|
Bia “chảy tràn” cho ngày về Hà Nội (Ảnh minh hoạ) |
(Dân trí) - “Chúc mừng ông nhé! Hồi hộp cả tuần qua đợi Hà Tây sáp nhập Hà Nội, nay “đại thắng” rồi nhé!” - Chiều 29/5, ngay sau khi biết Quốc hội biểu quyết thông qua Hà Nội mở rộng, tại nhiều quán bia đều thấy râm ran lời hỉ hả đó!
Anh Hoàng, đang công tác ở một khách sạn tư nhân của Hà Nội, quê Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây, cả tuần nay đứng ngồi không yên. Anh kể: “Ông bà già mình đều còn ở đó. Có mấy mảnh đất, khi có thông tin Hà Tây sáp nhập Hà Nội, có mấy “cò đất” ở Hà Nội về gạ ông cụ bán nhưng cụ tiếc chưa bán vì đợi có khi giá còn lên cao hơn. Tuần vừa rồi, nghe đồn Quốc hội khó thông qua được việc mở rộng Hà Nội, cả nhà ai cũng trong tâm trạng phập phồng lo lắng! Giờ thì lại “lên hương” rồi!”.
Không sôi động đến mức chạy thẳng ra quán bia như anh Hoàng nhưng chị Bích, giáo viên Trường Dạy nghề số 10, hồ hởi lắm. Nhà ở cầu Bươu, Hà Đông, người nhà chị ai ai cũng mong ngày về Hà Nội. Chiều tối nay, chị trở về nhà với thật nhiều đồ ăn và làm một bữa thật đã để bõ những ngày phấp phỏng trong chờ đợi vừa qua, mở hay không mở.
Thông tin Hà Tây sáp nhập Hà Nội cũng là tin mừng của không ít người Hà Nội.
Đầu tư dăm mảnh đất ở Hà Đông từ nhiều năm nay, chưa bao giờ bà Lan, một trong những người buôn đất động sản ở Hà Nội, cảm thấy hồi hộp như những ngày qua. Cả tuần, công việc chính của bà chỉ là giương hết các loại “ăng ten” lên để xem Hà Tây có về Hà Nội được không, không thì mấy mảnh đất của bà “nguy to”!
Không phải là người buôn đất, anh Phong, một cán bộ văn phòng ở Hà Nội quan tâm đến việc mở rộng Hà Nội đơn giản chỉ vì anh thấy trong nhiều tuần qua, dư luận tranh luận vấn đề này quá sôi nổi. Anh bảo: “Đúng bằng giờ này một tuần trước, mình nghĩ kế hoạch mở rộng Hà Nội thế là khó xong rồi!”.
---------------------------------------------------------------
Sau khi nghị quyết về mở rộng Hà Nội được đưa ra gặp phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều ĐBQH và các nhà chuyên môn, QH (CP) đã phả lùi thời điểm biểu quyết thông qua, vì ở thời điểm đó rất có thể việc biểu quyết thông qua sẽ không thể thành công. Sau đó là hàng loạt sự đăng đàn thuyết phục của các Bộ trưởng, Thủ tướng. Trên VTV cũng có rất nhiều nhà chuyên môn xuất hiện để giải thích lý do mở rộng thủ đô, hoàn toàn không có một ý kiến phản đối hoặc nêu hạn chế! Rồi buổi bỏ phiếu biểu quyết được dời lại và kết quả thuyết phục ngoài tưởng tượng. Tuy nhiên một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng theo như giải trình của CP lại trở nên sơ sài, thiếu thông tin và hoàn toàn bất ngờ với nhiều đoàn thể, nghi ngờ về sự vụ lợi của quan chức CP đặc biệt là những công văn chỉ thị như kiểu CV số 88 của TCty Viễn thông quân đội để lại những ấn tượng rất không đẹp về quyết định một vấn đề hệ trọng của quốc gia
-------------------------------------------
Một số ý kiến: (bbc, dothi.net, tuanvietnam.net)
"Trước và sau khi đề án mở rộng Hà Nội được thông qua, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về sự vội vã của dự án trong khi bản thân cơ sở hạ tầng tại thủ đô hiện tại vẫn còn chưa tốt.
