặm bánh mì suốt hai năm trời để vùi đầu vào Thư viện quốc gia…

Ông là người háo thắng?

- Tôi yêu những câu thơ của Tagore: Ngọn cỏ tìm bạn bè dưới đất, cái cây tìm sự cô đơn trên trời/Cây càng vươn lên cao, càng vươn về nỗi cô đơn. Không háo thắng thì mình chỉ là cỏ dại. Không háo thắng không thành phẩm chất nghệ sĩ.

Kịch đến chèo, rồi tuồng, cải lương cho đến tấu hài, ông chẳng bỏ cái gì. Xem ra ông là người khá đa đoan?

- Tôi làm cái gì cũng mê, cũng đắm đuối, cũng toàn tâm toàn ý. Làm chèo thì chỉ biết chèo, quên béng những môn khác. Nhưng “em” nào ở gần mình cũng cảm thấy hình như anh Giang yêu mình nhất. Tôi đa đoan trong nghề, trong tình cảm cũng đa đoan.

Đa đoan nên đến bây giờ ông vẫn đi về một bóng?

- Kể từ khi ly hôn năm 1977, tôi quyết định không tục huyền. Thứ nhất là thương con, tôi muốn dành trọn vẹn sự săn sóc cho con trai của mình. Thứ hai, tôi không thích sự chắp nối. Để tự răn mình, tôi làm vở Người con cô đơn. Nội dung nói về một cặp vợ chồng bỏ nhau, mỗi người chạy theo hạnh phúc riêng, bỏ đứa con bơ vơ.

Tôi còn bê nguyên mẫu cái cầu thang ở ngôi nhà cũ khi thiết kế sân khấu. Tôi giữ gìn đến mức không bao giờ để con trai tôi nhìn thấy cha nó chở một người phụ nữ khác hoặc thậm chí là tiễn chân một người phụ nữ khác ra khỏi cửa, kể cả Nguyệt Ánh. Bây giờ con tôi đã có vợ, có con nhưng tôi vẫn nối điện thoại thường xuyên với nó. Tôi vẫn có cảm giác con tôi phải nằm trong tầm kiểm soát ngầm của tôi. Đứa trẻ khi bé chỉ nặng đôi tay, khi lớn nặng về tâm hồn.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)