Dư luận nói chung e ngại việc sáp nhập Hà Tây và một số vùng tại các tỉnh gần kề sẽ làm mất đi bản sắc Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng đang có chuyện đầu cơ đất đai trong giới quan chức trước khi dự án được thông qua."
"Khá nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô theo hướng hợp nhất tỉnh Hà Tây và một số địa phương khác vào Hà Nội là vấn đề lớn, quan trọng, mang tính lịch sử và rất phức tạp, nhạy cảm. Thế nhưng, tờ trình và các tài liệu kèm theo khá sơ sài và thiếu tính thuyết phục.
.......Từ những phân tích trên, đa số đại biểu cho rằng trước mắt chỉ nên chỉ đạo Hà Nội và các địa phương có liên quan thực hiện tốt quy hoạch vùng vừa được Thủ tướng phê duyệt, đến thời gian nhất định sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh địa giới. " (dothi.net)
Bạn Nguyễn Minh, Tôn Đức Thắng, Hà Nội: "Khi về làm Chủ tịch Hà Nội ông Thảo có phát biểu "Tôi xa Hà Nội lâu quá, nên phải có thời gian để hiểu Hà Nội". Vậy ông nên hiểu Hà Nội đã, trước khi phát biểu vấn đề lớn như mở rộng Hà Nội.
Tôi nghĩ chúng ta phải có ý kiến nhiều chiều, không nên phát biểu như vị KTS, Chủ tịch TP. Hà Nội. Hà Nội là của cả nước, vì vậy hãy để nhân dân cả nước lên tiếng nói. Tôi đã đọc bài của cụ Kiệt, rất có ý nghĩa, không đơn giản bài báo đó được đăng trước kỳ họp Quốc hội lần này. Chúng ta vẫn còn thời gian và còn nhiều việc phải làm."
Phạm Ngọc Dưỡng, Tp. HCM phân tích: "Hà Nội là thủ đô của quốc gia nếu mở rộng thủ đô lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây thì chẳng khác nào hạ thấp các chỉ số kinh tế chính trị của thủ đô xuống, từ đó làm cho thủ đô của chúng ta lại càng kém xa thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hơn nữa, nghe chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho rằng "chủ trương đã quyết", bộ máy đã được dự kiến và đến 01/7/2008 sẽ đi vào hoạt động thì thấy rõ ràng rằng Hà Nội đã cho mình một cái quyền trên cả Quốc hội, việc đưa ra Quốc hội chỉ mang tính chất "tiền trảm hậu tấu".... .
Bạn Nguyễn Phong, TP. HCM góp ý: Thủ đô là bộ mặt của một nước vì vậy phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân chứ không chỉ các đại biểu HĐND. Thực tế hiện nay các đại biểu HĐND chưa thực sự đại diện được cho quyền và lợi ích của người dân. (Các đại biểu HĐND phần lớn là người hoạt động kiêm nhiệm, chỉ đại diện cho lợi ích của lĩnh vực mình phụ trách). Việc lớn như vậy và đã có chủ trương từ lâu sao lại đến phút chót mới trình ra Quốc Hội như là chuyện đã rồi?
Không thể làm lấy được
Theo bạn Nguyen Duong Diem Thu, "nếu trưng cầu dân ý một cách đàng hoàng, tôi tin chắc 90% dân Hà Nội phản đối chủ trương sát nhập chủ quan, cảm tính này. Hà Nội hiện tại còn gặp hàng loạt vấn đề khiến lãnh đạo thành phố bất lực, vậy mà còn tuyên bố sẽ quản lý tốt thành phố rộng gấp nhiều lần."
Hoàng Huy Thái, Hà Nội bàn: "Nếu việc mở rộng Thủ đô với mục tiêu là để phát triển, để cho Nước mạnh, Dân giàu, để Xứng tầm với vị thế... thì chắc chắn chúng ta đã nhầm. Hãy nghĩ rằng Thủ đô trước hết và sau cùng là nơi đặt các cơ quan hành chính cao nhất của một nước, như vậy chúng ta sẽ có cách nhìn và xây dựng những chủ trương, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn nhiều.
Hãy nhìn nước Mỹ rộng lớn và giàu mạnh, hãy đi qua nước Úc giàu có, đẹp đẽ và văn minh thì thấy thủ đô của họ cũng khiêm tốn thôi, cũng chỉ la một vùng lãnh thổ nằm trong một tiểu bang nào đấy... Mong rằng những nhà quản lý, những người có trách nhiệm hãy cẩn trọng xem lại quyết định mở rộng thủ đô Hà Nội".
Bạn Bùi Hưng Long cho rằng thực hiện Nghị Quyết phải thông minh, sáng suốt chứ không phải là làm nhanh, làm ẩu, làm lấy được.
Ai dám chịu trách nhiệm?
Bạn Nguyễn Ngọc Thanh, Hà Nội: "Hà Nội đã từng nhập rồi lại tách nay lại nhập. Lần này, liệu ai sẽ là người quyết định? Chúng ta đang cần Hà Nội to trong phương diện nào: Diện tích, hay văn minh cuộc sống. Nhỏ như hiện nay mà quản lý xây dựng, môi trường, đất đai...mà còn nhiều bất cập thì to về diện tích để làm gì? Chúng ta rất cần một nghiên cứu đầy đủ về mở rộng Thủ đô. Nếu chậm 1 vài năm cũng chưa phải muộn."
Bạn Thành Dương, Hà Nội: Nói như "ông chủ tịch": chủ trương cũng đã quyết rồi còn gì mà đóng góp nữa. Nhưng là dân, tôi có một băn khoăn nhỏ là liệu rồi "các bác" có quyết sách (đành rằng là tập thể) nhưng rồi có ai dám đứng ra nhận trách nhiệm sau vài năm nữa (chắc cũng không lâu đâu) về việc làm ngày hôm nay không? Ai sẽ là người dám nhận trách nhiệm ấy?
Liệu "ông chủ tịch" có dám thử đi xe máy vào lúc tan tầm ở các con đường Hà Nội, trên các con đường bị băm nham nhở mà không thầm trách nhà quản lý làm ăn yếu kém. Anh giao thông công chính có dám đi xe bus vào giờ cao điểm?
Và Bộ trưởng Bộ Nội vụ có chắc sẽ giải quyết tốt một bộ máy sẽ được sát nhập trong thời gian tới. Và liệu Chủ tịch Hà Nội có tìm ra nguyên nhân vì sao Hà Nội lại là một trong 6 thành phố bụi nhất thế giới?
Chúng ta không thể đổ cho quá trình đô thị hóa quá nhanh, ý thức người dân quá kém, văn minh không có. Chúng ta có công cụ quản lý nhà nước: công an môi trường có, quy hoạch có, dự báo nhu cầu phát triển có.... Một cuộc chơi chưa đầy 1000 km vuông đã là một cuộc chơi quá tầm, tại sao còn cố vươn tới một TẦM CAO mới mà chắc chắn là quá sức?
Bạn Đặng Quốc Huy, Tp. HCM băn khoăn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, "chủ trương đã quyết, sao lại cần thời gian. Việc này thành phố đã quyết rồi". Nói như vậy thì bất cứ việc gì chỉ cần chủ trương là làm à? Vậy Quốc hội để làm gì? Nhân dân ở đâu? Chủ trương đúng thì không nói, nhưng nếu sai thì ai lãnh hậu quả? Ai chịu trách nhiệm? Nói như ông Thảo quả thật không thích hợp với vị trí lãnh đạo mà ông đang nắm giữ. Thủ đô Hà Nội là của cả nước chứ không của riêng ai.
Đã đến lúc các ĐBQH phải quyết định bằng chính trí tuệ và trách nhiệm của mình trước dân. Mọi việc sẽ đặt lên bàn Quốc hội. Nếu cứ gật bừa sẽ có tội với dân, với nước.
Họ và tên: Nguyen Anh Tu
Địa chỉ: Ha Noi
Email: nanhtu_76@yahoo.com.vn
Hà Nội: Tôi rất đồng tình với bạn Nguyễn Minh, Hà Nội. Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ để quyết định, không nên làm quá nhanh để sau này gánh chịu hậu quả, đặc biệt là với những người dân chỉ chuyên canh tác bằng nghề nông thì đã có nghiên cứu cụ thể nào về việc sau khi "lên thành phố" thì những người dân sẽ làm gì? Trong khi đó hiện tại tỷ lệ thất nghiệp hiện tương đối cao (phần lớn là lao động phổ thông chưa có tay nghề)
Hơn nữa với Thủ đô hiện tại còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết về: môi trường, quy hoạch, xây dựng,... Do vậy, việc Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, "chủ trương đã quyết, sao lại cần thời gian. Việc này thành phố đã quyết rồi". Nói như vậy thì đưa ra Quốc hội để làm gì? Nhân dân ở đâu?
Họ và tên: Nguyễn Minh Tho
Địa chỉ:
Email: minhthovk2003@yahoo.com.vn
Tôi cũng nghĩ là 1 vấn đề lớn thì cần phải bàn kỹ và phải phù hợp với lòng dân.
Họ và tên: Trần Thanh Thuỷ
Địa chỉ: Ba Đình Hà Nội
Email: thuy2124@yahoo.com
Theo tôi Hà Nội còn có quá nhiều việc để làm. VD: cải tạo lại các khu nhà tập thể cũ nát (Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương, Thành Công,...), các khu nhà ổ chuột (Xóm liều Thanh Nhàn, Bãi rác Thành Công, khu vực Yên Sở,...) quy hoạch lại các nút giao thông, Cải tạo lại hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện. Giải quyết vấn đề ô nhiễm bụi do giao thông, xây dựng ở các cửa ô, ô nhiễm khí thải do các nhà máy trong nội thành; xoá nghèo cho bà con huyện Sóc Sơn. Bằng ấy việc 3 nhiệm kỳ chủ tịch chưa chắc đã làm xong. Vậy tâm trí đâu để quản lý được tỉnh Hà Tây vốn đã rất phức tạp?
Họ và tên: Trung Thực
Địa chỉ:
Email: trungthuc67@yahoo.com
Hiến pháp của nước ta đã quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí của nhân dân. Giờ đây khi mà Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu chuẩn y mở rộng Hà nội như là việc đã rồi thì mới thấy rằng tiếng nói của đại đa số nhân dân về việc này dường như chưa được tôn trọng.
Đây là một việc trọng đại liên quan đến cuộc sống của từng người dân tại sao không lấy ý kiến, không trưng cầu dân ý?? Trong khi đó những việc nhỏ hơn nhiều như xây dựng nhà Quốc hội, xây dựng thành phố bên sông Hồng lại lấy ý kiến, thật là vô lý.
Nhân dân thủ đô đề nghị cần phải lấy ý kiến của nhân dân về việc này chứ không phải quyết định duy ý chí sau này sẽ phải sửa chữa sai lầm bằng một quyết định khác. Cần phải tôn trọng ý kiến của người dân. Quốc hội đừng thông qua quyết định này mà hãy ra một nghị quyết lấy ý kiến của nhân dân, khi có ý kiến của dân rồi quyết định cũng chưa muộn. Thế mới là Quốc hội sáng suốt đại diện cho ý chí và nguyện vọng của dân chứ?
Bài liên quan:
Đề án mở rộng Hà Nội chưa đủ luận cứ khoa học
Chiếc long bào của vị Hoàng đế cởi truồng Duyệt quy hoạch vùng thủ đô
Hà Nội như một chiếc áo quá chật Bạn có đồng tình với việc mở rộng Hà Nội vừa được QH thông qua?